Bài tập về chi tiêu trong gia đình t1 năm 2024

Làm thế nào để chi tiêu trong gia đình khoa học không phải chuyện dễ dàng. Theo các chuyên gia tài chính, để quản lý chi tiêu một cách hiệu quả thì mỗi người buộc phải hiểu rõ chi tiêu trong gia đình là gì? cũng như các phương pháp quản lý hiệu quả. Đừng quá lo lắng, RedBag sẽ chia sẻ đến bạn một vài kiến thức hữu ích về vấn đề này.

Chi tiêu trong gia đình là gì?

Thoạt nghe tưởng đơn giản nhưng mấy ai hiểu tường tận chi tiêu trong gia đình là gì. Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng chúng ta có thể hiểu nôm na như sau.

Chi tiêu trong gia đình là những chi phí được sử dụng nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần cho các thành viên từ nguồn thu nhập. Các nhu cầu này thường bao gồm: Đi lại, ăn, mặc, ở, sức khỏe, giải trí, học tập, xã giao…

Chi tiêu trong gia đình bao gồm nhiều khoản khác nhau.

Tùy vào mỗi gia đình mà các khoản chi tiêu sẽ có sự thay đổi. Đối với người lập gia đình hay còn độc thân thì cũng nên làm sổ chi tiêu. Bạn có thể tham khảo cách làm sổ chi tiêu cá nhân hay gia đình để việc quản lý hiệu quả hơn.

Chi tiết các khoản chi tiêu trong gia đình

Mỗi một gia đình sẽ có các khoản chi tiêu khác nhau. Tuy nhiên, đa số các khoản chi tiêu trong gia đình đều thuộc những nhóm như:

Khoản chi cho nhu cầu sinh hoạt

Những khoản tiền chi cho những nhu cầu thường xuyên và liên tục của gia đình sẽ được xếp vào nhóm này.

Các nhu cầu sinh hoạt cụ thể như: Tiền ăn hàng ngày/tháng, mua đồ dùng vệ sinh cá nhân, nước uống,... Thông thường, tiền chi cho nhu cầu sinh hoạt sẽ chiếm tỉ trọng lớn trong bảng chi tiêu.

Tiền trả dịch vụ

Hàng tháng bạn sẽ phải thanh toán các loại hóa đơn chung, đây được xếp vào khoản chi dịch vụ. Dịch vụ được liệt vào chi tiêu trong gia đình là gì?

Thông thường, hóa đơn trả tiền điện, tiền nước, tiền Internet, tiền điện thoại… sẽ thuộc hạng mục này. Trong các mẫu bảng chi tiêu gia đình thường tiền dịch vụ sẽ chiếm khoảng 20%.

Tiền phát triển bản thân, giải trí

Khoản tiền liên quan đến học phí của con cái, mua khóa học tiếng Anh… sẽ được xếp vào chi phí phát triển bản thân.

Ngoài ra, còn có thêm tiền chi cho các dịp nghỉ dưỡng, giải trí như: Đi xem phim, du lịch, đi công viên, cà phê…

Nên phân chia chi tiêu thành các nhóm khác nhau.

Chi phí xã giao

Trong cuộc sống sẽ không tránh khỏi những lần đi tiệc cưới, sinh nhật hoặc lễ tết… Các khoản chi phí liên quan đến hoạt động này sẽ thuộc mục xã giao.

Nhiều gia đình thường bỏ qua, không liệt kê những khoản phí này vào sổ thu chi gia đình. Đây là lỗi sai cực lớn, bởi khi tích góp lại chúng cũng chiếm phần không nhỏ trong bảng chi tiêu đấy.

Cách ghi sổ chi tiêu trong gia đình

Có không ít người đặt câu hỏi phương pháp ghi bảng chi tiêu trong gia đình là gì hiệu quả nhất. Trên thực tế, thật khó để đưa ra một cách ghi sổ chi tiêu trong gia đình chính xác. Tùy vào thực tế của mỗi gia đình mà áp dụng phương pháp khác nhau.

Theo kinh nghiệm của RedBag, để việc ghi sổ chi tiêu hiệu quả, bạn có thể lưu ý những thông tin sau.

Lên kế hoạch ngân sách

Trước hết, bạn cần xác định ngân sách dành cho chi tiêu trong gia đình là gì mỗi tháng. Ví dụ, bạn có 5 triệu đồng để chi cho gia đình trong tháng 3. Lúc này, bạn cần lập chi tiết các dự định chi tiêu trong khoản tiền ban đầu.

Việc lên ngân sách càng chi tiết, cụ thể thì khả năng thực hiện thành công càng cao. Qua bảng kế hoạch này, bạn có thể dễ dàng hình dung được tháng tới mình cần làm gì.

Sổ ghi chép

Hãy chuẩn bị một cuốn sổ ghi chép toàn bộ chi tiêu. Lưu ý, để việc hoạch định chi tiêu hiệu quả, bạn cần ghi càng chi tiết càng tốt nhé. Tuyệt đối không bỏ qua bất cứ khoản nào dù là nhỏ nhất.

Có một cách để ghi bảng chi tiêu gia đình hàng tháng là phân rõ một sổ ghi chi tiêu lớn, một số ghi các chi tiêu nhỏ, lặt vặt. Đây là phương pháp để khi tổng kết không gặp quá nhiều rắc rối với những con số.

Khi ghi chép, nên phân chia thành các cột để dễ quan sát hơn nhé. Ví dụ như: Tên khoản chi, số tiền chi, thời gian chi và ghi chú.

Tránh viết ra giấy rời vì như thế bạn rất dễ nhầm lẫn đấy.

Lưu ý khi quản lý chi tiêu cho gia đình

Làm thế nào để cân đối thu chi trong gia đình, quản lý chi tiêu hiệu quả không phải chuyện dễ dàng. Chị Mai Anh (30 tuổi, Hà Nội) là một trong số đó. Nói về sổ chi tiêu của mình, chị miêu tả bằng 3 chữ “mớ bòng bong”. Dù đã kết hôn 5 năm nhưng chị vẫn không thể chọn cách chi tiêu trong gia đình là gì thì sẽ hiệu quả.

“Tôi sợ ngày cuối tháng vì phải nhìn thấy tổng kết chi tiêu của hai vợ chồng. Nhiều lúc tôi quên ghi đến khi so thực tế lại chênh lệch nhiều, đau đầu vì chả biết đã chi vào đâu. Nhiều khi vợ chồng cãi nhau ỏm tỏi vì chuyện tiền bạc”.

Đây không phải là câu chuyện của riêng chị Mai Anh mà còn của rất nhiều. Đặc biệt các cặp đôi mới cưới. Việc lựa chọn cách quản lý tài chính vợ chồng sao cho phù hợp khá khó khăn.

Quản lý chi tiêu hộ gia đình không phải điều dễ dàng.

Để giúp bạn chọn ra phương pháp quản lý chi tiêu trong gia đình là gì, RedBag đã có một vài tổng kết sau:

Đặt mục tiêu tài chính

Nên đặt ra mục tiêu tài chính cụ thể. Lập ngân sách chi tiêu cho từng tuần/tháng. Như vậy bạn sẽ có “kim chỉ nam” để làm theo.

Giới hạn chi tiêu

Nên thiết lập giới hạn chi tiêu và phân chia trách nhiệm cho từng cá nhân. Điều này cực kỳ hợp lý để quản lý chi tiêu cho gia đình thu nhập thấp. Như vậy, mỗi người sẽ tự có ý thức tiết kiệm.

Kiểm tra mỗi ngày

Luôn giữ thói quen kiểm tra lại khoản thu, chi cuối ngày. Việc làm này sẽ giúp bạn biết được khoản nào đang vượt mức. Từ đó đưa ra phương án cân đối phù hợp.

Chọn ứng dụng quản lý chi tiêu thay vì ghi chép bằng tay. Hoặc tham khảo các mẫu chi tiêu khoa học để hoàn thiện bảng chi tiêu của mình.

Sử dụng các quy tắc tài chính

Nhìn chung, có rất nhiều cách để có thể ghi chép, quản lý chi tiêu trong gia đình hiệu quả. Bạn có thể áp dụng quy tắc tài chính như: 6 chiếc lọ, 50/20/30, Jars…

Hy vọng, bài viết vừa rồi đã giúp bạn hiểu rõ về chi tiêu trong gia đình là gì. Tham khảo thêm các kiến thức về quản lý chi tiêu tại mục “Blog” của RedBag. Đồng thời đăng ký ngay tài khoản RedBag để nhận được những thông tin tài chính hữu ích.