Bản vặn xã yên thắng lang chánh thanh hóa năm 2024

Theo thông tin từ UBND xã Yên Thắng (Lang Chánh), Lễ hội Mường Đeng của đồng bào dân tộc Thái sẽ được tổ chức vào ngày 14 và 15-10 tại sân vận động xã, với chủ đề “Mường Đeng mời gọi”.

Bản vặn xã yên thắng lang chánh thanh hóa năm 2024

Trong lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, các trò chơi, trò diễn truyền thống dân tộc Thái giữa các thôn, bản tại sân vận động xã với chương trình nghệ thuật đặc sắc ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, tình yêu quê hương, đất nước, gìn giữ phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, trình diễn trích đoạn tục lệ Chá Mùn đồng bào Thái.

Bản vặn xã yên thắng lang chánh thanh hóa năm 2024

Sản phẩm dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Thái xã Yên Thắng tại phiên chợ vùng cao bản Ngàm Pốc.

Cùng với đó, du khách được tham quan chợ phiên vùng cao bản Ngàm Pốc rực rỡ sắc màu với đồ dệt thổ cẩm, mây tre đan truyền thống, nông sản từ trồng trọt, chăn nuôi của bà con và được thưởng thức văn hóa ẩm thực phiên chợ; trải nghiệm, khám phá danh thắng ruộng bậc thang ở bản Peo, bản Ngàm Pốc, bản Vặn, bản Tráng...

Bản vặn xã yên thắng lang chánh thanh hóa năm 2024

Bản vặn xã yên thắng lang chánh thanh hóa năm 2024

Đến với lễ hội, du khách được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp.

Hòa mình vào thung lũng hoa Mường Đeng, chụp ảnh check-in bên những guồng nước; và về với những bản làng người Thái bên nếp nhà truyền thống hiền hòa, tĩnh lặng nơi lưng chừng núi.

Bản vặn xã yên thắng lang chánh thanh hóa năm 2024

Bản vặn xã yên thắng lang chánh thanh hóa năm 2024

Nét văn hóa đặc sắc trong tục lệ Chá Mùn.

Lễ hội Mường Đeng là dịp để xã Yên Thắng quảng bá, giới thiệu cảnh quan thiên nhiên, văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào vùng cao, qua đó thu hút các nhà đầu tư và du khách đến với vùng cao Yên Thắng.

Xuân về, trên các thôn bản vùng cao của huyện Lang chánh, đồng bào nơi đây lại náo nức chuẩn bị xuống chợ Ngàm. Khác hẳn với những phiên chợ thường ngày, chợ Tết ở Yên Thắng Lang Chánh tràn ngập trong sắc màu đón Xuân của vùng cao đổi mới.

Chợ Ngàm xã Yên thắng là chợ đầu tiên của huyện Lang chánh, trước năm 1981, người ta gọi là chợ Yên khương vì thời kỳ ấy chưa tách xã Yên khương thành 2 xã Yên khương và Yên thắng. Năm 1981 tách xã thì chợ thuộc phạm vi đất Yên thắng, do đó dân địa phương gọi là chợ Yên thắng dần dần họ gọi là chợ Ngàm vì chợ ở tại bản Ngàm Xã Yên Thắng, đây là chợ biên giới vùng cao của huyện Lang chánh nơi thông thương buôn bán của nhân dân hai quốc gia Việt - Lào, cư dân cụm bản Phôn Xay, huyện Sầm tớ nước bạn Lào, và bà con vùng biên giới Lang chánh, mà hàng ngàn đời nay vẫn là những người hàng xóm thân thiện thường xuyên qua lại giao lưu buôn bán.

Chợ Xuân bản Ngàm Yên Thắng luôn mang đẩm sắc mầu của chợ vùng cao Biên giới Lang chánh Thanh hóa.

Những ngày cuối năm, cái lạnh ngày càng bọc lấy những bản nhỏ trên núi cao. Hoa đào, hoa Mận chúm chím khoe sắc bên ven suối như báo hiệu mùa Xuân sắp về. Khắp nơi, người dân các thôn, bản vùng cao chuẩn bị đón Tết. Từ các triền núi, của bản Xắng, bản Hằng, xã Yên khương và bản Vần, bản Tráng, bản Ngàm xã yên Thắng - Lang chánh rồi đến bản Cân, bản Cang huyện Sầm Tớ tỉnh Hủa Phăn nước bạn Lào những tiếng chân ngựa lại gấp gáp trên đường đất đổ về phiên chợ Ngàm Yên thắng, người dân quan niệm đến chợ Tết như đi hội, đi xem cái đổi thay của quê hương đất nước,đón mừng vận hội may mắn của 1 năm mới sắp đến. Ngày thường, chợ chỉ mua bán bình thường, nhưng những ngày giáp Tết, ngày nào chợ cũng đông vui, hàng hóa từ các nơi đổ về nhiều tha hồ chọn nên đồng bào vui lắm. Ai ai cũng xuống chợ dù chỉ đi chơi mà không mua bán gì.

Chợ Tết, mấy cô sơn nữ người Thái, người Mường, các thiếu nữ Lào mặc những bộ váy áo đủ các sắc màu làm cho các ngả đường thêm sặc sỡ và tràn ngập không khí Xuân. Nét độc đáo ở phiên chợ Tết Yên thắng không chỉ thể hiện ở việc có nhiều thành phần dân tộc tham gia, mà còn biểu hiện ở những mặt hàng khá phong phú mà đồng bào đem đến chợ bán, họ gùi trên lưng những đặc sản của núi rừng, những sản vật của dân tộc mình có được do bàn tay lao động mà có, đây măng khô, mộc nhĩ, nấm hương, kia chút gạo nương séng cù thơm lựng, những củ sắn, khoai lang rồi những mớ rau rừng xanh non, bi chuối rừng, gùi mật ong ngọt lịm còn nguyên cả tầng, những mặt hàng thủ công do chính bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái làm ra như: váy Thái, màn Thái, khăn, nón, áo khóm.Tất cả hàng hóa đồng bào bày bán trong phiên chợ những ngày giáp Tết đều được trao đổi mua bán với cách bán hàng dung dị chân chân chất của người vùng cao. Hầu như tất cả khối lượng, giá cả của các mặt hàng đều được người dân tính giá sẵn ở nhà và không cần cân kẹo gì cả, người mua cũng khó lòng có thể mặc cả được. Những món ngon ẩm thực phục vụ tại chợ tết đập nét núi rừng với thúng xôi ngũ sắc dẻo thơm được nấu bởi gạo nếp nương tròn mẩy, những củ mài rừng hấp đồ trong trong hông nóng hổi, chút canh nậm pịa có vị cay cay của hạt dổi, hạt xẻng trên rừng của những hàng quán chợ xuân trong hương thơm của những nén hương cầu may cầu lộc thơm ngào ngạt càng làm cho không gian chợ thêm ấm áp. Phiên chợ ngày giáp Tết vì thế mà đượm những hương vị khó quên. ...

Đi Chợ. Những thứ mà người dân các thôn bản mua về chủ yếu là những mặt hàng họ không tự sản xuất được như: muối, kim chỉ, mì chính, bánh kẹo,đèn, pin, nồi, chậu, cá khô, quốc, xẻng…

Chợ Tết, người dân vùng cao Yên thắng, Yên khương, đi chợ không chỉ để mua bán mà còn là để đi chơi, đi chợ như đi hội. Có khi chỉ một con gà, vài mớ rau, nải chuối hay một chục trứng, một con lợn cắp nách mà họ có thể đi bộ nửa ngày đường để xuống chợ. Người dân tới đây để giao lưu, trò chuyện, để gặp gỡ bạn bè, trao đổi tâm tình. Vì thế, chợ phiên ngày giáp Tết bao giờ cũng ấm lên bởi một không gian đặc biệt, háo hức hơn cả là những đứa trẻ được theo người lớn đi chợ. Những ngày giáp Tết, bọn trẻ ở đây cũng vui hơn bởi chúng được mua quần áo mới, đôi dép mới và đi chợ vui như người lớn.

Cuộc sống ngày một hiện đại, những điều kiện phục vụ cho cuộc sống của người dân vùng cao nơi đây ngày càng được nâng cao, nhưng phiên chợ ngày Tết vào dịp cuối năm ở bản Ngàm vẫn là một minh chứng cho phong tục và nét văn hóa của người dân tại những bản vùng cao Lang chánh. Phiên chợ ngày xuân không chỉ đơn thuần là chuyện mua, chuyện bán mà nó còn là không gian thấm đẫm chất văn hóa địa phương. Chợ biểu thị cho cuộc sống bình yên và tinh thần đoàn kết của đồng bào các dân tộc thiểu số Lang chánh, là nơi giao thoa của nhiều nguồn văn hóa khác nhau, là nơi người dân được trao đổi tâm tình và gửi gắm ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.