Bảng so sánh bộ luật lao đông 2023 và 2023 năm 2024

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ, KÝ KẾT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ CỦA CÁC CẤP CÔNG ĐOÀN

Căn cứ Bộ luật Lao động 2019, Luật Công đoàn 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Căn cứ Hướng dẫn số 90/HD-TLĐ ngày 17/7/2023 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn đánh giá, xếp loại chất lượng thương lượng tập thể, ký kết và thực hiện Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT). Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội hướng dẫn đánh giá, xếp loại chất lượng thương lượng tập thể, ký kết và thực hiện TƯLĐTT của các cấp công đoàn như sau:

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp công đoàn Thủ đô trong việc thương lượng, ký kết, nâng cao chất lượng các bản TƯLĐTT, nhằm mang lại lợi ích cao hơn quy định của pháp luật cho đoàn viên, người lao động (NLĐ). Góp phần thu hút sự tham gia ngày càng đông NLĐ vào tổ chức Công đoàn.

- Đánh giá, xếp loại TƯLĐTT để công đoàn cấp trên có các giải pháp phù hợp hỗ trợ công đoàn cơ sở (CĐCS) tiếp tục cải thiện, nâng cao chất lượng TƯLĐTT, tập trung vào các vấn đề cốt lõi mà đoàn viên, NLĐ mong muốn như tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bữa ăn ca...

- Làm căn cứ để các cấp công đoàn thực hiện chi cho hoạt động đại diện, bảo vệ theo quy định của Liên đoàn Lao động Thành phố.

2. Yêu cầu

Đánh giá đúng, thực chất chất lượng TƯLĐTT theo khung tiêu chí do Liên đoàn Lao động Thành phố ban hành.

II. NHỮNG LOẠI TƯLĐTT DOANH NGHIỆP KHÔNG ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI

1. Hết hạn;

2. Không có hoặc không xác định được thời hạn;

3. Không xác định được thời gian có hiệu lực thực hiện;

4. Toàn bộ nội dung sao chép quy định của pháp luật, không có nội dung có lợi hơn cho NLĐ so với quy định của pháp luật;

5. Có nội dung trái quy định của pháp luật;

6. Người ký kết TƯLĐTT không đúng thẩm quyền;

7. Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết TƯLĐTT;

8. Bị Tòa án tuyên bố vô hiệu;

9. Đã được xếp loại trong thời hạn có hiệu lực của TƯLĐTT (Trừ trường hợp sửa đổi, bổ sung, ký lại);

10. Nội dung TƯLĐTT đã ký kết không được thực hiện trên thực tế;

11. CĐCS không là đại diện thương lượng, ký kết hoặc không tham gia vào quá trình thương lượng tập thể để ký kết TƯLĐTT tại doanh nghiệp.

III. CHẤM ĐIỂM ĐỐI VỚI NHỮNG TƯLĐTT DOANH NGHIỆP ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI

1. Cơ cấu chấm điểm: tối đa 100 điểm (theo Phụ lục 1). Bao gồm:

- Đánh giá quy trình thương lượng tập thể: tối đa 04 điểm.

- Nội dung TƯLĐTT: tối đa 85 điểm.

- Ký kết và thực hiện TƯLĐTT: tối đa 06 điểm.

- Điểm thưởng: tối đa 05 điểm.

- Chấm điểm lẻ đến 0,5 điểm.

2. Nội dung, cách thức chấm điểm

- Chấm điểm quy trình thương lượng tập thể, ký kết và thực hiện TƯLĐTT: Bám sát quy định của pháp luật, hồ sơ, tài liệu và thực tiễn thực hiện tại CĐCS để chấm điểm. Chấm điểm cao đối với đơn vị làm thực chất, sáng tạo.

- Nội dung có lợi hơn so với quy định của pháp luật:

+ Các nội dung về tiền lương (mục số 5 của Phụ lục 1): chấm tối đa 05 điểm/nội dung.

+ Các nội dung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (mục số 6 của Phụ lục 1): chấm tối đa 05 điểm/nội dung.

+ Nội dung về bữa ăn ca của NLĐ (mục số 7 của Phụ lục 1): nếu giá trị thấp hơn quy định của Tổng Liên đoàn thì chấm tối đa 03 điểm; nếu giá trị đạt theo quy định của Tổng Liên đoàn thì chấm 04 điểm; nếu giá trị cao hơn quy định của Tổng Liên đoàn thì chấm tối đa 05 điểm.

+ Các nội dung khác (mục số 8 của Phụ lục 1): chấm tối đa 04 điểm/nội dung.

- Điểm thưởng:

Căn cứ vào tình hình thực tế, điều kiện hoạt động, đặc điểm của doanh nghiệp, CĐCS; quá trình thương lượng tập thể, ký kết, thực hiện TƯLĐTT; mang lại lợi ích cho số đông NLĐ... để chấm điểm thưởng. Trường hợp TƯLĐTT ký kết có toàn bộ hệ thống thang lương, bảng lương áp dụng tại doanh nghiệp hoặc nội dung TƯLĐTT chỉ bao gồm các điều khoản có lợi hơn quy định pháp luật cho NLĐ thì chấm 05 điểm thưởng.

- Không cho điểm đối với các nội dung quy định chung chung, không cụ thể hóa bằng con số, giá trị cụ thể.

- Chấm điểm tối đa đối với nội dung đảm bảo đồng thời các điều kiện sau:

+ Áp dụng cho trên 50% tổng số NLĐ của doanh nghiệp;

+ Được thực hiện thường xuyên (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng);

+ Số lượng, mức, giá trị cao hơn từ 5% trở lên so với quy định của pháp luật hoặc mức đang áp dụng tại doanh nghiệp/ hoặc TƯLĐTT đã ký kết.

3. Cách thức xếp loại thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp

3.1. Xếp loại A, nếu TƯLĐTT đảm bảo đồng thời các điều kiện sau:

- Tổng số điểm từ 80 điểm trở lên.

- Tổng số điểm các nội dung về tiền lương (mục số 5 của Phụ lục 1) và các nội dung về bữa ăn ca của NLĐ (mục số 7 của Phụ lục 1) đạt từ 25 điểm trở lên.

3.2. Xếp loại B, nếu TƯLĐTT thuộc một trong các trường hợp sau:

- Tổng số điểm từ 65 điểm đến dưới 80 điểm và tổng số điểm các nội dung về tiền lương (mục số 5 của Phụ lục 1) và các nội dung về bữa ăn ca của NLĐ (mục số 7 của Phụ lục 1) đạt từ 15 điểm trở lên.

- Tổng số điểm đạt từ 80 điểm trở lên và tổng số điểm các nội dung về tiền lương (mục số 5 của Phụ lục 1) và các nội dung về bữa ăn ca của NLĐ (mục số 7 của Phụ lục 1) đạt từ 15 điểm đến dưới 25 điểm.

3.3. Xếp loại C, nếu TƯLĐTT thuộc một trong các trường hợp sau:

- Tổng số điểm từ 50 điểm đến dưới 65 điểm.

- Tổng số điểm từ 65 điểm đến dưới 80 điểm nhưng tổng số điểm các nội dung về tiền lương (mục số 5 của Phụ lục 1) và các nội dung về bữa ăn ca của NLĐ (mục số 7 của Phụ lục 1) đạt dưới 15 điểm.

3.4. Xếp loại D, nếu TƯLĐTT có tổng số điểm dưới 50 điểm.

4. Quy trình đánh giá, xếp loại

- Bước 1: CĐCS gửi hồ sơ, tài liệu liên quan, TƯLĐTT đã ký kết (theo Phụ lục 3) tới Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

- Bước 2: Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chấm điểm, đề xuất xếp loại. Sau đó gửi TƯLĐTT, phụ lục ký kết (Trong trường hợp sửa đổi, bổ sung) và đề xuất xếp loại TƯLĐTT của CĐCS (theo Phụ lục 2) về Liên đoàn Lao động Thành phố.

- Bước 3: Liên đoàn Lao động Thành phố thẩm định, chấm điểm và xếp loại TƯLĐTT của CĐCS.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Liên đoàn Lao động Thành phố

- Căn cứ Hướng dẫn của Tổng Liên đoàn để cụ thể hóa việc đánh giá, xếp loại TƯLĐTT, triển khai đến các cấp Công đoàn Thành phố.

- Giao Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động thực hiện chấm điểm và tham mưu quyết định xếp loại TƯLĐTT của các cấp công đoàn.

- Gửi kết quả xếp loại TƯLĐTT cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chậm nhất 05 ngày làm việc sau khi LĐLĐ Thành phố hoàn thành đánh giá, ra quyết định xếp loại TƯLĐTT.

- Nhập dữ liệu Bảng chấm điểm TƯLĐTT lên Thư viện TƯLĐTT của Tổng Liên đoàn; Báo cáo kết quả xếp loại TƯLĐTT về Tổng Liên đoàn (qua Ban Quan hệ Lao động) định kỳ 6 tháng (trước ngày 31/5), hàng năm (trước ngày 30/11).

2. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở

- Đưa nội dung đánh giá, xếp loại TƯLĐTT vào chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của cấp mình và triển khai tới các CĐCS; Nội dung đánh giá, xếp loại TƯLĐTT là một trong những nội dung đánh giá, xếp loại CĐCS vững mạnh hàng năm và mức độ hoàn thành công tác của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

- Hướng dẫn, đôn đốc, tiếp nhận hồ sơ, tài liệu của CĐCS và thực hiện chấm điểm, đề xuất xếp loại TƯLĐTT cho từng CĐCS trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, tài liệu của CĐCS.

- Gửi bản tổng hợp kết quả chấm điểm và đề xuất xếp loại TƯLĐTT của các CĐCS về Liên đoàn Lao động Thành phố chấm thẩm định; Chuyển kết quả xếp loại TƯLĐTT cho CĐCS sau khi nhận được từ Liên đoàn Lao động Thành phố.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS thương lượng, ký kết lại TƯLĐTT có nội dung trái quy định của pháp luật.

- Chuyển dữ liệu (Scan) bản TƯLĐTT của CĐCS lên Thư viện TƯLĐTT của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sau khi nhận được quyết định xếp loại TƯLĐTT của Liên đoàn Lao động Thành phố.

3. Công đoàn cơ sở

- Gửi hồ sơ, tài liệu liên quan đến TƯLĐTT của doanh nghiệp (Phụ lục 3) tới công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày TƯLĐTT được ký kết (ký mới, ký lại, sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT).

- Căn cứ kết quả xếp loại TƯLĐTT để rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, từng bước nâng cao chất lượng TƯLĐTT. Trường hợp TƯLĐTT có nội dung trái quy định của pháp luật thì đề xuất với NSDLĐ thương lượng, ký lại TƯLĐTT theo quy định.

Trên đây là Hướng dẫn đánh giá, xếp loại chất lượng thương lượng tập thể, ký kết và tổ chức thực hiện TƯLĐTT trong các cấp công đoàn Thủ đô. Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn số 24/HD-LĐLĐ ngày 15/12/2014 của Liên đoàn Lao động Thành phố về đánh giá chất lượng thương lượng tập thể, ký kết và thực hiện TƯLĐTT của các cấp công đoàn. Các bản TƯLĐTT đã được đánh giá, xếp loại theo Hướng dẫn số 24/HD-LĐLĐ ngày 15/12/2014 trước ngày Hướng dẫn này có hiệu lực tiếp tục được công nhận kết quả đã xếp loại (trừ trường hợp sửa đổi, bổ sung, ký lại).

Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố đề nghị các cấp công đoàn Thành phố khẩn trương triển khai thực hiện Hướng dẫn này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Liên đoàn Lao động Thành phố (qua Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ Lao động) để được hướng dẫn./.

Nơi nhận: - Tổng LĐLĐ VN; (để b/c) - Thường trực LĐLĐ TP; - LĐLĐ các quận, huyện,TX; - CĐ ngành, CĐ cấp trên TTCS; - Các Ban LĐLĐ TP; - Lưu: VT, CSPL&QHLĐ.

TM. BAN THƯỜNG VỤ PHÓ CHỦ TỊCH

Lê Đình Hùng

PHỤ LỤC 1

KHUNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ, KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ DOANH NGHIỆP (Kèm theo Hướng dẫn số 30/HD-LĐLĐ ngày 25 tháng 9 năm 2023)

TT

Tiêu chí đánh giá

Điểm tối đa

I

QUY TRÌNH THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ

4

1

Tổng hợp ý kiến của tập thể NLĐ để xây dựng nội dung đề xuất thương lượng tập thể

1

2

Đề xuất thương lượng tập thể với người sử dụng lao động

1

3

Tiến hành phiên họp thương lượng tập thể

1

4

Lấy ý kiến tập thể NLĐ về kết quả thương lượng tập thể/dự thảo TƯLĐTT

1

II

NỘI DUNG CÓ LỢI HƠN SO VỚI QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

85

5

Các nội dung về tiền lương gồm: mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác; mức lương thấp nhất tại doanh nghiệp; hệ thống thang lương, bảng lương; định mức lao động; tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm; tiền lương ngừng việc; tạm ứng lương; nâng lương; tiền lương thử việc; các nội dung khác liên quan đến tiền lương; tiền thưởng tháng lương thứ 13...

40

6

Các nội dung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi gồm: giảm giờ làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, ban đêm; tăng giờ nghỉ trong giờ làm việc; các đợt nghỉ giải lao trong giờ làm việc; thời gian nghỉ chuyển ca; tăng thêm ngày nghỉ hàng tuần; tăng thêm ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm; tăng thêm thời gian nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương; nghỉ ngày thành lập doanh nghiệp...

7

Nội dung bữa ăn ca của người lao động gồm: số lượng, giá trị bữa ăn ca; hình thức tổ chức bữa ăn ca...

5

8

Các nội dung khác gồm: đảm bảo việc làm; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động; điều kiện, phương tiện hoạt động của CĐCS; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và CĐCS; bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc; các chế độ phúc lợi cho NLĐ như nghỉ mát, hiếu hỷ, hỗ trợ đoàn viên, người lao động khó khăn...

40

III

KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN TƯLĐTT

6

9

Tổ chức ký kết TƯLĐTT

1

10

Phổ biến TƯLĐTT tới NLĐ

2

11

Giám sát việc thực hiện TƯLĐTT

2

12

Đánh giá kết quả thực hiện TƯLĐTT hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung, ký lại, ký mới TƯLĐTT hoặc gửi TƯLĐTT theo quy định

1

IV

ĐIỂM THƯỞNG (nếu có)

5

TỔNG ĐIỂM

100

PHỤ LỤC 2

BẢN CHẤM ĐIỂM, ĐỀ XUẤT XẾP LOẠI THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ, KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN TƯLĐTT DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG ĐOÀN CẤP TRÊN TRỰC TIẾP CƠ SỞ (Kèm theo Hướng dẫn số 30/HD-LĐLĐ ngày 25 tháng 9 năm 2023)

TT

Tiêu chí đánh giá

Công đoàn cấp trên trực tiếp chấm

I

QUY TRÌNH THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ

1

Tổng hợp ý kiến của tập thể NLĐ để xây dựng nội dung đề xuất thương lượng tập thể

2

Đề xuất thương lượng tập thể với người sử dụng lao động

3

Tiến hành phiên họp thương lượng tập thể

4

Lấy ý kiến tập thể NLĐ về kết quả thương lượng tập thể/dự thảo TƯLĐTT

II

NỘI DUNG CÓ LỢI HƠN SO VỚI QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

5

Tiền lương (ghi cụ thể từng nội dung và cho điểm tương ứng)

6

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (ghi cụ thể từng nội dung và cho điểm tương ứng)

7

Bữa ăn ca của NLĐ (ghi cụ thể mức, giá trị, hình thức và cho điểm tương ứng)

8

Các nội dung khác (ghi cụ thể từng nội dung và cho điểm tương ứng)

III

KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN TƯLĐTT

9

Tổ chức ký kết TƯLĐTT

10

Phổ biến TƯLĐTT tới NLĐ

11

Giám sát việc thực hiện TƯLĐTT

12

Đánh giá kết quả thực hiện TƯLĐTT hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung, ký lại, ký mới TƯLĐTT hoặc gửi TƯLĐTT tới công đoàn cấp trên trực tiếp

IV

ĐIỂM THƯỞNG (ghi cụ thể nội dung điểm thưởng)

TỔNG ĐIỂM

Đề xuất xếp loại TƯLĐTT: ……………………(loại A hoặc B hoặc C hoặc D hoặc không xếp loại).

Lưu ý: Trường hợp không xếp loại thì nêu rõ lý do.

CÁN BỘ CHẤM (Ký tên)

TM. BAN THƯỜNG VỤ CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC HỒ SƠ, TÀI LIỆU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI TƯLĐTT DOANH NGHIỆP (Kèm theo Hướng dẫn số 30/HD-LĐLĐ ngày 25 tháng 9 năm 2023)

TT

Tên hồ sơ, tài liệu

I

CĐCS gửi công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở

1

TƯLĐTT, phụ lục đã ký kết (sửa đổi, bổ sung, ký lại, ký mới)

2

Văn bản đề xuất thương lượng tập thể với người sử dụng lao động (Mẫu số 1)

3

Biên bản các phiên họp thương lượng tập thể (Mẫu số 2)

4

Biên bản tổng hợp lấy ý kiến tập thể NLĐ về kết quả thương lượng tập thể/dự thảo TƯLĐTT (Mẫu số 3)

5

Các tài liệu khác liên quan (nếu có)

II

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở gửi LĐLĐ Thành phố

1

Bản TƯLĐTT, phụ lục, các tài liệu liên quan, bản chấm điểm, đề xuất xếp loại TƯLĐTT đối với từng CĐCS

2

Danh sách tổng hợp kết quả chấm điểm TƯLĐTT của các CĐCS

3

Danh sách phân công cán bộ đôn đốc, hướng dẫn và chấm điểm, phân loại TƯLĐTT

Mẫu số 1

Kính gửi: (Ông/bà) Giám đốc công ty………………

Căn cứ các Điều 67, 68, 69 và Khoản 1 Điều 70 Bộ Luật Lao động 2019.

Căn cứ quy định quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn quy định tại Điều 10 Luật Công đoàn 2012.

Ban Chấp hành Công đoàn Công ty …………. trân trọng đề nghị Giám đốc Công ty tổ chức cuộc họp thương lượng tập thể để ký kết TƯLĐTT năm ……….. (Hoặc sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT đã ký kết năm....)

1. Thời gian: Dự kiến vào lúc:…….. giờ……. , ngày ……/ ……/ …….

2. Địa điểm: …………………………………….

3. Thành phần tham dự

  1. Về phía doanh nghiệp:

- Ông (bà): ……………………………………………………………………………………

- Ông (bà): ……………………………………………………………………………………

- Ông (bà): ……………………………………………………………………………………

  1. Về phía BCH CĐCS công ty:

- Ông (bà): ……………………………………………………………………………………

- Ông (bà): ……………………………………………………………………………………

- Ông (bà): ……………………………………………………………………………………

  1. Về phía Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (nếu có):

- Ông (bà): ……………………………………………………………………………………

  1. Về phía cơ quan quản lý nhà nước về lao động (nếu có):

- Ông (bà): ……………………………………………………………………………………

4. Nội dung phiên họp

Hai bên bàn bạc để đi đến thống nhất một số nội dung sau:

(1)……………………..

(2)……………………..

……………………………….

(Tham khảo các nội dung tại Điều 67 Bộ Luật Lao động. Nếu có dự thảo TƯLĐTT thì ghi có văn bản kèm theo).

Rất mong nhận được sự tham dự, ủng hộ của Giám đốc Công ty.

Trân trọng./.

Nơi nhận: - Như kính gửi; - Công đoàn CTTTCS; - Lưu CĐ Cty.

TM. BAN CHẤP HÀNH CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---

Hà Nội, ngày……. tháng……. năm……...

BIÊN BẢN Họp thương lượng tập thể giữa Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở và Người sử dụng lao động

Hôm nay, vào lúc: .... giờ ...., ngày …..tháng …..năm …….., tại Văn phòng Công ty …………………… Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở và Người sử dụng lao động tổ chức phiên họp thương lượng tập thể theo quy định của Bộ Luật Lao động.

  1. Thành phần:

1. Về phía người sử dụng lao động:

- Ông (bà): …………………………………………

- Ông (bà): …………………………………………

- Ông (bà): …………………………………………

2. Về phía BCH CĐCS công ty:

- Ông (bà): …………………………………………

- Ông (bà): …………………………………………

- Ông (bà): …………………………………………

3. Về phía Công đoàn cấp trên (nếu có)

- Ông (bà): …………………………………………

4. Về phía cơ quan quản lý nhà nước về lao động (nếu có)

- Ông (bà): …………………………………………

đ. Thư ký

- Ông (bà): …………………………………………

5. Phiên dịch (nếu có)

- Ông (bà): …………………………………………

  1. Nội dung cuộc họp:

Căn cứ quy định của Bộ luật Lao động 2019, Luật Công đoàn 2012; Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các bên trong quan hệ lao động.

  1. Công đoàn và Lãnh đạo Công ty …………thương lượng các nội dung sau:

- …………………………………………………………………………………………….

- …………………………………………………………………………………………….

- …………………………………………………………………………………………….

(Lựa chọn các nội dung theo Điều 67 BLLĐ)

II. Sau khi bàn bạc, thỏa thuận, hai bên đi đến thống nhất một số nội dung thương lượng cụ thể như sau:

1. Những nội dung 2 bên thống nhất thực hiện:

- …………………….

- …………………….

2. Những nội dung 2 bên chưa thống nhất, còn ý kiến khác nhau, cần tiếp tục thương lượng:

- …………………….

- …………………….

Đề nghị các phòng, ban có liên quan của Công ty phối hợp với BCH Công đoàn cơ sở công bố công khai Biên bản thương lượng tập thể đến toàn bộ người lao động được biết; lấy ý kiến của tập thể lao động về kết quả thương lượng và những nội dung 2 bên đã thỏa thuận thống nhất.

Nếu có trên 50% ý kiến tập thể lao động đồng ý, thì 2 bên tiến hành ký kết TƯLĐTT vào ngày....../ ……/..... Nếu không không đạt 50% tập thể lao động đồng ý, thì 2 bên tiếp tục thương lượng.

Nội dung trên, được 2 bên thống nhất thông qua. Cuộc họp kết thúc vào lúc ……h…… cùng ngày.

THƯ KÝ

TM. BAN CHẤP HÀNH (ký tên, đóng dấu)

TM. CÔNG TY……. (ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---

Hà Nội, ngày……. tháng……. năm……...

BIÊN BẢN Tổng hợp lấy ý kiến tập thể người lao động về kết quả thương lượng tập thể/Dự thảo TƯLĐTT năm ……….

Căn cứ Bộ luật Lao động 2019, Luật Công đoàn Việt Nam năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Căn cứ Biên bản thương lượng tập thể ngày ……/ ……../ ……. giữa Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở và Người sử dụng lao động. BCH Công đoàn Công ty đã lấy ý kiến của tập thể người lao động trong công ty (Bằng hình thức biểu quyết dơ tay) về kết quả thương lượng tập thể, dự thảo TƯLĐTT năm …….., lập Biên bản tổng hợp ý kiến, cụ thể như sau:

- Chủ trì: Ông/bà ……………………………….. - Chức danh: Chủ tịch CĐ công ty

- Thư ký: Ông/bà ……………………………….. - Chức danh: ………………………

- Tổng số lao động của công ty: …………………. người.

- Tổng số người lao động của Công ty có ý kiến: ……….. người, chiếm ………... %.

Kết quả:

1. Tổng số người lao động đồng ý với kết quả thương lượng/Dự thảo TƯLĐTT năm …….: ……. người, chiếm ……….. %.

2. Tổng số người lao động không đồng ý với kết quả thương lượng/Dự thảo TƯLĐTT năm ……..: ……… người, chiếm ………%.

3. Ý kiến khác (nếu có):

- ………………………………………………………………………………………………

- ………………………………………………………………………………………………

Biên bản được lập thành 03 bản: 01 lưu hồ sơ Công đoàn, 01 lưu hồ sơ doanh nghiệp, 01 gửi Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

THƯ KÝ (Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN CÔNG TY (ký tên, đóng dấu)

Ví dụ: Công ty sẽ thưởng cho NLĐ tùy vào tình hình SXKD hoặc căn cứ vào quy chế lương thưởng của doanh nghiệp; doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định....

Ví dụ nội dung chấm điểm tối đa: Công ty cung cấp bữa ăn ca miễn phí cho người lao động trị giá 25.000 đồng (tăng 2.000 đồng so với mức đang áp dụng) kể từ ngày 01/8/2023.