Ban thẩm tra tư cách đại biểu là gì năm 2024

Nội dung câu hỏi của bạn đọc Lê Viết Cường được nêu tại Quy định số 29-QĐ/TW ngày 25/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương “Quy định thi hành Điều lệ Đảng”.

Cụ thể, Mục 11, Quy định số 29-QĐ/TW nêu rõ:

12- Điều 11, Điều 12: Các tổ chức điều hành và giúp việc đại hội

12.1- (Khoản 7, Điều 11), (Khoản 3, Điều 12): Đoàn chủ tịch đại hội.

  1. Đoàn chủ tịch đại hội là cơ quan điều hành công việc của đại hội, làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số. Cấp ủy triệu tập đại hội đề xuất, đại hội thảo luận, biểu quyết về số lượng và danh sách đoàn chủ tịch, chủ tịch đại hội.

Đại hội chi bộ biểu quyết danh sách đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch đại hội.

  1. Đoàn chủ tịch đại hội có nhiệm vụ:

- Điều hành công việc của đại hội theo chương trình, quy chế làm việc đã được đại hội biểu quyết thông qua; phân công thành viên điều hành nội dung, chương trình các phiên họp của đại hội; chuẩn bị nội dung để đại hội thảo luận, biểu quyết; chuẩn bị ý kiến giải trình các vấn đề đại biểu còn có ý kiến khác nhau; lãnh đạo, điều hành các hoạt động của đại hội.

- Điều hành việc bầu cử theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

12.2- (Khoản 5, Điều 11): Ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội

  1. Thành viên của ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội phải là những đại biểu chính thức của đại hội, am hiểu về công tác tổ chức, cán bộ và công tác kiểm tra. Cấp ủy triệu tập đại hội giới thiệu, đại hội biểu quyết số lượng và danh sách ban thẩm tra tư cách đại biểu. Đại hội đảng viên không bầu ban thẩm tra tư cách đại biểu, cấp ủy triệu tập đại hội báo cáo với đại hội tình hình đảng viên tham dự đại hội.
  1. Nhiệm vụ của ban thẩm tra tư cách đại biểu:

- Xem xét báo cáo của cấp ủy về việc chấp hành nguyên tắc, thủ tục, tình hình và kết quả bầu cử đại biểu; những vấn đề có liên quan đến tư cách đại biểu.

- Xem xét, kết luận các đơn, thư khiếu nại, tố cáo về tư cách đại biểu do cấp ủy các cấp giải quyết; báo cáo với đoàn chủ tịch để trình đại hội xem xét, quyết định về những trường hợp không được công nhận tư cách đại biểu, những trường hợp có đơn xin rút khỏi danh sách đại biểu và việc chuyển đại biểu dự khuyết thành đại biểu chính thức đã được triệu tập.

- Báo cáo với đại hội kết quả thẩm tra tư cách đại biểu để đại hội xem xét, biểu quyết công nhận.

12.3- (Khoản 7, Điều 11): Đoàn thư ký đại hội.

  1. Đoàn thư ký đại hội gồm những đại biểu chính thức (đối với đại hội đại biểu) hoặc đảng viên chính thức (đối với đại hội đảng viên), cấp ủy triệu tập đại hội đề xuất, giới thiệu để đại hội biểu quyết về số lượng, danh sách đoàn thư ký và trưởng đoàn thư ký. Ở đại hội chi bộ thì chi ủy hoặc bí thư chi bộ đề xuất, giới thiệu để đại hội biểu quyết. Trưởng đoàn thư ký có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, chịu trách nhiệm trước đoàn chủ tịch về nhiệm vụ của đoàn thư ký.
  1. Nhiệm vụ của đoàn thư ký:

- Ghi biên bản, tổng hợp đầy đủ, trung thực ý kiến của các đại biểu tại hội trường và các phiên làm việc tại tổ đại biểu; giúp đoàn chủ tịch chuẩn bị các văn bản kết luận, nghị quyết của đại hội và thông báo của đoàn chủ tịch gửi tới các đoàn đại biểu.

- Giúp đoàn chủ tịch thực hiện một số nhiệm vụ theo Quy chế bầu cử trong Đảng của Ban Chấp hành Trung ương.

- Thu nhận, bảo quản hồ sơ, tài liệu sau khi đại hội kết thúc và giúp đoàn chủ tịch giao nộp cấp ủy khóa mới (qua văn phòng cấp ủy).

12.4- (Khoản 3, Điều 12): Ban kiểm phiếu.

  1. Ban kiểm phiếu gồm những đại biểu chính thức (đối với đại hội đại biểu), đảng viên (đối với đại hội đảng viên) trong đại hội không có tên trong danh sách ứng cử, đề cử tại đại hội. Đoàn chủ tịch (hoặc chủ tịch) đại hội đề xuất, giới thiệu, đại hội biểu quyết số lượng, danh sách thành viên ban kiểm phiếu và trưởng ban kiểm phiếu. Trường hợp đặc biệt do đại hội không cử được ban kiểm phiếu thì cấp ủy cấp trên trực tiếp cử tổ công tác giúp việc kiểm phiếu.
  1. Ban kiểm phiếu có nhiệm vụ:

- Hướng dẫn cách thức ghi phiếu, kiểm tra, niêm phong thùng phiếu, phát phiếu trực tiếp cho đại biểu (hoặc theo đoàn đại biểu), kiểm số phiếu phát ra và thu về, báo cáo đại hội, kiểm phiếu bầu.

- Xem xét và kết luận về các phiếu không hợp lệ và những ý kiến khiếu nại về việc bầu cử trong đại hội (nếu có).

- Lập biên bản kiểm phiếu, báo cáo với đoàn chủ tịch và công bố kết quả bầu cử; ký vào biên bản bầu cử, niêm phong phiếu bầu và chuyển cho đoàn chủ tịch đại hội để bàn giao cho cấp ủy khóa mới lưu trữ theo quy định.

Nếu kiểm phiếu bằng máy vi tính, ban kiểm phiếu được sử dụng một số nhân viên kỹ thuật không phải là đại biểu đại hội. Nhân viên kỹ thuật phục vụ việc kiểm phiếu do ban kiểm phiếu trực tiếp điều hành và giám sát.

Ngoài ban kiểm phiếu và nhân viên kỹ thuật được đại hội sử dụng làm nhiệm vụ kiểm phiếu, không ai được đến nơi ban kiểm phiếu đang làm việc./.

Căn cứ theo Điều 86 Luật Bầu cử ĐB Quốc hội và ĐB HĐND, kế hoạch về công bố kết quả bầu cử, Hội đồng Bầu cử Quốc gia căn cứ vào biên bản tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước, công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử ĐB Quốc hội chậm nhất là ngày 12/6/2021 (20 ngày sau ngày bầu cử). Ủy ban Bầu cử ở tỉnh, TP căn cứ vào biên bản tổng kết cuộc bầu cử, công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử ĐB HĐND cấp tỉnh chậm nhất là ngày 2/6/2021 (10 ngày sau ngày bầu cử). Ủy ban Bầu cử cấp huyện, cấp xã căn cứ vào biên bản tổng kết cuộc bầu cử, công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử ĐB HĐND cấp huyện, cấp xã chậm nhất là ngày 2/6/2021 (10 ngày sau ngày bầu cử).

Kết quả bầu cử được tính trên số phiếu bầu hợp lệ và chỉ được công nhận khi đã có quá một nửa tổng số cử tri trong danh sách cử tri tại đơn vị bầu cử tham gia bầu cử (trừ trường hợp bầu cử lại, mà số cử tri đi bầu cử vẫn chưa đạt quá một nửa tổng số cử tri trong danh sách cử tri thì kết quả bầu cử lại được công nhận, không tổ chức bầu cử lại lần thứ hai). Người trúng cử phải là người ứng cử có số phiếu bầu đạt quá một nửa tổng số phiếu bầu hợp lệ. Trường hợp số người ứng cử đạt số phiếu bầu quá một nửa tổng số phiếu hợp lệ nhiều hơn số lượng ĐB cần bầu, những người trúng cử là người có số phiếu bầu cao hơn. Trường hợp cuối danh sách trúng cử có nhiều người được số phiếu bầu bằng nhau và nhiều hơn số lượng ĐB được bầu, người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết. trong văn bản gửi tới Ủy ban Bầu cử các tỉnh, thành, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã lưu ý, việc công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử ĐB Quốc hội khóa XV trong cả nước thuộc thẩm quyền của Hội đồng Bầu cử quốc gia. Do đó, Ủy ban Bầu cử ở các tỉnh, TP không được công bố và đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả và danh sách những người trúng cử ĐB Quốc hội ở địa phương mình trước khi Hội đồng Bầu cử quốc gia công bố kết quả và danh sách những người trúng cử ĐB Quốc hội trong cả nước.

Xác nhận tư cách của người trúng cử

Theo Tổng Thư ký Quốc hội, việc xác nhận tư cách của người trúng cử ĐB Quốc hội khóa XV, ĐB HĐND nhiệm kỳ 2021 - 2026 là một bước quan trọng, đã được Luật quy định rõ. Theo đó, căn cứ vào kết quả tổng kết bầu cử ĐB Quốc hội, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến người trúng cử ĐB Quốc hội, Hội đồng Bầu cử quốc gia tiến hành xác nhận tư cách của người trúng cử, cấp giấy chứng nhận ĐB Quốc hội khóa mới cho người trúng cử và báo cáo Quốc hội khóa mới về kết quả xác nhận tư cách ĐB tại kỳ họp đầu tiên. Với cấp HĐND, cũng căn cứ vào kết quả tổng kết bầu cử, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến người trúng cử, Ủy ban Bầu cử tiến hành xác nhận tư cách của người trúng cử ở cấp mà mình chịu trách nhiệm tổ chức bầu cử, cấp giấy chứng nhận ĐB HĐND khóa mới cho người trúng cử và báo cáo HĐND khóa mới về kết quả xác nhận tư cách ĐB tại kỳ họp đầu tiên.

Theo Hội đồng Bầu cử Quốc gia, việc xem xét, thẩm tra tư cách ĐB sẽ được tiến hành thận trọng, trách nhiệm, đảm bảo theo đúng các quy định của Luật. Về việc khiếu nại về kết quả bầu cử, phải được gửi đến Hội đồng Bầu cử quốc gia (với ĐB Quốc hội), Ủy ban Bầu cử (với ĐB HĐND) chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày công bố kết quả bầu cử. Trên cơ sở đó, Hội đồng Bầu cử quốc gia có trách nhiệm xem xét, giải quyết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại; Ủy ban Bầu cử, có trách nhiệm xem xét, giải quyết trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Luật cũng quy định rõ, quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng Bầu cử quốc gia, Ủy ban Bầu cử là quyết định cuối cùng.