Bản đồ trung tâm giới thiệu việc làm bình dương năm 2024

Để nhận tiền trợ cấp thất nghiệp, người lao động đang sinh sống tại Bình Dương phải đến đâu? Sau đây là thông tin chi tiết các địa chỉ làm thủ tục lãnh bảo hiểm thất nghiệp tỉnh Bình Dương.

Show

    1. Nơi lãnh bảo hiểm thất nghiệp tỉnh Bình Dương ở đâu?

    Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, người lao động có thể làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại bất kì trung tâm dịch vụ việc làm nào mà người đó muốn nhận. Do đó, người lao động có thể tùy chọn nơi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp miễn sao thuận lợi cho bản thân trong việc làm thủ tục hưởng và thông báo tình hình tìm kiếm việc làm hằng tháng sau này.

    Tại Bình Dương, người lao động có thể đến nộp hồ sơ lãnh bảo hiểm thất nghiệp tại một trong các địa chỉ sau:

    Trụ sở chính Trung tâm dịch vụ việc làm Bình Dương

    Địa chỉ: 369 Đại Lộ Bình Dương, Khu phố Hòa Lân, Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương.

    Số điện thoại: (0274) 3.899.019 - 3.822.870

    Email: [email protected]

    Website: http://vieclambinhduong.vn/

    Facebook: www.facebook.com/trungtamdvvlbd

    Chi nhánh tại Dĩ An của Trung tâm dịch vụ việc làm Bình Dương

    Địa chỉ: Số 10 Ngô Văn Sở, Khu phố Bình Minh 2, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

    Số điện thoại: (0274) 3.775.458

    Website: http://vieclambinhduong.vn/

    Chi nhánh Tân Định của Trung tâm dịch vụ việc làm Bình Dương

    Địa chỉ: Đại Lộ Bình Dương, Khu Phố 2, phường Tân Định, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương (gần khu du lịch Đại Nam).

    Số điện thoại: (0274) 3.857.679

    Website: http://vieclambinhduong.vn/

    Chi nhánh Tân Uyên của Trung tâm dịch vụ việc làm Bình Dương

    Địa chỉ: Đường ĐH 421, tổ 4, Khu phố 4, phường Uyên Hưng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

    Số điện thoại: (0274) 3.642.414

    2. Thời hạn nộp hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp bao lâu?

    Khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm năm 2013 đã quy định cụ thể thời hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

    Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp 1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

    Theo đó, người lao động sau khi nghỉ việc sẽ có 03 tháng để nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi mà mình muốn hưởng.

    Nếu để quá thời hạn trên, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ trả lại hồ sơ. Người lao động muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp chỉ có thể chờ đợi đến lần hưởng sau khi có đủ điều kiện.

    Nói cách khác, người lao động phải trở lại làm việc, đóng bảo hiểm thất nghiệp rồi nghỉ việc thì mới được lãnh trọn thời gian đóng bảo hiểm đã bị bỏ lỡ.

    3. Hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp gồm những gì?

    Căn cứ Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP, hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

    1 - Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    2 - Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của giấy tờ chứng minh chấm dứt hợp đồng lao động:

    • Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc.
    • Quyết định thôi việc.
    • Quyết định sa thải.
    • Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
    • Thông báo/thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
    • Xác nhận của doanh nghiệp với các nội dung về thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
    • Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã…

    3 - Sổ bảo hiểm xã hội.

    Sổ bảo hiểm xã hội nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm phải là sổ đã được doanh nghiệp và cơ quan bảo hiểm xã hội cùng xác nhận về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi nghỉ việc.

    Quá trình hình thành, xây dựng, phát triển, kết quả đạt được và định hướng của Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Dương

    1. Lịch sử hình thành (Hoàn cảnh ra đời)

    Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương (sau đây gọi tắt làm Trung tâm) đã thành lập từ rất sớm, sau sáu năm ngày thống nhất đất nước 30/4/1975.

    Trong điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương vào khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 Bình Dương khi đó chỉ là một tỉnh thuần nông, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trong khi công nghiệp và dịch vụ còn quá nhỏ bé. Người dân nhiều đời gắn bó với ruộng đồng, cây trái. Vì vậy, Trung tâm được thành lập dựa trên cơ sở phát triển nông nghiệp tỉnh nhà với tên gọi thuở sơ khai là Cơ sở meo nấm tại địa chỉ số 369, Đại lộ Bình Dương, Hòa Lân, Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương với tổng diện tích đất là 11.250m2 là địa chỉ hoạtđộng của Trung tâm cho đến ngày nay.

    2. Kết quả hoạt động của Trung tâm qua từng thời kỳ

    Trải qua quá trình hoạt động gần 38 năm, Trung tâm DVVL tỉnh Bình Dương không ngừng lớn mạnh và phát triển qua từng thời kỳ. Trung tâm có được vị trí vững mạnh như ngày hôm nay cũng do sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH, Cục Việc làm, UBND tỉnh và Sở LĐ-TB&XH; sự tin cậy ủng hộ, hợp tác của toàn thể doanh nghiệp, trường nghề, cơ sở dạy nghề và người lao động trong và ngoài tỉnh. Trung tâm luôn đề cao tinh thần đoàn kết phấn đấu khắc phục mọi khó khăn, biết nắm bắt thời cơ trước tình hình phát triển KT – XH tỉnh nhà để hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ được giao trong mọi giai đoạn lịch sử.

    1. Giai đoạn trước năm 1994

    Năm 1981, Trung tâm bắt đầu được thành lập với tên gọi là Cơ sở meo nấm, nhiệm vụ chủ yếu hướng dẫn cách làm nấm cho người dân khu vực thị xã Thủ Dầu Một (hiện tại là thành phố Thủ Dầu Một) và các huyện Thuận An, Dĩ An (hiện tại là Thị Xã Thuận An, thị xã Dĩ An). Hàng năm hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây nấm cho trên 300 hộ dân cư.

    Đến năm 1988, đổi tên thành Xí nghiệp may mặc 27/7 với nhiệm vụ mở rộng các ngành nghề đào tạo trong đó có dạy cắt may công nghiệp, thủ công mỹ nghệ vẽ tranh, thêu và các nghề truyền thống như làm gốm sứ, gạch ngói tại địa phương. Lớp học viên của Xí nghiệp may mặc đào tạo trở thành lớp học viên có kỹ thuật đầu tiên (thợ cả) trong các xí nghiệp may mặc. Hàng năm có trên 100 học viên ra trường có tay nghề và việc làm ổn định trong các xí nghiệp quanh khu vực nội ô thị xã Thủ Dầu Một nay là Thành phố Thủ Dầu Một.

    Đến 02/1992, Trung tâm đổi tên Trung tâm dạy nghề giới thiệu việc làm, dưới sự chỉ đạo của các cấp chính quyền và ngành lao động, một mặt đào tạo nghề cho các học viên đại trà, mặt khác thực hiện đào tạo học nghề cho con em gia đình chính sách, gia đình có công cách mạng. Hàng năm đạt số lượng học viên đến trên 200 người.

    - Tháng 7/1993, Trung tâm xúc tiến việc làm tỉnh Bình Dương bên cạnh việc thực hiện công tác đào tạo nghề, Trung tâm thực hiện thêm công tác tư vấn việc làm, tư vấn đào tạo nghề cho người lao động. Mỗi ngày Trung tâm thực hiện tư vấn GTVL cho khoảng 20 – 30 người người lao động. Đào tạo nghề hàng năm đạt 400 học viên. Đến đây, công tác tư vấn Giới thiệu việc làm chính thức được quan tâm và định hướng cũng như phát triển dần theo hướng chuyên môn. Từ việc giới thiệu trực tiếp người lao động đến xí nghiệp phỏng vấn, đến việc nắm bắt tình hình nhu cầu các xí nghiệp, cơ sở sản xuất để giới thiệu ứng viên đáp ứng nhu cầu, … từ mới mẻ trở thành chuyên nghiệp.

    1. Giai đoạn từ 1994 đến 2014

    Từ thời khắc lịch sử ngày tái lập tỉnh (01/01/1997), Bình Dương đã trỗi dậy với chủ trương đổi mới, mở đường cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương. Đồng thời, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước ồ ạt chảy về Bình Dương, nhà máy mọc lên khắp nơi, nguồn nhân lực bốn phương quy tụ về. Kinh tế - xã hội của Bình Dương bước đầu đạt những thành tựu đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Trước tình hình phát triển vượt bậc về các khu công nghiệp tại Bình Dương đầu năm 1996 đến những năm 2000, Trung tâm cải tiến dần từng bước đi vào hoạt động khoa học, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong quản lý và thực hiện nhiệm vụ công tác. Tháng 10/1997, Trung tâm được đổi tên thành Trung tâm Dịch vụ việc làm đẩy mạnh thực hiện công tác đào tạo nghề và tư vấn việc làm, tư vấn đào tạo nghề cho người lao động.

    Đến năm 2005, Trung tâm đổi tên thành Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Bình Dương.

    Năm 2008, Trung tâm bắt đầu triển khai hệ thống Thông tin thị trường lao động, thành lập phòng Thông tin thị trường lao động áp dụng các tiến bộ công nghệ thông tin (mạng, internet, website, email,…), sàn giao dịch việc làm trực tuyến vào công tác giới thiệu việc làm đã gặt hái nhiều thành công. Bắt đầu thực hiện liên kết công tác thông tin TTLĐ với công tác giới thiệu việc làm cho người lao động tại trụ sở cơ quan, cùng với việc tuyên truyền các cơ hội việc làm trên mạng Internet và qua website; cũng như cập nhật liên kết với các trang mạng việc làm cung cấp thông tin mới nhất và đầy đủ nhất các cơ hội làm việc trên toàn quốc. Tháng 8/2012 Trung tâm thực hiện thêm chức năng “dự báo thông tin thị trường lao động” theo QĐ số 909/QĐ-SLĐTBXH ngày 14/8/2012 về việc bổ sung quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm GTVL.

    Đến năm 2010, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Bình Dương được thành lập lại theo QĐ số 147/QĐ-UBND ngày 15/01/2010 của UBND tỉnh, bên cạnh việc thực hiện công tác đào tạo nghề và tư vấn việc làm, thông tin thị trường lao động, tư vấn và đào tạo nghề cho người lao động thì Trung tâm thực hiện thêm nhiệm vụ mới là thực hiện giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Cũng trong năm 2010, Trung tâm đã mở thêm 03 chi nhánh tại 03 huyện theo tại Bến Cát, Tân Uyên, Dĩ An, chính điều này giúp Trung tâm thực hiện công tác tư vấn GTVL, thông tin thị trường lao động, đào tạo nghề và giải quyết chính sách BHTN đến gần hơn các địa phương trong tỉnh.

    Kể từ ngày 25/8/2014 đến nay, Trung tâm đổi tên thành Trung tâm DVVL tỉnh Bình Dương theo Quyết định số 2026/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở lao động – TB&XH có chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 2028/QĐ-SLĐTBXH ngày 16/12/2014 của Sở LĐ-TB&XH. Trung tâm tiếp tục phát triển các mặt công tác tư vấn GTVL, đào tạo nghề và giải quyết chính sách BHTN. Mặt khác, chú trọng phát triển công tác tuyên truyền tư vấn các chính sách việc làm, BHTN đến người lao động, cụ thể tháng 12/2014 Trung tâm thành lập thêm phòng Truyền thông hoạt động theo mô hình “Một cửa”.

    Như vậy, trong 10 năm (từ 2005 – 2014), cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, lực lượng sản xuất, các khu – cụm công nghiệp tại Bình Dương, Trung tâm chuyển mình thành công, từng bước hoàn thiện các nhiệm vụ: giải quyết chính sách BHTN, tư vấn GTVL, thông tin thị trường lao động và đào tạo nghề cho người lao động.

    Hiện nay, Trung tâm DVVL Bình Dương bao gồm: trụ sở chính với 07 phòng chuyên môn và 03 Chi nhánh trực thuộc tại 03 huyện. Cụ thể: Trụ sở chính của Trung tâm với 07 phòng chuyên môn: (1) Phòng Tổ chức hành chính; (2) Phòng Kế toán; (3) Phòng Tư vấn – Giới thiệu việc làm; (4) Phòng Phân tích, dự báo và thông tin thị trường lao động; (5) Phòng Bảo hiểm thất nghiệp; (6) Phòng Quản lý đào tạo kỹ năng và dạy nghề; (7) Phòng Truyền thông. Có 03 Chi nhánh trực thuộc: (1) Chi nhánh Trung tâm DVVL Tân Uyên; (2) Chi nhánh Trung tâm DVVL Tân Định; (3) Chi nhánh Trung tâm DVVL Dĩ An.