Bánh Trung thu hình vuông có ý nghĩa gì

Bánh Trung thu là một món ăn không thể thiếu trong ngày rằm tháng 8, nhưng không phải ai trong chúng ta cũng hiểu rõ nguồn gốc và ý nghĩa của món bánh này. Hãy cùng META tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của những chiếc bánh Trung thu trong dịp rằm tháng 8 qua bài viết dưới đây nhé!

Bánh Trung thu là bánh gì?

Bánh Trung thu là tên gọi một loại bánh có nguồn gốc từ Trung Quốc dùng để ăn trong các dịp Tết Trung Thu, tiếng Việt có nghĩa là bánh nướng. Tuy nhiên bánh Trung thu theo thời gian, và ở các nước, các vùng có những biến thể khác nhau. Ở Việt Nam nó được chỉ cho loại bánh nướng và bánh dẻo có nhân ngọt thường được dùng trong dịp Tết Trung thu.

Bánh Trung thu có tên gọi trong tiếng Trung là nguyệt bính (Hán tự: 月餅, pinyin: Yuèbǐng), tiếng Anh là moon cake, nghĩa đen là bánh mặt trăng.  Bánh Trung thu thường có dạng hình tròn (đường kính khoảng 10 cm) hay hình vuông (chiều dài cạnh khoảng 7 - 8 cm), chiều cao khoảng 4 - 5 cm, không loại trừ cóc các kích cỡ to hơn, thậm chí khổng lồ. Ngoài ra, bánh Trung thu còn có nhiều kiểu dáng khác nhưng phổ biến hơn là kiểu lợn mẹ với đàn con, cá chép.

>>> Xem thêm: Trung thu ngày mấy 2021? Trung thu 2021 vào thứ mấy?

Nguồn gốc của bánh Trung thu

Nguồn gốc của bánh Trung thu vốn xuất phát từ Trung Quốc nhưng tại chính quê hương của chiếc bánh này, cũng có rất nhiều giả thiết về sự ra đời của món bánh không thể thiếu vào dịp rằm tháng 8. Có giả thuyết cho rằng từ thời Ân, Chu, ở vùng Chiết Giang đã có loại bánh kỷ niệm Thái sư Văn Trọng, gọi là bánh Thái sư. Đây có thể coi như là "thủy tổ" của bánh trung thu. Đến thời Tây Hán, Trương Thiên đi Tây Vực mang về Trung Quốc hạt mè, hạt hồ đào (walnut), dưa hấu làm nguyên liệu cho loại bánh này, nên nó còn được gọi là bánh hồ đào.

Đến thời Đường, ở thành phố Tràng An có những tiệm bánh trứ danh. Tương truyền có một đêm Trung thu, Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi ăn bánh hồ đào, thưởng ngoạn trăng rằm, Đường Huyền Tông chê tên bánh không hay nên đặt tên là bánh nguyệt (mặt trăng) cho thơ mộng hơn. Từ đó về sau người Trung Quốc gọi nó là bánh mặt trăng. 

Đến thời nhà Tống, tập tục ăn bánh trung thu đã rất thịnh hành trong giới quý tộc. Thậm chí, thú vui quý tộc này còn đi vào hàng loạt bài thơ ca nổi tiếng thời bấy giờ. Tuy nhiên, vào thời này, đó vẫn chỉ là thú vui xa xỉ, chưa phổ biến rộng rãi trong nhân dân.

Cũng có giả thuyết cho rằng, tục ăn bánh mặt trăng mỗi dịp Trung thu xuất hiện từ cuối thời Nguyên, khi Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn nổi dậy. Để có thể truyền đạt tin tức và mệnh lệnh một cách bí mật, họ cho làm những cái bánh hình tròn, phía trong nhét tờ giấy ước định thời gian khởi nghĩa là thời điểm trăng sáng nhất trong đêm rằm tháng 8.

Sau đó, những chiếc bánh sẽ được truyền đi khắp nơi và trở thành phương tiện liên lạc cho quân khởi nghĩa. Phương pháp này tỏ ra hết sức hiệu nghiệm, tin tức hô hào khởi nghĩa được truyền đi khắp nơi. Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, người Trung Quốc lấy việc làm bánh này vào ngày rằm tháng 8 để kỷ niệm sự kiện ấy, lâu dần nó trở thành một phong tục truyền thống của nhân dân.

Bánh trung thu Trung Quốc là loại bánh ngọt tròn, đường kính khoảng 10 cm và dày 3 - 4 cm, thường được ăn ở khu vực miền Nam và miền Bắc. Nhân bánh khá phong phú thường được làm từ đậu đỏ hoặc bột hạt sen được bao quanh bởi lớp vỏ mỏng (2,3mm) và có thể chứa lòng đỏ từ trứng vịt muối. Bánh trung thu thường được ăn trong nêm nhỏ kèm theo trà. Ngày nay, theo thông lệ, các doanh nhân và gia đình sẽ tặng chúng cho khách hàng hoặc người thân của họ làm quà tặng, giúp thúc đẩy nhu cầu về bánh trung thu cao cấp.

Tại Việt Nam, bánh trung thu truyền thống gồm có 2 loại là bánh nướng và bánh dẻo. Nhân bánh có mặn, có ngọt, đủ vị thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào của gia đình. Bánh có hình dáng tròn đầy tượng trưng cho sự sum họp, đoàn viên, bên trong ngập các loại nhân thể hiện sự viên mãn, sung túc. Bánh trung thu hiện đại phần lớn là sự cách tân kiểu dáng là nguyên liệu của nhân bánh, nó có thể là đậu xanh, khoai môn, jambon, các hương liệu như: cà phê, socola, các loại trái cây... Thập kỷ 1980 xuất hiện các kiểu bánh trung thu được làm lạnh (bánh dẻo lạnh). Những năm gần đây còn xuất hiện loại bánh trung thu dành cho người ăn kiêng (bánh trung thu chay).

Ngoài ra, người dân các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Philippines, Malaysia cũng ăn bánh trung thu mỗi dịp rằm tháng 8 âm lịch nhưng bánh của mỗi nước đều sẽ có nét riêng về hình thức và hương vị.

>>> Xem thêm: Nguồn gốc Tết Trung thu: Tết Trung thu có nguồn gốc từ quốc gia nào?

Ý nghĩa của bánh Trung thu

Theo dòng chảy của sự giao thoa văn hóa, bánh Trung thu được du nhập vào Việt Nam, dù là bánh nướng hay bánh dẻo cũng đều có những ý nghĩa riêng của nó. Bánh dẻo có hình dáng vầng trăng tròn biểu tượng cho sự đoàn viên cộng thêm màu trắng ngà của bánh thể hiện tình yêu khăng khít của vợ chồng. Bánh nướng với lớp vỏ màu cánh gián với ý nghĩa là dù ta có trải qua bao khó khăn trong công việc thì vẫn luôn có người thân bên cạnh, chở che ta. Nhân bánh mặn, ngọt, đủ vị thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào của gia đình bên ta.

Bên cạnh đó, bánh nướng bánh dẻo truyền thống của Việt Nam thường có hai hình vuông và tròn. Bánh trung thu hình tròn biểu tượng cho hình dáng của vầng trăng trong ngày rằm tháng 8, mang ý nghĩa của sự vẹn nguyên, đủ đầy, sự đoàn tụ viên mãn. Bánh trung thu hình vuông đại diện cho hình dáng trời đất, sự tự do và hạnh phúc của con người. Sau này có thêm loại bánh cá chép tượng trưng cho tài lộc, thịnh vượng, sự phát triển vượt bậc. Nhìn chung, dù có nhiều thay đổi về hương vị nhưng ý nghĩa chung của bánh Trung thu vẫn không thay đổi qua năm tháng.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm được về nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Trung thu, một loại bánh không thể thiếu trong dịp rằm tháng 8 Âm lịch của Việt Nam. Để tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị khác về dịp Tết Trung thu, hãy truy cập ngay META.vn nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau của chúng tôi.

Tham khảo thêm

Gửi bình luận

Xem thêm: bánh trung thu, trung thu, tết trung thu, rằm tháng 8

Vì sao cứ đến mỗi dịp Rằm tháng Tám, người ta nghĩ ngay đến chiếc bánh trung thu? Hãy cùng NPP Cống Quỳnh tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa qua bài viết sau nhé!

Tết trung thu là dịp mà mọi người trong gia đình có cơ hội quây quần bên nhau, cùng nhau thưởng thức những chiếc bánh trung thu bên cạnh tách trà nóng thơm lừng, vì vậy mà dịp này còn được gọi là Tết Đoàn Viên. Ở Việt Nam, vào dịp này, người ta thường tặng nhau những hộp bánh trung thu như một lời chúc sức khỏe đến người thân và gia đình của mình.

Có 2 loại bánh trung thu truyền thống mà ta thường hay bắt gặp nhất là bánh nướng và bánh dẻo với đủ loại nhân khác nhau như nhân thập cẩm, nhân đậu xanh, …

Dù vậy nhưng không phải ai cũng biết và hiểu về nguồn gốc của bánh trung thu, NPP Cống Quỳnh sẽ cung cấp thêm thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Có thể bạn quan tâm

>> Bánh trung thu ngon nức tiếng mùa Tết đoàn viên mà bạn không thể bỏ lỡ

Nguồn gốc của chiếc bánh trung thu

Tương truyền rằng, tại trung quốc vào cuối thời Nguyên để có thể truyền tin nhau trong những cuộc chiến tranh thì người dân đã nghĩ ra cách làm ra những chiếc bánh có dạng hình tròn và nhét thông tin thời gian chuẩn bị bắt đầu trận chiến chính là lúc rằm tháng 8, thời điểm trăng cao và sáng nhất.

Bánh Trung thu hình vuông có ý nghĩa gì

Bánh trung thu có xuất xứ từ trung quốc

Kể từ đó, vào mỗi dịp rằm tháng 8, người dân trung quốc đã kỷ niệm ngày này bằng cách làm bánh trung thu.

Ở mỗi thời kỳ, bánh trung thu có tên gọi khác nhau như bánh đoàn viên, bánh hoàng tộc, bánh nhà Hồ,…Những chiếc bánh này đề có đặc điểm giống nhau là bánh có dạng hình mặt trăng tròn.

Ý nghĩa bánh Trung Thu

Chính nguồn gốc xuất xứ của chiếc bánh trung thu mà khi về Việt Nam, bánh trung thu mang trên mình nhiều ý nghĩa nhân văn. Hình tròn của bánh biểu trưng cho sự vẹn tròn, đủ đầy và sung túc. Thể hiện của sự đoàn viên, sum họp bên gia đình vào ngày rằm tháng 8 hằng năm.

Bánh Trung thu hình vuông có ý nghĩa gì

Bánh trung thu dẻo và bánh nướng là loại bánh phổ biến

Ý nghĩa về nhân bánh:

  • Bánh dẻo được làm từ bột nếp có mùi hương ngọt ngào thanh dịu từ nước hoa bưởi, nhân bánh dẻo thông thường sẽ có vị ngọt và sử dụng hạt sen hoặc hạt đậu xanh để làm, có ý nghĩa của sự thanh khiết và ngọt ngào.
  • Đối với bánh nướng, người ta thường sử dụng bột mì lên men và nhân loại bánh này rất đa dạng như nhân thập cẩm, nhân đậu xanh, khoai môn, đậu đỏ bên trong là lòng đỏ trứng có vị mặn. Trong mặn có ngọt, 2 vị này tưởng đối lập nhau nhưng lại hòa hợp với nhau một cách tự nhiên, sau những khó khăn vấp ngã chúng ta rồi lại sẽ nếm được mật ngọt, rồi sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn đó là ý nghĩa mà người tạo ra loại bánh này muốn gửi gắm đến thực khách,

 Ý nghĩa về hình dáng:

  • Bánh trung thu hình tròn thể hiện cho hình dáng của vầng trăng trong ngày rằm tháng tám biểu trưng cho sự vẹn nguyên, đủ đầy sự đoàn tụ viên mãn.
  • Bánh trung thu hình vuông đại diện cho hình dáng trời đất, sự tự do và hạnh phúc của con người.

Ngày nay bánh trung thu vẫn có nhiều hình dáng và các loại nhân cũng đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên giá trị và ý nghĩa của bánh trung thu vẫn không thay đổi, nó vẫn biểu trưng cho sự đoàn tụ, sum họp, đại diện cho tình thân và là loại thực phẩm không thể thiếu để dành tặng cho nhau trong mỗi dịp rằm tháng tám.

Hy vọng với bài viết này, NPP Cống Quỳnh đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của chiếc bánh trung thu.

NPP BÁNH TRUNG THU CỐNG QUỲNH

Công Ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Dịch Vụ TVA          MST: 0315818543

Địa chỉ: 20 Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Quận 1, TP.HCM

CN Thủ Đức: 33 Đường 48, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP HCM

Hotline: 0906309885     0933138885       0906986885   

Tel: 02838374987             Fax: 028 38360973

Email :          

Website: trungthu.congquynh.vn           Facebook: facebook.com/dailybanhtrungthu.com.vn

Bánh Trung Thu Kinh Đô – Givral –Brodard – Như Lan Chiết Khấu Cao, Giao Hàng Nhanh

NPP bánh trung thu Cống Quỳnh  Địa chỉ MUA BANH TRUNG THU 2021 UY TIN TP HO CHI MINH