Bài thơ trước biển là thể thơ gì năm 2024

Đề đọc hiểu Ngữ Văn 12 có đáp án do VnDoc biên soạn bám sát thể loại Đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn thi học kì cũng như củng cố kỹ năng đọc hiểu văn bản.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.com Nghiêm cấm sao chép nhằm mục đích thương mại

Đề đọc hiểu văn bản

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Biết nói gì trước biển em ơi! Trước cái xa xanh thanh khiết không lời Cái hào hiệp ngang tàng của gió Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời Cái giản đơn sâu sắc như đời

Chân trời kia biển mãi gọi người đi Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng Bao kiếp vùi trong đáy lặn mù tăm Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng

Bay trên biển như bồ câu trên đất Biển dư sức và người không biết mệt Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi

(Trước biển - Vũ Quần Phương, Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, 1985)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên được biết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0,75 điểm): Anh/Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng Bao kiếp vùi trong đáy lặn mù tăm

Câu 3 (0,75 điểm): Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau:

Cái hào hiệp ngang tàng của gió Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời Cái giản đơn sâu sắc như đời

Câu 4 (1,0 điểm): Hành trình theo đuổi khát vọng của con người được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Đáp án đọc hiểu văn bản Biết nói gì trước biển em ơi

Câu 1 (0,5 điểm):

Thể thơ Tự do

Câu 2 (0,75 điểm):

Nội dung của hai dòng thơ:

Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng: Những vất vả, nhọc nhằn của con người trong cuộc mưu sinh cũng như công cuộc bảo vệ tổ quốc trên biển khơi.

Bao kiếp người vùi trong đáy lạnh mù tăm: Những con người đã mãi mãi nằm lại trong lòng biển lạnh lẽo, tối tăm.

- Câu thơ nói lên nỗi khó khăn cực nhọc của bao kiếp người.

- Ca ngợi những phẩm chất cần cù, chịu khó hi sinh của con người.

- Thể hiện tấm lòng thương cảm, xót xa, trân trọng, yêu mến của tác giả với những con người gắn bó cả cuộc đời với biển cả.

Câu 3 (0,75 điểm):

Điệp từ “cái” kết hợp với cấu trúc liệt kê được điệp lại có tác dụng:

- Phép điệp giúp nhấn mạnh, tô đậm vẻ đẹp của biển cả: hào hiệp, kiên nhẫn, nghiêm trang… ngợi ca vẻ đẹp, tầm vóc của biển cả quê hương.

- Từ đó, tác giả thể hiện tình yêu của mình với biển cả; khẳng định, ca ngợi phẩm chất của con người lao động; bộc lộ cái nhìn tinh tế, sự chiêm nghiệm sâu sắc của tác giả về mối quan hệ giữa biển cả và con người.

- Tạo nhịp điệu cho câu thơ: nhanh, gấp gáp như lời kể về câu chuyện của biển cả muôn đời, thể hiện sự tự hào, kiêu hãnh.

Câu 4 (1,0 điểm):

Học sinh đưa ra những suy nghĩ của bản thân về hành trình theo đuổi khát vọng của con người.

Gợi ý:

- Khát vọng là những ước mơ, mong muốn của con người trong cuộc sống, trên con đường chinh phục những chân trời mới.

- Hành trình theo đuổi khát vọng không bao giờ là đơn giản, thuận lợi, có những hi sinh, những mất mát.

- Nhưng trên tất cả là sự hiên ngang, ý chí nghị lực phi thường luôn sẵn sàng tiến về phía trước. Để thực hiện được khát vọng, con người phải kiên trì, dù gặp khó khăn cũng không nản chí, không biết mệt.

- Khi đủ đam mê để theo đuổi tận cùng khát vọng, bạn sẽ gặt hái những thành công, những kinh nghiệm hay bài học quý giá, đến được những chân trời mới, khám phá những điều giản dị nhưng sâu sắc, ý nghĩa.

----

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Biết nói gì trước biển em ơi. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Soạn văn 12, Văn mẫu 12...

Trước Biển [Vũ Quần Phương] ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Cảm Nhận ✅ Chia Sẽ Những Bài Văn Phân Tích Tác Phẩm Hay Nhất Cho Các Bạn Tham Khảo.

NỘI DUNG CHÍNH

Bài thơ: Trước biển Tác giả: Vũ Quần Phương

Biết nói gì trước biển em ơi! Trước cái xa xanh thanh khiết không lời Cái hào hiệp ngang tàng của gió Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ Cái nghiêm trang của đá đứng trên trời Cái giản đơn sâu sắc như đời

Chân trời kia biển mãi gọi người đi Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng Bao kiếp vùi trong đáy lặn mù tăm Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng Bay trên biển như bồ câu trên đất Biển dư sức và người không biết mệt Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi

Em ơi em biển sâu rộng nhường kia Ai biết được tự nơi nào biển mặn Ơi hạt muối mang cho đời vị mặn Tự bao giờ biển đã biết thương ta

Anh lặng im trên bãi cát như mơ Trưa cô độc mặt trời lên chót đỉnh Chỉ còn anh với nghìn trùng sóng đánh Với nghìn trùng sâu lắng thương em Chiều nay thôi khi nước thuỷ triều lên Biển lại xoá dấu chân anh trên cát Đời thay đổi những vui buồn sẽ khác Vui buồn nào chẳng đậm lẽ thương nhau

Đến bao giờ anh được đứng cùng em Trước biển lớn cuộc đời thương cảm ấy Đêm gió trở mấy lần con sóng dậy Chân trời nào đang có cánh buồm đi?

Ôi cuộc đời sâu rộng nhường kia Sâu như biển, rộng như triều tít tắp Vị biển mặn đến quá chừng mặn chát Hạt muối đời hai đứa cắn chung nhau Anh hiểu sao con sóng sớm bạc đầu

Anh hiểu sao chúng ta lại yêu nhau Biển rộng quá, biển cần trời, cần đất Bờ dẫu xa, bờ còn là có thật Biển không cùng biển vẫn đỡ hơn anh Trưa biển này anh chỉ nắm tay anh

Sóng bạc đầu biển vẫn mãi tươi xanh Khi ta hết cuộc đời kia vẫn thế Cái lúc ta chẳng được chờ nhau nữa Gió vẫn vào thầm thĩ lá thông non Dưới bãi xa con sóng vẫn bồn chồn Vẫn chờ đợi một cái gì chưa tới Mặt trời lên những chân trời lại mới Những chân trời mờ ảo thuở ngày thơ…

Những cánh buồm lại rẽ sóng ra đi Gió còn trẻ và buồm đang khao khát Thuyền quăng lưới như đàn chim tha rác Mặt biển bằng vui như mái nhà ta Biết nói gì trước biển quá bao la Trước tất cả những điều đơn giản thế Anh đứng lặng nghe ngấm vào chất bể Tiếng sóng dào trên một bãi dương xa…

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Đợi Mẹ ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Bài thơ trước biển là thể thơ gì năm 2024

Ý Nghĩa Bài Thơ Trước Biển

Bài thơ “Trước Biển” của Vũ Quần Phương nói lên những khó khăn, cực nhọc, vất vả của biết bao kiếp người. Ca ngợi những phẩm chất cần cù, chịu khó, hy sinh ý chí nghị lực phi thường luôn sẵn sàng tiến về phía trước của con người.

Đọc Hiểu Bài Thơ Trước Biển

Đọc hiểu bài thơ trước biển.

☛ Câu 1: Đoạn trích trên được biết theo thể thơ nào?

Câu trả lời: Thể thơ Tự do

☛ Câu 2: Anh/Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng Bao kiếp vùi trong đáy lặn mù tăm

Câu trả lời:

Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng: Những vất vả, nhọc nhằn của con người trong cuộc mưu sinh cũng như công cuộc bảo vệ tổ quốc trên biển khơi.

Bao kiếp người vùi trong đáy lạnh mù tăm: Những con người đã mãi mãi nằm lại trong lòng biển lạnh lẽo, tối tăm.

– Câu thơ nói lên nỗi khó khăn cực nhọc của bao kiếp người.

– Ca ngợi những phẩm chất cần cù, chịu khó hi sinh của con người.

– Thể hiện tấm lòng thương cảm, xót xa, trân trọng, yêu mến của tác giả với những con người gắn bó cả cuộc đời với biển cả.

☛ Câu 3: Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau:

Cái hào hiệp ngang tàng của gió Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời Cái giản đơn sâu sắc như đời

Câu trả lời:

Điệp từ “cái” kết hợp với cấu trúc liệt kê được điệp lại có tác dụng:

– Phép điệp giúp nhấn mạnh, tô đậm vẻ đẹp của biển cả: hào hiệp, kiên nhẫn, nghiêm trang… ngợi ca vẻ đẹp, tầm vóc của biển cả quê hương.

– Từ đó, tác giả thể hiện tình yêu của mình với biển cả; khẳng định, ca ngợi phẩm chất của con người lao động; bộc lộ cái nhìn tinh tế, sự chiêm nghiệm sâu sắc của tác giả về mối quan hệ giữa biển cả và con người.

– Tạo nhịp điệu cho câu thơ: nhanh, gấp gáp như lời kể về câu chuyện của biển cả muôn đời, thể hiện sự tự hào, kiêu hãnh.

☛ Câu 4: Hành trình theo đuổi khát vọng của con người được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Câu trả lời:

– Khát vọng là những ước mơ, mong muốn của con người trong cuộc sống, trên con đường chinh phục những chân trời mới.

– Hành trình theo đuổi khát vọng không bao giờ là đơn giản, thuận lợi, có những hi sinh, những mất mát.

– Nhưng trên tất cả là sự hiên ngang, ý chí nghị lực phi thường luôn sẵn sàng tiến về phía trước. Để thực hiện được khát vọng, con người phải kiên trì, dù gặp khó khăn cũng không nản chí, không biết mệt.

– Khi đủ đam mê để theo đuổi tận cùng khát vọng, bạn sẽ gặt hái những thành công, những kinh nghiệm hay bài học quý giá, đến được những chân trời mới, khám phá những điều giản dị nhưng sâu sắc, ý nghĩa.

Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Trước Biển Hay Nhất

Chia sẽ bài văn cảm nhận, phân tích bài thơ trước biển hay nhất.

Bài thơ “Trước biển” nói về khát vọng của con người với cuộc đời, tình yêu như đứng trước biển vậy. Để hiểu rõ hơn về bài thơ, bài viết dưới đây phân tích về một số nét đặc sắc hình thức nghệ thuật của bài thơ “Trước Biển”, mời các bạn cùng tham khảo nhé!

Bài thơ “ Trước biển” được tác giả Vũ Quần Phương sáng tác vào một buổi chiều đầu những năm 1970, khi ông đi dự hội nghị bàn về y tế trong ngành than ở Bãi Cháy. Tại đây, quá xúc động trước cảnh biển dạt dào, ông gửi gắm cảm xúc của mình vào gần 60 câu thơ lôi cuốn. Bài thơ chính là khát vọng của con người trước biển cả hay tình yêu của tuổi đôi mươi cũng như tuổi đôi mươi với biển vậy. Tất cả hiện lên đều hiểu được rằng có thành công, nhất định sẽ có thất bại.

Mở đầu bài thơ là phép điệp từ “Cái”, giúp nhấn mạnh vẻ đẹp oai phong của biển cả: cái hào hipeej, cái kiên nhẫn, cái nghiêm trang, cái giản đơn.

Cái hào hiệp ngang tàng của gió Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời Cái giản đơn sâu sắc như đời

Với nhịp thơ gấp gáp như nói về câu chuyện lâu đời của biển ca, tác giả thể hiện tình yêu bất diệt của mình với biển cả. Qua đó ca ngợi phẩm chất đáng quý của con người lao động vất vả trước sự ngang tàng của gió, sự kiên định của sóng và sự cứng rắn của đá cao ngang trời. Dẫu biết rằng khó khăn, gian khổ, thất bại là thế mà con người vẫn cố gắng không ngừng:

Chân trời kia biển mãi gọi người đi Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng Bao kiếp vùi trong đáy lặn mù tăm

Tác giả sử dụng phép liệt kê: Bao khát vọng, Bao kiếp vùi. Biển sinh ra vốn khắc nghiệt là thế, biển đánh tan, nhấn chìm bao khát vọng của ngư dân, biển vùi lấp ước mơ của họ vào sâu nơi đáy thẳm. Vậy mà những ngư dân vẫn chăm chỉ, yêu và gắn bó với biển như gắn bó với người thân của mình:

Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng Bay trên biển như bồ câu trên đất Biển dư sức và người không biết mệt Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi

Biển không bao giờ là vắng người cả, dẫu biển có làm cho ta ghét nó như thế nào đi nữa thì ta cũng không để biển phải cô đơn. Ta đón nhận những cơn sóng, nong gió để căng buồm bay trên biển. Ta đồng hành cùng biển khám phá những chân trời mới, mở ra cánh cửa đến với khát vọng thành công. Biển được tác giả nhắc tới ở đây không chỉ chứa đựng những khó khăn mà còn có sức hấp dẫn lôi cuốn. Biển không chỉ đơn giản là sóng, nước mà còn là một điểm tựa cho tình yêu và cuộc đời:

Em ơi em biển sâu rộng nhường kia Ai biết được tự nơi nào biển mặn Ơi hạt muối mang cho đời vị mặn Tự bao giờ biển đã biết thương ta … Anh hiểu sao chúng ta lại yêu nhau Biển rộng quá, biển cần trời, cần đất Bờ dẫu xa, bờ còn là có thật Biển không cùng biển vẫn đỡ hơn anh Trưa biển này anh chỉ nắm tay anh

Biển ôm lấy tình yêu đôi lứa. Biển mang nỗi nhớ da diết cửa người con trai dành cho một nửa của đời mình. Biển sâu rộng, biển lớn thể hiện tình cảm bao la, dạt dào của chàng trai. Tình cảm đó gửi gắm qua nghìn trùng con sóng đánh để cho người con gái biết rằng đó là nghìn trùng sâu lắng nhớ thương nhau. Biển không những đồng hành cùng khát vọng khám phá thiên nhiên, biển còn đồng hành cùng tình yêu đôi lứa, thăng trầm của tình yêu cuộc đời cũng giống như sự thay đổi của biển cả lúc thất thường, lúc dịu êm. Nhưng cuối cùng thì sự yêu thương, gắn bó vẫn chiến thắng tất cả bởi “Vui buồn nào chẳng đậm lẽ thương nhau”.

Hình tượng biển vẫn xuyên suốt trong những câu thơ tiếp theo thể hiện nỗi băn khoăn, trăn trở trong tình yêu của người con trai trước biển lớn và nỗi nhớ nhung, mơ mộng về một thời tuổi trẻ đáng nhớ.

Ôi cuộc đời sâu rộng nhường kia Sâu như biển, rộng như triều tít tắp Vị biển mặn đến quá chừng mặn chát Hạt muối đời hai đứa cắn chung nhau Anh hiểu sao con sóng sớm bạc đầu … Những cánh buồm lại rẽ sóng ra đi Gió còn trẻ và buồm đang khao khát Thuyền quăng lưới như đàn chim tha rác Mặt biển bằng vui như mái nhà ta Biết nói gì trước biển quá bao la Trước tất cả những điều đơn giản thế Anh đứng lặng nghe ngấm vào chất bể Tiếng sóng dào trên một bãi dương xa…

Tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ những “Hạt muối đời” mà hai đứa cắn chung nhau chính là những thăng trầm, khó khăn và kinh nghiệm tích trong cuộc sống. Hạt muối đó mặn chát giống như những đắng cay phải nếm trải trong cuộc đời để rồi bồi đắp nên con người, gắn bó kết tình thành sự đùm bọc, yêu thương giữa những con người đồng cảm “Anh hiểu sao chúng ta lại yêu nhau”. Biển tưởng chừng vô chi nhưng qua những câu văn của tác giả cho ta thấy bão triết lí nhân sinh của cuộc đời. Dù ta có già đi thì biển vẫn mãi như thế, vậy nên ta đừng đợi mãi điều gì khi còn trẻ, hãy căng buồm cho những khao khát phí đi, hãy yêu lấy cuộc đời ta như cách ta yêu lấy biển.

Với bút pháp nghệ thuật tài tình và ngôn từ phong phú, Vũ Quần Phương đã cho ta thấy những khó khăn, cực nhọc của bao kiếp người thể hiện qua những hạt muối mặn chát của biển cả. Qua đó ca ngợi phẩm chất chịu thương chịu khó của con người và ca ngợi tình yêu, tuổi trẻ dẫu có khó khăn nhưng vẫn hiên ngang, mang một tinh thần bất khuất và một trái tim yêu thương với biết bao hy vọng với cuộc đời.

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Trước Biển

Cùng thohay.vn tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ trước biển bên dưới.

Đầu những năm 1970, khi ông vẫn công tác bên ngành y tế. Một dịp, dự hội nghị bàn về y tế trong ngành than ở Bãi Cháy, ông được họp trong dãy nhà nhiều tầng quay lưng ra biển.

Vào một buổi chiều, nhà thơ đã viết liền hơi gần 60 câu thơ và đặt tên là “Trước biển”. Vì được viết liền hơi nên cảm xúc khi đọc “Trước biển” rất lôi cuốn liền mạch.

Theo chia sẽ của nhà thơ: “Tôi làm nhiều bài thơ, cũng có lúc mê lúc tỉnh, nhưng thường thường là tỉnh để nghĩ ngợi, chọn lựa hình ảnh, câu chữ. Riêng “Trước biển” có một cái hơi liền mạch và có một sức lôi cuốn ngay từ đầu.

Cho nên, ngay cả phần đầu điệp khúc: Cái hào hiệp ngang tàng của gió/ Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ/ Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời/ Cái giản đơn sâu sắc như đời cũng được tôi viết một hơi, một mạch. Được viết trong cảm xúc đứng trực tiếp trước biển, bài thơ luôn có hình ảnh vừa thực lại vừa tưởng tượng xen lẫn với nhau”.