Bảng đơn vị đo chiều dài toán lớp 3 năm 2024

Kiến thức bảng đơn vị đo độ dài lớp 3 khá quan trọng, giúp bé áp dụng vào giải quyết rất nhiều dạng toán. Dưới đây là những bí quyết chinh phục các dạng bài tập, và ghi nhớ kiến thức bảng đơn vị đo độ dài lớp 3 mà ba mẹ có thể áp dụng để cùng con luyện tập nhé!

Đơn vị đo độ dài là các đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa các điểm, sử dụng làm mốc so sánh về độ lớn của khoảng cách. Ví dụ như đo quãng đường từ nhà đến trường, đo khoảng cách giữa 2 cái cây…

Về quy tắc quy đổi bảng đo độ dài cụ thể như sau:

  • Km (Ki-lô-mét) 1 km = 10 hm = 1000m
  • Hm (Héc-tô-mét) 1hm = 10dam = 100m
  • Dam (Đề-ca-mét) (1 dam = 10m
  • M (Mét) 1m = 10dm = 100cm = 1000mm
  • Dm(Đề-xi-mét) 1dm = 10cm = 100mm
  • Cm (Xen-ti-mét) 1cm = 10mm
  • Mm (Mi-li-mét) (viết tắt là mm)
    Bảng đơn vị đo chiều dài toán lớp 3 năm 2024
    Bảng đơn vị đo độ dài

Hướng dẫn cách đổi đơn vị đo độ dài lớp 3

Để có thể thực hiện đo lường đơn vị đo độ dài, bé cần ghi nhớ chính xác các đơn vị theo đúng thứ tự:

km hm dam m dm cm mm

Để có thể đổi được đơn vị đo độ dài chuẩn, bé cần ghi nhớ quy tắc: mỗi đơn vị đứng trước sẽ gấp 10 lần đơn vị đứng sau, và mỗi đơn vị đứng sau sẽ bằng 1/10 đơn vị liền trước.

Khi đã nắm rõ nguyên tắc này, để thực hiện đổi đơn vị, bé chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang trái, hoặc sang phải mỗi đơn vị đo liền sau một chữ số hoặc thêm 1 số 0 ứng với mỗi đơn vị đo.

Với trường hợp các bé chưa thành thạo cách đổi đơn vị đo độ dài thì ba mẹ nên hướng dẫn con đổi lần lượt từng đơn vị đo để tránh nhầm lẫn.

Ví dụ: 30 km = 300 hm = 3000 dam = 30000 m.

Bảng đơn vị đo chiều dài toán lớp 3 năm 2024
Cách đổi đơn vị đo độ dài chuẩn nhất

Các dạng toán ứng dụng bảng đơn vị đo độ dài

Dưới đây là một số dạng toán liên quan đến bảng đơn vị đo độ dài lớp 3 thường gặp nhất mà ba mẹ có thể hướng dẫn con cách thực hiện để dễ dàng chinh phục mọi dạng toán.

Dạng toán đổi đơn vị đo – rút về đơn vị

Với dạng toán này, bé cần thực hiện theo các bước sau:

  • Trước tiên là tìm một phần trong các phần bằng nhau từ dữ liệu đề bài cho trước.
  • Tiếp đến là tìm nhiều phần trong các phần bằng nhau theo yêu cầu của đề bài.

Ví dụ cụ thể:

Minh di chuyển 5 km hết khoảng 300 phút. Vậy, Minh Hỏi di chuyển 4km thì sẽ hết bao nhiêu thời gian?

Cách giải như sau:

Trước tiên tìm 1km, Minh di chuyển hết bao nhiêu phút?

300 : 5 = 60 phút.

Vậy 4 km Minh di chuyển hết 60 x 4 = 240 phút.

Dạng bài đổi đơn vị đo độ dài

Đây cũng là dạng toán cơ bản mà bé cần nắm rõ cách quy đổi và thuộc lòng vị trí của các đơn vị đo trong bảng đơn vị. Với dạng toán này, bé cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: bé cần đọc đề và hiểu rõ những gì đề bài yêu cầu.
  • Bước 2: bé phải nhớ lại bảng đơn vị đo độ dài.
  • Bước 3: tiến hành thực hiện phép tính để quy đổi.
  • Bước 4: kiểm tra và viết kết quả để đảm bảo chính xác.

Ví dụ:

2 km = … cm

3 m = … dm

4 dam = … m

Bảng đơn vị đo chiều dài toán lớp 3 năm 2024
Các dạng bài tập cơ bản thường gặp

Dạng so sánh phép tính với đơn vị đo độ dài

Với dạng toán này, trước tiên các bé vẫn thực hiện phép tính giống như bình thường. Sau đó, tiến hành so sánh kết quả với nhau:

Đáp án:

Ví dụ:

So sánh các phép tính:

2 dm + 15 cm … 17cm

Để làm các phép so sánh có đơn vị đo khác nhau, trước tiên bé cần phải thực hiện đổi về cùng đơn vị đo. Ví dụ với câu trên: cần đổi 2 dm = 20 cm và cộng vơi 15 cm:

20 cm + 15 cm > 17cm

Trên đây là các dạng toán khá cơ bản, ba mẹ có thể mở rộng hơn, cho con làm quen với các dạng toán nâng cao hơn.

Xem thêm:

Toán lớp 2 nhân chia: kiến thức và bài tập tổng hợp

Toán lớp 2 đường thẳng: kiến thức và bài tập cần nhớ

Tổng hợp các bài tập toán về bảng đơn vị đo độ dài lớp 3

Để có thể ghi nhớ kiến thức về bảng đơn vị đo độ dài bé cần luyện tập nhiều dạng bài tập. Dưới đây, POMath tổng hợp một số bài tập toán ứng dụng bảng đơn vị đo độ dài, ba mẹ có thể download về và cùng con ôn luyện nhé!

Bí quyết cùng bé học tốt toán đơn vị đo độ dài

Để có thể cùng bé học tốt kiến thức về đơn vị đo độ dài, ba mẹ có thể áp dụng một số bí quyết quan trọng sau đây:

Ứng dụng vào thực tiễn

Việc ứng dụng kiến thức vào thực tiễn sẽ giúp bé hiểu bản chất kiến thức sâu hơn. Ba mẹ có thể lấy các ví dụ thực tế như đố con đo khoảng cách vị trí con đứng đến chỗ mẹ. Hoặc thử đố con thực hành đo lường các món đồ chơi con có, hay độ dài chiếc giường, cái bàn học của con. Các ví dụ càng gần gũi càng giúp con có thể dễ dàng hình dung được quy luật đơn vị độ dài và biết cách ước chừng chuẩn.

Chỉ hướng dẫn, không làm thay con

Ba mẹ hãy tập trung vào việc hướng dẫn chi tiết cách làm cho con chứ không giúp con hoàn thành bài tập. Bởi việc này sẽ khiến bé ỷ lại và không hiểu sâu kiến thức. Hãy dành thời gian đồng hành, cùng con khám phá những điều thú vị của toán học, của các đơn vị đo độ dài bằng quy tắc, nguyên tắc làm bài. Từ đó, con sẽ tự hình thành tư duy và tự ứng dụng vào giải quyết bài toán dễ dàng.

Bảng đơn vị đo chiều dài toán lớp 3 năm 2024
Bí quyết cùng con học tốt toán đơn vị đo độ dài lớp 3

Cho con học toán tư duy cùng POMath

POMath được biết đến là đơn vị đào tạo toán tư duy dành cho trẻ từ 4-11 tuổi vô cùng chất lượng. Hệ thống bài giảng, học liệu trong các khoá học POMath được thiết kế bởi đội ngũ thầy cô chuyên nghiệp, đã có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và giảng dạy toán tư duy.

Đến với môi trường học tại POMath, bé được học toán thông qua mô hình, trò chơi, tập trung vào phát triển tư duy và khả năng tự giải quyết vấn đề. Với môi trường học toán đa phương tiện, bé không chỉ được phát triển khả năng tư duy logic mà còn phát triển các kỹ năng mềm và hình thành tình yêu toán học 1 cách tự nhiên.

Với nhóm kiến thức bảng đơn vị đo độ dài, đến với POMath, bé được học qua trò chơi và các tình huống thực tế, có thể tiếp thu nhanh chóng và hiệu quả nhất!

Trên đây là toàn bộ kiến thức về bảng đơn vị đo độ dài lớp 3 và những bài tập mà ba mẹ nên cùng con luyện tập. Hãy liên hệ với