Bài văn nghị luận về sức mạnh của lời nói năm 2024

Khám Phá Giá Trị: Bài viết Nghị luận xã hội về ảnh hưởng của lời nói đối với giao tiếp và tạo dựng mối quan hệ. Mời bạn đồng hành để hiểu rõ hơn.

Thách Thức Xã Hội: Nghị luận về tầm quan trọng của việc sử dụng từ ngữ phù hợp để tạo ra sự đồng lòng và thấu hiểu.

Bài Viết Trình Bày:

  1. Phân tích chi tiết chủ đề II. Mẫu văn thuyết minh

Bài văn nghị luận về sức mạnh của lời nói năm 2024

Nghị luận xã hội: Nguồn Gốc và Sức Mạnh của Ngôn Từ

I. Phác Thảo Ý Chính

Mở đầu bằng tình huống thực tế: Lời nói như một công cụ linh hoạt, có thể xây dựng hoặc phá hủy. Chúng ta sẽ khám phá sức mạnh của ngôn từ qua câu tục ngữ 'Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau' - một bài học quý giá từ đời sống.

2. Phần Chính

- Hiểu sâu câu tục ngữ: + 'Lời nói chẳng mất tiền mua': Tình huống này làm nổi bật bản chất tự nhiên của lời nói, một đặc quyền không có giá trị vật chất, nhưng có thể tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ...(Tiếp theo)

\>> Thông Tin Chi Tiết Dàn ý Nghị luận xã hội về Sức Mạnh của Lời Nói tại đây

II. Mẫu Nghị luận xã hội về Lời Nói và Ảnh Hưởng (Chuẩn)

Kể từ thời thơ ấu, khi chúng ta bắt đầu lên ba, ai trong số chúng ta cũng được hướng dẫn về nghệ thuật giao tiếp qua lời nói. Tiếng nói là công cụ mạnh mẽ nhất, là ngôn ngữ dễ hiểu và gần gũi nhất để kết nối với mọi người. Vì thế, trong danh sách những kỹ năng quan trọng, khả năng biểu đạt bằng lời nói luôn đứng hàng đầu. Lời nói không chỉ giúp ta truyền đạt ý tưởng, mong muốn và quan điểm mà còn tạo ra cơ hội xây dựng mối quan hệ xã hội chặt chẽ. Câu tục ngữ của ông cha từ xa xưa vẫn giữ đúng giá trị đến ngày nay: 'Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau'.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải giao tiếp và trao đổi liên tục. Lời nói, ngôn từ chứa đựng nhiều ý nghĩa và tầng lớp, phản ánh mong muốn và mục đích của người nói. Làm thế nào để sử dụng lời nói một cách hiệu quả là câu hỏi mà ông cha từng để lại cho chúng ta qua câu tục ngữ quen thuộc 'Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau'. Lời nói, mặc dù chẳng mất tiền, nhưng giá trị của nó phụ thuộc vào cách chúng ta sử dụng, vì vậy 'lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau' trở thành quy tắc quan trọng.

Sử dụng lời nói một cách khôn ngoan, linh hoạt và phù hợp sẽ không chỉ giúp ta đạt được mục tiêu giao tiếp mà còn tăng hiệu suất. 'Vừa lòng nhau' đồng nghĩa với việc chọn lựa ngôn từ phù hợp với từng tình huống, mối quan hệ và đối tượng, tạo ra lời nói chính xác, tinh tế và lịch sự. Lời nói là biểu hiện của văn hóa và nhân cách, vì vậy cần phải 'lựa lời' thích hợp với ngữ cảnh, và suy nghĩ kỹ trước khi nói để giữ được giá trị của lời nói và danh dự cá nhân. Một lời nói có thể là nguồn động viên mạnh mẽ, mang lại sức mạnh cho người nghe, nhưng cũng có thể làm tổn thương và làm mất lòng tin. Trong lễ tang, một số người mang đến lời an ủi và động viên, xoa dịu nỗi đau cho người ở lại, nhưng cũng có những lời đầy trách móc và lời chửi rủa. Một câu châm ngôn có thể truyền đạt sức mạnh và ý nghĩa, nhưng đồng thời cũng có thể làm tổn thương tâm hồn người nghe.

Vậy nên, giá trị của lời nói phụ thuộc vào cách mà chúng ta sử dụng, và cần phải liên tục nâng cao vốn từ ngữ, thường xuyên giao tiếp để có kinh nghiệm sử dụng lời nói một cách thông thạo. Hãy hướng tới những từ ngữ tích cực và ý tưởng tốt, nhưng đồng thời, hãy nhận ra rằng lời nói hay không nhất thiết phải là những câu từ hùng biện và ca ngợi. Có lời nói tốt không chỉ là lời đẹp về hình thức mà còn là lời thể hiện đúng bản chất và ý muốn của con người. Đồng thời, chúng ta cũng cần biết sử dụng lời chỉ trích và phê phán một cách đúng đắn, đúng lúc, để tạo ra lời nói có ý nghĩa, giúp người nghe nhận thức được lỗi lầm và khuyến khích sự thay đổi tích cực. Lời nói không chỉ là công cụ để khẳng định bản thân, tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp, mà còn có thể hủy hoại hình ảnh cá nhân và gây tổn thương mối quan hệ với người khác.

Trong thời đại tiến bộ văn minh, để chứng minh giá trị bản thân, ta cần nhận thức tầm quan trọng của việc sử dụng lời nói. Quyền lực của chúng ta nằm ở khả năng quyết định về nhân cách và mối quan hệ, hãy biểu hiện mình là người có văn hóa, nhân cách và đạo đức.

Lời nói tuy vô hình nhưng lại có tác động to lớn đối với chúng ta. Sức mạnh Của lời nói vượt xa những gì ta có thể nghĩ tới được. Bằng lời nói, ta có thể người khác thấy vui vẻ và hạnh phúc. Cũng bằng lời nói, ta có thể khiến người khác căm ghét và hận thù.

Lời nói là sự diễn đạt bằng ngôn ngữ nói tạo thành một ý hoặc một văn bản hoàn chỉnh nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó. Trong lời nói, ngoài giá trị về mặt ngữ nghĩa còn có thái độ giao tiếp và hàm ý của nó. Bởi thế, xét đoán một lời nói trọn vẹn không phải là điều dễ dàng.

Không ai có thể phủ nhận được vai trò và sức mạnh của lời nói trong đời sống giao tiếp của con người. Nó không chỉ là một phương tiện giao tiếp, biểu lộ tâm tư, tình cảm mà còn là một phương tiện hữu hiệu để thực hiện các mục đích khác trong cuộc sống này.

Trước hết, lời nói là một phương tiện giao tiếp không thể thay thế được của con người. Chính khả năng biểu đạt tư duy bằng lời nói định sự khác biệt của con người và các loài vật khác. Không có lời nói, quá trình giao tiếp sẽ trở nên chậm chạp. và sẽ vô cùng bất tiện nếu thay thế lời nói bằng một phương thức giao tiếp khác.

Lời nói có sức mạnh gắn kết con người lại với nhau. Những lời nói tốt đẹp chẳng khác gì phép màu khiến người khác cảm thấy được thấu hiểu, được động viên mà vui vẻ. Lời nói sẻ chia tình cảm, giúp người khác hiểu mình và mình thêm hiểu người khác. Nó đâu chỉ là một phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin hay thực hiện các giao kết xã hội mà còn là phương tiện để con người bày tỏ tình cảm, thấu hiểu lẫn nhau.

Một lời nói đúng đắn có thể xua đi căng thẳng, hàn gắn được vết thương ở trong lòng. Lời nói tuy dễ thực hiện nhưng chứa đựng sức mạnh lớn lao. Khi xảy ra xung đột, một người biết nhượng bộ, dùng lời lẽ mềm dẻo để hòa giải tất sẽ không có bạo lực xảy ra. Việc lớn sẽ thành việc nhỏ, việc nhỏ trở thành không có. Không ai muốn xảy ra bạo lực hay gây tổn thương cho người khác. Nếu biết nói lời dễ nghe thì những điều đáng tiếc có thể đã không xảy đến.

Khi người khác buồn phiền, một lời động viên đúng lúc có thể khiến họ vui lên, vơi bớt nỗi buồn đau. Họ cảm thấy được đồng cảm sẻ chia. Từ đó, tăng cường ở họ sức mạnh vươn lên và niềm tin vào cuộc sống. Khi người khác buồn phiền, đừng quay lưng lại với họ. Cũng không cần bạn phải làm gì lớn lao. Hãy kiên nhẫn nghe họ tỏ bày và có lời khuyên đúng đắn. Lời nói chân thành, đúng lúc chẳng khác gì phép màu, làm tái sinh sự sống trong một tinh thần vốn đã héo khô.

Sức mạnh của lời nói thật không sao có thể đo đếm được. Bởi thế mà người xưa đã dùng lời nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng người để gắn kết con người lại với nhau trong một mục đích, một nhiệm vụ, một chí hướng. Chỉ bằng bài Hịch tướng sĩ văn ngắn ngủi mà Trần Hưng Đạo đã kích động được lòng quân, giúp họ nhận thấy lỗi lầm, nhìn rõ nhìn vụ mà một lòng cùng chủ tướng quyết tâm đánh giặc cứu nước. Cũng chỉ bằng lời nói mà Nguyễn Trãi đã hàng phục biết bao thủ lĩnh, tướng sĩ bốn phương, giúp nghĩa quân Lam Sơn tăng cường sức mạnh mà không tốn một binh một lính nào.

Đôi khi ta cũng buộc phải nói dối. Dẫu biết rằng nói dối là xấu, đi ngược lại với đạo đức và chuẩn mực làm người. Nhưng, trong một hoàn cảnh nào đó, ta phải buộc lòng nói dối để bảo vệ chân lí, bảo vệ con người. Bởi vậy, không nên cố chấp rằng người tốt nhất quyết không nói lời sai trái. Nếu lời nói dối có thể đem đến lợi ích lớn hơn lời nói thật thì đó lại là lời nói chân thành từ trái tim, lời nói của lương tri, thật đáng trân trọng.

Có nhiều người lợi dụng những lời nó ngọt ngào, dễ nghe để thực che đậy bản chất xấu xa của mình. Ngược lại, có người không biết lời nói lời tốt đẹp hay cố tình dùng lời lẽ thô bỉ để sỉ nhục, gây tổn thương cho người khác. Những kẻ như thế thật đáng lên án.

Lời nói không tử tế có thể gây ra những vết thương lớn, không thể nào hàn gắn nổi. Một lời nói bất cẩn có thể nhóm lên xung đột. Một lời nói tàn nhẫn có thể phá hỏng một cuộc đời. Một lời nói cay độc chẳng khác gì là bạo lực tinh thần. Tác hại chẳng khác gì những hành động xâm phạm thân thể người khác.

Lời nói của những người xung quanh ta sẽ định hình tính cách của ta. Mỗi ngày một ít, cứ từ từ xâm chiếm, gặm nhấm tâm hồn ta. Rồi đến một ngày, nó chiếm lĩnh trọn vẹn tâm hồn con người.

Mỗi lời nói của chúng ta đều ẩn chứa một sức mạnh vô hình. Một lời động viên đúng lúc có thể giúp cho những người đang trong cơn bế tắc lấy lại tinh thần và vượt qua khó khăn. Nhưng cũng có những lời nói có thể giết chết một người đang trong cơn tuyệt vọng. Hãy biết nói lời dễ nghe, đúng đắn và chân thành để bản thân được vui vẻ và gây được điều vui vẻ ở người khác. Cuộc sống ngắn ngủi, cớ gì phải gây cho nhau những tổn thương không nên có. Lời nói chẳng mất tiền mua và luôn sẵn có trên môi. Thế nên, hãy biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Bài văn nghị luận về sức mạnh của lời nói năm 2024

Dàn bài:

1. Mở bài: Giới thiệu về sức mạnh của lời nói trong cuộc sống

2. Thân bài:

  • Lời nói có khi là kẹo ngọt dịu dàng, có khi là hoa hồng chứa gai nhọn
  • Lời nói có thể đưa một con người lên tận đỉnh của vinh quang
    • Giúp cho họ thêm sức mạnh, niềm tin, hạnh phúc
    • Giúp cho một người trong cơn tuyệt vọng trở thành người vững tâm
  • Lời nói cũng có thể khiến cho người ta suy sụp hoàn toàn
    • Có khi ta lỡ lời, nhưng có những khi ta trở nên “độc ác”,
    • Những cái chết có khi chỉ do một lời nói, một sự nghi oan
  • Nói để thỏa mãn nhu cầu của mình mà không để ý tới người khác.
  • Hãy suy nghĩ trước khi nói, nói chậm, chắc một chút

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân

Bài văn:

Trên đời này, có một thứ mà sức mạnh của nó không thua kém gì một loại máy móc tối tân, một quả bom hiện đại hay một cục nam châm khổng lồ, đó chính là lời nói. Con người ta sinh ra, rồi lớn lên, ai cũng sẽ qua tuổi tập nói, sẽ qua cái tuổi “ nghĩ gì nói nấy” để đến với cái tuổi “nói thì phải nghĩ và nghĩ rồi mới nói”, họ sẽ đủ để nhận ra rằng, sức mạnh của lời nói thực sự ghê gớm, hơn cả những gì họ đang nghĩ. Lời nói có khi là kẹo ngọt dịu dàng, có khi là hoa hồng chứa gai nhọn nhưng nó cũng có thể là con dao sắc gây cho người khác bị tổn thương...

Lời nói có thể đưa một con người lên tận đỉnh của vinh quang, của sự sung sướng, có thể giúp cho họ thêm sức mạnh, niềm tin, hạnh phúc, giúp cho một người trong cơn tuyệt vọng trở thành người vững tâm, có thể giúp cho một đứa trẻ trưởng thành, một bệnh nhân thấy trong lòng ấm áp, quên đi nỗi sợ hãi – đau đớn của bệnh tật... Ngược lại, lời nói cũng có thể khiến cho người ta từ tuyệt vọng trở nên suy sụp hoàn toàn, làm tổn thương nặng nề, hay thậm chí, nó mang đến cái chết cho một người nào đó... Có khi ta lỡ lời, nhưng có những khi ta trở nên “độc ác”, ta muốn người nào đó thật đau khổ với điều mà ta đang nói nhưng ta không hề nghĩ tới hậu quả sau đó còn khủng khiếp hơn rất nhiều.

Đọc qua những bài báo, những cái chết có khi chỉ do một lời nói, một sự nghi oan không bằng chứng cũng đủ để tạo nên hồi chuông cảnh báo... Những bạn trẻ ở tuổi dậy thì, còn thay đổi rất nhiều về tâm sinh lý hay những người luôn phải chịu tiếng dư luận, mà bây giờ gọi là “ném đá”. Liệu ta có phải người trong cuộc? Liệu ta có phải là người hiểu rõ mọi chuyện? Đôi khi không! Nói cũng chỉ để nói, để thỏa mãn nhu cầu nói của mình mà không để ý tới cảm giác của người khác. Chỉ mong tới một ngày nào đó, bạn đặt mình vào vị trí của người kia, và hiểu cảm giác của họ khi họ phải chịu tổn thương, đau đớn do lời nói gây ra, bạn mới có thể biết rằng bạn sợ hãi, đau khổ cùng cực biết bao.

Hãy suy nghĩ trước khi nói, nói chậm, chắc một chút còn hơn nhanh nhảu mà hỏng chuyện. Hãy chấm dứt những cơn giận vô lý, sự nóng giận cũng sẽ làm cho lời nói sai lệch đi, không thể kềm chế được... Lời nói không phải là dao nhưng cũng có thể người khác tổn thương nặng nề, nó cũng không phải là liều thuốc tiên nhưng có thể giúp người khác thoát ra khỏi sự tuyệt vọng, bệnh tật và mang lại hạnh phúc cho cuộc đời này.

Bài văn nghị luận về sức mạnh của lời nói năm 2024

Dàn bài:

1. Mở bài: Giới thiệu về sức mạnh của lời nói trong cuộc sống

2. Thân bài:

  • Lời nói là công cụ giao tiếp bằng ngôn ngữ giúp con người bộc lộ suy nghĩ
  • Lời nói chính là kho tàng quý giá, một thứ tài sản của con người
    • Trước hết, lời nói đánh dấu một bước tiến hóa của loài người
    • Lời nói có thể giúp bạn thành công nhưng cũng có thể làm bạn thất bại.
  • Thông qua lời nói mà ta xác lập được những mối quan hệ
    • Ai đó sẽ không đánh giá cao nếu bạn là người ăn nói vô duyên
    • Bạn sẽ có ấn tượng tốt với người khác nếu nói một cách tế nhị, lịch sự
  • Vậy chúng ta phải làm gì để phát huy giá trị của lời nói?
    • Dân gian đã đúc rút: "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói"
    • Hãy sử dụng lời nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục đích
    • Con người cũng nên trau dồi cho bản thân vốn ngoại ngữ

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân

Bài văn:

Ông cha ta đã đúc kết rằng " lời nói gói vàng". Chỉ bằng cách so sánh mà đã gợi giá trị to lớn của lời nói trong cuộc sống, mỗi lời nói vô hình có giá trị như một gói vàng- một trong những kim loại quý nhất trên thế giới.

Lời nói là một công cụ giao tiếp bằng ngôn ngữ, giúp con người bộc lộ được những suy nghĩ, ý tưởng, tình cảm, cảm xúc từ đó mà làm cho nhân loại xích gần nhau hơn. Sở dĩ con người khác với con vật là bởi chúng ta có tiếng nói riêng của mình. Lời nói chính là kho tàng quý giá, một thứ tài sản của con người, kết tinh trí tuệ và vẻ đẹp của cả nhân loại. Trước hết, lời nói đánh dấu một bước tiến hóa của loài người, mở ra một kỉ nguyên mới cho nhân loại. Ở đó, con người sẽ tiếp xúc và giao tiếp với nhau, bộc lộ, diễn đạt những tâm tư, nguyện vọng một cách trực tiếp mà không cần phải viết ra nên sẽ tiết kiệm thời gian, nói được nhiều điều mình muốn thể hiện. Lời nói rất quan trọng, nó có thể giúp bạn thành công nhưng cũng có thể làm bạn thất bại. Những người thành đạt như cựu tổng thống Mĩ B. Obama, giám đốc tập đoàn Alibaba- Jack Ma hay chủ tịch Hồ Chí Minh đều là những người có khả năng sử dụng lời nói trong giao tiếp một cách đúng đắn, chính xác, thông minh và tế nhị bởi thế mà lời nói của họ dễ đi vào lòng người, tạo nên sự thuyết phục, những thiện cảm và dấu ấn trong lòng người nghe. Trong lĩnh vực kinh tế hay ngoại giao, mọi thành công hay thất bại phần nhiều là nhờ vào lời nói. Bên cạnh đó, thông qua lời nói mà ta xác lập được những mối quan hệ với mọi người xung quanh bởi lẽ mỗi cá nhân không tồn tại đơn lẻ, họ sống trong mối quan hệ khăng khít, gắn bó với cộng đồng. Bên cạnh đó, lời nói là thước đo văn hóa của con người. Ai đó sẽ không đánh giá cao nếu bạn là người ăn nói vô duyên, thô tục, cọc cằn. Và ngược lại, bạn sẽ có ấn tượng tốt trong lòng người khác nếu bạn biết sử dụng lời nói một cách tế nhị, lịch sự, có học thức và có văn hóa.Bởi thế mà ông cha ta thường nói:

"Đất xấu trồng cây khẳng khiu Những người thô tục nói điều phàm phu Đất tốt trồng cây rườm rà Những người thanh lịch nói ra dịu dàng".

Vậy chúng ta phải làm gì để phát huy giá trị của lời nói? Dân gian đã đúc rút: "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói" tức là mỗi lời ta nói ra phải có mục đích, có chủ ý và được biểu đạt một cách lịch sự, tế nhị nên trước khi nói điều gì, bạn hãy suy nghĩ thật chín. Lời nói dại dột nhất được bật ra là khi ta đang có những cảm xúc tiêu cực như tức giận, nóng nảy, ghen tuông... bởi khi đó rất hiếm người làm chủ và kiềm chế được bản thân. Vốn dĩ "Lời nói chẳng mất tiền mua" nên hãy "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Sử dụng lời nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục đích sẽ đạt được hiệu quả giao tiếp cao và để lại thiện cảm trong lòng người khác. Lời ăn tiếng nói là một kĩ năng sống quan trọng, cần thiết nhưng không phải ngày một ngày hai mà ta có thể ăn nói văn hóa mà đó là cả một quá trình rèn luyện, tiếp thu và học hỏi để hoàn thiện bản thân. Ngày nay, khi đất nước đang hội nhập cùng thế giới, con người cũng nên trau dồi cho bản thân vốn ngoại ngữ song cũng không nên bỏ quên ngôn ngữ mẹ đẻ, hội nhập để làm phong phú cho vốn tiếng Việt.

Tôi và bạn, những người trẻ tuổi hãy bắt đầu trau dồi lời hay ý đẹp ngay từ bây giờ bởi ông cha ta đã dạy "học ăn, học nói, học gói, học mở". Bởi vì giá trị của lời nói trong cuộc sống thật to lớn.

Sức mạnh của lời nói trọng cuộc sống là gì?

Trong cuộc sống, lời nói chính là công cụ giao tiếp hàng ngày của con người. Vì vậy, sức mạnh của lời nói là không thể phủ nhận trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và văn hóa giao tiếp của một dân tộc. Từ xa xưa, câu "Lời nói gói vàng" đã truyền tai nhau, nhắc nhở mọi người về giá trị và tầm quan trọng của lời nói.

Sức mạnh vô hình của lời nói là gì?

Sức mạnh tinh thần vô hình mà lời nói mang đến sẽ giúp con người ta vượt qua thử thách, khó khăn và gặt hái nhiều thành tựu hơn. Trong công việc, lời nói là cách thức trao đổi làm việc nhóm, góp ý, động viên nhau giữa các thành viên. Còn trong đời sống thường nhật, lời nói là sự bày tỏ yêu thương, chia sẻ cùng nhau.

Thế nào là lời nói đúng?

Lời nói thật là lời tử tế, đúng sự thật, có sao nói vậy chứ không phải xuyên tạc, che giấu; không phải đặt điều hay ba phải, khiêu khích... Lời nói thật được sử dụng đúng nơi, đúng lúc, đúng chỗ. Nó thể hiện văn hóa giao tiếp và là thước đo nhân cách, chuẩn mực đạo đức của con người.

Lời nói có sức mạnh như thế nào?

Lời nói có sức mạnh lớn hơn nhiều chúng ta suy nghĩ. Một lời tếu táo, duyên dáng có thể hóa giải căng thẳng, biến chuyện lớn thành bé, chuyện nhỏ thành không có gì. Nhưng một lời xúc phạm cũng có thể khiến những cơn giận phun trào. Và đôi khi, điều tốt nhất chúng ta có thể làm là im lặng.