Bầm tím là gì

Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường khó tránh khỏi những vết thâm tím trên cơ thể. Ða số các vết thâm tím là lành tính và sẽ tự mất đi. Tuy nhiên, cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang có vấn đề. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Vết bầm tím trên da do các mạch máu vận chuyển máu qua lại giữa tim, các mô và cơ quan của cơ thể bị vỡ. Mạch máu bị vỡ do tổn thương hay suy yếu khiến hồng cầu thoát ra khỏi thành mạch và thoái hóa, gây nên các mảng bầm tím, vàng, xanh dương. Tình trạng này còn gọi là tình trạng xuất huyết trên da.

Thông thường, vết bầm tím dưới da sẽ biến mất sau một vài tuần, tuy nhiên đây cũng có thể dấu hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh lý nguy hiểm.

Bệnh tiểu đường

Nếu thường xuyên xuất hiện những mảng da bầm tím trên cơ thể mà không phải do va đập, thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Vết bâmf tím xuất hiện do đường huyết trong máu tăng cao, khiến vì mạch máu, da và thần kinh bị suy yếu gây ra tình trạng xuất huyết mao mạch bên trong. Đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh tiểu đường.

Bầm tím là gì

Bầm tím trên da thường xuyên là một trong những triệu chứng cảnh báo bệnh tiểu đường

Tập thể dục quá mức

Tập thể dục quá mức cũng có thể gây ra tình trạng bầm tím da. Những bài tập mạnh có thể làm vỡ các mạch máu nhỏ dưới da gây bầm tím. Việc tập gym quá sức, chơi các môn thể thao cường độ mạnh rất dễ khiến cơ thể bị va đập, chấn thương; dẫn đến những vết rách cực nhỏ trong cơ bắp, đây là lý do làm xuất hiện những vết bầm tím.

Lão hóa

Khi tuổi tác càng cao, việc sản sinh collagen trên da suy giảm, lớp mỡ bảo vệ da cũng ít đi. Sau tuổi 60, con người rất dễ bị các vết bầm tím dù chỉ có tác động nhẹ lên da.

Rối loạn máu

Ở một số bệnh lý, chỉ một sự va chạm nhẹ cũng có thể gây thâm tím một vùng da lớn. Những vết bầm tím không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu ung thư máu hoặc các rối loạn đông máu khác. Do vậy, bạn nên đi khám bác sĩ sớm nếu thường xuyên xuất hiện vết bầm tím bất thường, dày đặc, không rõ nguyên nhân.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc như: aspirin, thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu, thuốc có chứa sắt, thuốc chống hen… nếu sử dụng nhiều trong thời gian dài có thể khiến da dễ bị bầm tím.

Bệnh ban xuất huyết

Trong bệnh này, máu thoát ra từ các mao mạch nhỏ dẫn đến hàng ngàn vết bầm tím nhỏ. Bệnh có thể kèm theo ngứa ở những trường hợp nặng.

Thiếu vitamin

Vitamin C đóng vai trò quan trọng để chữa lành vết thương và hình thành collagen. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C sẽ khiến các mạch máu nhỏ bị vỡ, kết quả gây bầm tím.

Bầm tím là gì

Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C sẽ khiến các mạch máu nhỏ bị vỡ, kết quả gây bầm tím

Ngoài ra, thiếu vitamin B12 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất máu; thiếu vitamin K làm giảm đông máu; thiếu vitamin P khiến quá trình sản xuất collagen gặp khó khăn, dẫn đến các mạch máu trở nên mỏng, dễ sinh ra các vết bầm tím thường xuyên.

Mất cân bằng nội tiết

Thiếu estrogen là nguyên nhân làm suy yếu đáng kể các mạch máu và khiến mao mạch dễ bị tổn thương hơn. Theo các chuyên gia, sự mất cân bằng hormone trên có thể là do chị em đang trong thời kỳ mãn kinh, đang sử dụng thuốc kích thích tố hoặc đang mang thai.

Để điều trị vết bầm tím trên da hiệu quả nhất, cần phải xử lý khi nó còn là một vết đỏ. Ngay khi bị va đập vào hãy nhanh chóng chườm đá lên vùng đang đau nhức từ 5 – 10 phút. Nên chườm nhiều lần mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ. Việc chườm đá chỉ có tác dụng trong vòng 72 giờ từ kể từ lúc bị chấn thương.

Chườm đá sẽ giúp các mạch máu, mô chấn thương co rút lại và từ đó giảm tình trạng xuất huyết dưới da và giảm sưng. Việc chườm đá có thể áp dụng với những chấn thương như bong gân, căng cơ, côn trùng cắn và kể cả đau ở các khớp viêm do bệnh gút.

Bầm tím là gì

Chườm đá sẽ giúp các mạch máu, mô chấn thương co rút lại và từ đó giảm tình trạng xuất huyết dưới da

Lưu ý: Không chườm đá trực tiếp lên da mà hãy quấn đá vào một chiếc khăn trước khi chườm. Hoặc có thể lấy khăn mặt nhúng vào nước lạnh và sau đó đặt lên chỗ đau.

Sử dụng paracetamol để giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh dùng aspirin hoặc ibuprofen vì chúng làm chậm đông máu và có thể kéo dài thời gian chảy máu.

Nếu vết bầm tím ở chân thì khi ngồi hoặc nằm kê chân cao hơn để giúp máu lưu thông dễ dàng và giảm sưng. Hạn chế vận động ở chân có những vị trí bị bầm.

Trong trường hợp vết bầm tím có kèm theo các dấu hiệu sốt; vết bầm tím vùng gần mắt; vết bầm sưng lên, chuyển sang màu đỏ và rất đau; không cử động được; vết bầm không biến mất sau 2 tuần; những vết bầm bất ngờ, không rõ nguyên nhân hoặc xuất hiện nhiều lần, thường xuyên không giải thích được…thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

Dân gian thường xoa dầu nóng khi bị sưng bầm tuy nhiên việc xoa bóp với dầu nóng sẽ càng làm tổn thương thêm các mao mạch, chảy máu trong nhiều hơn. Do đó, cần tránh bóp nắn, xoa dầu và đặc biệt là không dùng thuốc tan máu bầm hoặc bôi mật gấu quá sớm (trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị va chạm) vì có thể gây chảy máu nhiều thêm, sẽ làm tăng hiện tượng sưng, bầm.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Tuyết Trinh - Trưởng Đơn nguyên Nội trú - Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Dễ bị bầm tím hay da dễ bị bầm tím khi va chạm xảy ra khá thường xuyên ở nhiều người. Tình trạng này thường xuất hiện từ rất nhiều nguyên nhân, có thể là bình thường, cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý. Do đó, nếu bạn là người dễ bị bầm tím hãy tìm ra nguyên nhân và thăm khám sớm với bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Người dễ bị bầm tím là bệnh gì là băn khoăn thắc mắc của rất nhiều người. Thực tế, khi bạn để ý thấy một vết màu đỏ tím dưới da, bạn sẽ tự nghĩ không biết vì sao nó xuất hiện hay xuất hiện từ bao giờ.

Khi bạn va chạm vào vật cứng như đầu giường, đi văng, bạn sẽ có thể làm bị thương các mạch máu nhỏ, máu đọng lại dưới da tạo thành các vết. Nếu da bạn hay có các vết bầm tím này thì có thể do nhiều nguyên nhân. Việc tìm hiểu sớm các nguyên nhân sẽ giúp bạn sớm có hướng thăm khám và điều trị kịp thời.

XEM THÊM: Cơ thể xuất hiện nhiều vết bầm tím dấu hiệu bệnh gì?

2.1. Tuổi già

Bạn có thể để ý, da dễ bị bầm tím hơn khi về già, bởi khi đó lớp mỡ dưới da mỏng dần đi, mất lớp bảo vệ mạch máu dưới da, các mạch máu yếu đi và dễ bị tổn thương khi chỉ va chạm nhẹ vào bàn, ghế.

Bầm tím là gì

Tuổi già là một trong các đối tượng thuộc nhóm người dễ bị bầm tím

2.2. Dùng thuốc

Một số thuốc như Aspirin, Ibuprofen, thuốc chống đông và một số thuốc kháng sinh có thể khiến da dễ bị bầm tím. Corticoid làm cho da mỏng đi và dễ bị tổn thương, gây nên dễ bị bầm tím. Bạn nên đi khám bác sĩ khi bạn thấy các vệt đen hay xanh trên da nhiều hơn.

2.3. Tiền sử gia đình

Giống như má lúm đồng tiền, tàn nhang, tóc xoăn di truyền thì tình trạng dễ bị bầm tím cũng hay gặp ở người mà trong gia đình họ có nhiều người bị. Phụ nữ có da mỏng, mạch máu dưới da nhỏ, yếu, dễ tổn thương, vì vậy dễ bị bầm tím hơn nam giới

2.4. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều

Phơi nắng quá nhiều không chỉ nguy cơ gây cháy da, bong tróc da, ung thư da mà bạn còn có thể thấy những vết tím trên mu tay, cánh tay. Việc tiếp xúc trực tiếp nhiều năm cũng làm thành mạch máu yếu đi, dễ bị tổn thương và gây nên những vết bầm tím.

2.5.Sử dụng một số thực phẩm chức năng

Tình trạng bầm tím có thể là tác dụng phụ của một số thực phẩm chức năng không kê đơn như những sản phẩm từ bạch quả, nhân sâm, tỏi. Những thành phần này có thể gây loãng máu, khiến máu khó đông khi va chạm chỉ mức độ nhẹ cũng gây các vết bầm tím.

2.6. Thiếu vitamin C

Vitamin C là một loại vitamin thiết yếu, giúp tạo collagen, một loại protein quan trọng giúp thành mạch máu vững chắc. Nếu chế độ ăn uống của bạn không có đầy đủ lượng vitamin C cũng có thể khiến da dễ bị bầm tím.

Bình thường, ít người có tình trạng thiếu vitamin C, nhưng đối với người hút thuốc lá thì tỷ lệ người thiếu vitamin C cao hơn. Vì vậy, người hút thuốc lá có thành mạch yếu hơn và dễ bị bầm tím.

2.7. Hoạt động thể thao cường độ cao

Thể thao rất quan trọng cho sức khỏe, nhưng khi hoạt động cường độ cao không chỉ làm bạn đau cơ bắp, một số mạch máu nhỏ có thể bị căng xé rách nhẹ, dẫn đến chảy máu dưới da thành các vết bầm tím. Bạn vẫn nên hoạt động thể thao nhưng với cường độ phù hợp với sức của mình.

XEM THÊM: Vết bầm tím kèm xuất huyết tự nhiên xuất hiện trên da, có đáng ngại?

2.8. Đái tháo đường

Khi mắc bệnh đái tháo đường và không kiểm soát tốt đường máu, theo thời gian tình trạng lượng đường trong máu cao sẽ làm hỏng các mạch máu dẫn đến tình trạng dễ bị tổn thương gây các vết bầm tím và lâu khỏi.

2.9. Thiếu viatmin K

Vitamin K đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình đông máu, mặc dù không được chú ý như các vitamin khác. Nếu không được bổ sung vitamin K, bạn có thể bị rối loạn đông máu, khiến da dễ bị bầm tím hơn.

Bình thường chế độ ăn uống hàng ngày có thể hấp thu đủ lượng vitamin K từ các loại thực phẩm có lá xanh. Do vậy, với người xuất hiện những vết bầm tím cần kiểm tra xét nghiệm đông máu.

Bầm tím là gì

Thiếu viatmin K khiến người bệnh dễ bị bầm tím

2.10. Bệnh về máu

Một số trường hợp bầm tím nhưng không thể giải thích được nguyên nhân thì cũng có thể là dấu hiệu về bệnh máu. Ví dụ bạn bị bệnh Hemophylia, đây là một bệnh về máu do thiếu hụt loại protein để giúp cho các tế bào máu đông lại. Nếu thiếu chúng thì da của bạn dễ bị bầm tím. Tuy nhiên, dấu hiệu này không thường xảy ra mà thường hay biểu hiện với triệu chứng sốt, gai rét và yếu mệt.

2.11. Uống quá nhiều rượu, bia

Nếu uống ít bia, rượu thường sẽ không gây bầm tím. Tuy nhiên, khi bạn uống bia, rượu thường xuyên hoặc uống số lượng nhiều, bạn sẽ để ý thấy nhiều vết tím hơn. Đây là do gan của bạn không còn hoạt động bình thường nữa, nó không thể sản xuất đủ lượng protein thiết yếu cho quá trình đông máu, vì vậy dễ gây chảy máu tạo ra các vết bầm tím.

2.12. Ung thư

Ung thư không phải là nguyên nhân khiến da dễ bị bầm tím. Trong một số ít trường hợp những vết tím dưới da là dấu hiệu của bệnh ung thư như bệnh bạch cầu do quá nhiều tế bào bạch cầu trong máu và lấn át các tế bào máu khác như hồng cầu, tiểu cầu, làm nó khó khăn trong hoạt động dẫn đến bị bầm tím dưới da.

Từ những nguyên nhân trên có thể thấy bầm tím cũng có thể là một tình trạng sức khỏe đáng báo động. Nếu những vết bầm tím xuất hiện nhiều hơn và không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần sớm đến các trung tâm y tế để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM: