Bán hồ sơ mời thầu tối da bao nhiêu

Từ ngày 01/01/2016, việc quản lý, sử dụng chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ được thực hiện theo quy định tại Thông tư 190/2015/TT-BTC do Bộ Tài chính mới ban hành.

Bán hồ sơ mời thầu tối da bao nhiêu
Ảnh Internet

Thông tư quy định chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu gồm: Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời nhà thầu sơ tuyển; chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, chủ đầu tư quyết định phê duyệt mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (bao gồm cả thuế) đối với đấu thầu trong nước nhưng tối đa là 2.000.000 đồng đối với hồ sơ mời thầu và 1.000.000 đồng đối với hồ sơ yêu cầu; đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán theo thông lệ đấu thầu quốc tế.

Khoản thu từ bán hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định được chi cho các nội dung phục vụ tổ chức mở thầu, bao gồm: Chi vật tư văn phòng (văn phòng phẩm; công cụ, dụng cụ văn phòng dùng riêng cho từng lễ mở thầu); chi hội nghị (thuê hội trường trong trường hợp cơ quan, đơn vị không có địa điểm hoặc có nhưng không đáp ứng được số lượng đại biểu tham dự; thuê máy chiếu, trang thiết bị trực tiếp phục vụ hội nghị; nước uống trong cuộc họp; các khoản chi khác như: tiền làm thêm giờ, trang trí hội trường v.v...); chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc (cước phí điện thoại, cước phí bưu chính phục vụ việc gửi biên bản mở thầu cho các nhà thầu tham dự thầu)…

Thông tư cũng quy định rõ về chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu.

Trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu do người có thẩm quyền giải quyết, chi phí giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu được nhà thầu có kiến nghị nộp cho bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn theo phân cấp quy định tại Khoản 1 Điều 119 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Bộ phận thường trực giúp việc thực hiện các nhiệm vụ về hành chính do Chủ tịch Hội đồng tư vấn quy định, tiếp nhận và quản lý chi phí do nhà thầu có kiến nghị nộp.

Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu là 0,02% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

Tôi được nhà trường giao nhiệm vụ tổ chức đấu thầu đối với nhà giữ xe của trường, vậy năm 2023 pháp luật quy định như thế nào về chi phí trong đấu thầu? – Thanh Phúc (Long An).

Căn cứ Điều 13 Luật Đấu thầu 2013, Điều 9 Nghị định 63/2014/NĐ-CP và Điều 7 Nghị định 25/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Điều 89 Nghị định 35/2021/NĐ-CP) chi phí trong đấu thầu được quy định như sau:

1. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu

Về việc lựa chọn nhà thầu bao gồm các chi phí sau đây:

- Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà thầu:

- Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được xác định trong tổng mức đầu tư hoặc dự toán mua sắm.

Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hiện nay là bao nhiêu? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!

Tại Khoản 19 và Khoản 30 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 có quy định về khái niệm hồ sơ mời thầu và hồ sơ yêu cầu như sau:

- Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

- Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Theo đó, tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hiện nay như sau:

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, chủ đầu tư quyết định mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (bao gồm cả thuế) đối với đấu thầu trong nước nhưng tối đa là 2.000.000 đồng đối với hồ sơ mời thầu và 1.000.000 đồng đối với hồ sơ yêu cầu; đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán theo thông lệ đấu thầu quốc tế.