Bài tập về lực vật lý lớp 6

Giải Bài Tập Vật Lý Lớp 6 của tác giả Lê Thị Hạnh Dung gồm 2 phần: phần cơ học và nhiệt học

Giới thiệu sách : Giải Bài Tập Vật Lý Lớp 6 Phiên Bản Mới nhất

Giải bài tập vật lý 6 gồm các phần:

Phần I: Dao động điều hòa Con lắc xò lo Dạng 1: Tính chu kì của con lắc lò xo Dạng 2: Xác định chiều dài của lò xo Dạng 3: Cắt và ghép lò xo. Con lắc lò xo trên mặt phẳng nghiêng Dạng 4: Lực đàn hồi và lực phục hồi của lò xo Dạng 5: Các phương trình dao động điều hòa Dạng 6: Cơ năng con lắc lò xo Dạng 7: Liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều Dạng 8: Dao động. Tự do. Tắt dần. Cưỡng bức và duy trì dao động Con lắc đơn Dạng 1: Chu kỳ dao động của con lắc đơn Dạng 2: Năng lượng con lắc đơn Dạng 3: Phương trình dao động

Dạng 4: Độ biến thiên chu kỳ con lắc theo nhiệt độ và độ cao Dạng 5: Con lắc đơn trong thang máy Dạng 6: Con lắc đơn tích điện trong điện trường đều Dạng 7: Tổng hợp hai dao động cùng phương, cùng tần số Phần II Động lực học vật rắn Dạng 1: Chuyển động quay đều của vật rắn quanh một trục cố định Dạng 2: Chuyển động quay biến đổi đều của vật rắn quanh một trục cố định Dạng 3: Momen lực và momen quán tính của vật đối với trục quay cố định Dạng 4: Momen động lượng – định luật bảo toàn Dạng 5: Động năng vật rắn quay quanh một trục cố định Con lắc vật lí Phần III Dòng điện xoay chiều Dạng 1: Suất điện động xoay chiều  hiệu điện thế xoay chiều Dạng 2: Định luật ôm và độ lệch pha Dạng 3: So sánh pha điện áp và pha cường độ dòng điện. cộng hưởng điện Dạng 4: Lập biểu thức cường độ và hiệu điện thế Dạng 5: Giải bài toán bằng giản đồ tìm góc lệch pha bằng giản đồ Dạng 6: Cuộn dây có điện trở hoạt động Dạng 7: Công suất tiêu thụ mạch xoay chiều Dạng 8: Công suất tiêu thụ của mạch khi điện trở thay đổi Dạng 9: Tìm giá trị cực đại của UL và UC khi L và C thay đổi Dạng 10: Độ lệch pha giữa các đoạn mạch Dạng 11: Máy phát điện xoay chiều Dạng 12: Truyền tải điện năng

Thông tin chi tiết

Công ty phát hành Nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM Trọng lượng 100 g g Kích thước 16 x 24 cm Tác giả Lê Thị Hạnh Dung Số trang 95 Ngày xuất bản 06/2015 SKU 8935092533407 Danh mục Lớp 6

- Nếu một vật bị thay đổi về hình dạng hoặc thay đổi về chuyển động thì vật đó đã chịu tác dụng của lực.

- Khi vật chịu tác dụng của một hay nhiều lực, ta cần phải biết lực nào là lực hút, lực đẩy, lực nâng, lực kéo hay lực ép,…

Ví dụ 1: Dùng các từ thích hợp như: lực đẩy, lực kéo, lực hút, lực nén, lực uốn, lực nâng để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:

  1. Để nâng một tấm bê tông nặng từ mặt đất lên cao, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bê tông một ……
  1. Trong khi cày, con trâu đã tác dụng vào cái cày một ……
  1. Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một……

Hướng dẫn giải

  1. Lực nâng
  1. Lực kéo
  1. Lực đẩy

Dạng 2: Xác định phương và chiều của lực

Căn cứ vào sự nhận biết lực, vào những kết quả tác dụng của lực để ta xác định phương và chiều của lực tác dụng.

- Khi chịu tác dụng của một lực, nếu vật bị nén hay giãn theo phương và chiều nào thì thường lực đó cũng có phương và chiều đó.

- Khi chịu tác dụng của lực và vật bị biến đổi chuyển động (chuyển động nhanh dần, chậm dần hay đổi hướng…) thì tùy theo từng trường hợp cụ thể để ta xác định đúng phương và chiều của lực.

Ví dụ 2: Gió tác dụng vào cánh buồm một lực có phương và chiều như thế nào?

Hướng dẫn giải

Gió tác dụng vào cánh buồm một lực có phương song song với mạn thuyền, có chiều cùng chiều chuyển động của thuyền.

Dạng 3: Cách xác định hai lực cân bằng

Hai lực cân bằng là hai lực phải có đủ 4 yếu tố:

- Hai lực phải tác dụng lên cùng một vật.

- Phương của hai lực phải cùng nằm trên một đường thẳng.

- Chiều của hai lực phải ngược nhau.

- Độ lớn của hai lực phải bằng nhau.

Lưu ý:

- Khi vật này tác dụng lực lên vật kia một lực thì đồng thời vật kia cũng tác dụng ngược lại lên vật này một lực => hai lực đó có cùng phương, cùng độ lớn và cũng ngược chiều nhưng tác dụng lên hai vật khác nhau nên hai lực này không phải là hai lực cân bằng.

- Không phải cứ hai vật chạm vào nhau thì mới tác dụng lực lên nhau mà có thể có trường hợp chúng không hề chạm vào nhau nhưng vẫn tác dụng được với nhau chẳng hạn như nam châm hút sắt.

Ví dụ 3:

Một người kéo và một người đẩy cùng một chiếc xe lên dốc. Xe không nhúc nhích. Cặp lực nào dưới đây là cặp lực cân bằng?

  1. Lực người kéo và lực người đẩy lên chiếc xe.
  1. Lực người kéo chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó.
  1. Lực người đẩy chiếc xe và lực chiếc xe đẩy lại người đó.
  1. Cả ba cặp lực nói trên đều không phải là các cặp lực cân bằng.

Hướng dẫn giải

- Lực người kéo và lực người đẩy lên chiếc xe: hai lực này cùng chiều => Không phải là hai lực cân bằng.

- Lực người kéo chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó: hai lực này đặt vào hai vật khác nhau => Không phải là hai lực cân bằng.

- Lực người đẩy chiếc xe và lực chiếc xe đẩy lại người đó: Hai lực này đặt vào hai vật khác nhau => không phải là hai lực cân bằng.