Báo cáo việc thanh quyết toán dự án

MAN tự hào là công ty chuyên nghiệp trong dịch vụ kiểm toán, đặc biệt là lĩnh vực kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Vậy chúng là gì? quy trình, yêu cầu, mục đích và các nội dung ra sao? cùng anh Lê Hoàng Tuyên hiện đang là Founder MAN tìm hiểu một số các quy định về quyết toán dự án sử dụng vốn nhà nước, và giải đáp tất tần tật những thông tin xoay quanh trong bài viết ngày hôm nay.

Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành là gì?

Báo cáo quyết toán cho dự án là loại báo cáo được đại diện chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư lập nên căn cứ trên quy định về quyết toán dự án hoàn thành. Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thể hiện các thông tin về tài chính, kinh tế và những thông tin thiết yếu khác liên quan đến việc đầu tư, thực hiện dự án.

Mục đích của kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành

Theo chuẩn mực VSA 1000 được ban hành kèm theo Thông tư 67/2015/TT-BTC, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành sẽ có mục đích như sau:

Mục đích của kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và là cơ sở để người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán xem xét phê duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, thông qua việc kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đưa ra ý kiến, xét trên các khía cạnh trọng yếu, liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án tại thời điểm lập báo cáo, có phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành hay không.

Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành giúp tăng độ tin cậy đối với người sử dụng báo cáo

Yêu cầu đối với kiểm toán dự án hoàn thành

Một cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Kiểm toán viên phải làm đúng theo pháp luật hiện hành của Nhà nước
  • Kiểm toán viên phải tuân theo các chuẩn mực, quy định về đạo đức của nghề kiểm toán, kể cả tính độc lập có liên quan đến kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
  • Kiểm toán viên cần lên kế hoạch và tiến hành kiểm toán với thái độ hoài nghi nghề nghiệp, từ đó phát hiện các trường hợp có thể dẫn tới sai sót trọng yếu về quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện dự án và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
  • Kiểm toán viên cần áp dụng các xét đoán mang tính chuyên môn trong toàn bộ quá trình lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
  • Kiểm toán viên cần thu thập các bằng chứng kiểm toán thích hợp một cách đầy đủ, từ đó đạt được sự đảm bảo hợp lý và giảm thiểu tối đa rủi ro kiểm toán, cho phép kiểm toán viên có thể đưa ra kết luận thích hợp để hình thành nên ý kiến kiểm toán.
  • Kiểm toán viên cần tuân theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Chuẩn mực có liên quan đến cuộc kiểm toán khi chuẩn mực đó đang trong hiệu lực thi hành và các tình huống diễn ra trong cuộc kiểm toán đã được hướng dẫn trong chuẩn mực.

    Báo cáo việc thanh quyết toán dự án
    Có một số yêu cầu được đặt ra đối với kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành

    Xem thêm: Kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Yêu cầu khi kiểm toán BCTC

Quy trình kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành

Cũng theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 1000 đi kèm với Thông tư 67/2015/TT-BTC, một cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành sẽ được tiến hành theo 3 bước đó là: Lập kế hoạch kiểm toán, Thực hiện kiểm toán và Kết thúc kiểm toán.

Lập kế hoạch kiểm toán

Kiểm toán viên cần vận dụng các quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 một cách linh hoạt và phù hợp. Cụ thể, các đoạn từ 16 đến 25 thuộc Chuẩn mực này đã đưa ra một số hướng dẫn về lập kế hoạch kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.

Kế hoạch kiểm toán phải được xây dựng cho toàn bộ các cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, đảm bảo sự phù hợp với mỗi cuộc kiểm toán.

Kế hoạch kiểm toán sẽ gồm 2 phần, đó là kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán.

– Kế hoạch kiểm toán tổng thể: Chỉ rõ phạm vi, phương thức thực hiện cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải đảm bảo sự chi tiết, đầy đủ, làm căn cứ để xây dựng chương trình kiểm toán. Quy mô, hình thức của kế hoạch tổng thể sẽ phụ thuộc vào tính phức tạp của nhiệm vụ kiểm toán, quy mô dự án và yêu cầu của hợp đồng kiểm toán.

Trong kế hoạch tổng thể, kiểm toán viên cần trình bày các nội dung sau:

  • Thông tin về đơn vị và dự án được kiểm toán
  • Xác định mức trọng yếu và rủi ro
  • Nhân sự và thời gian kiểm toán

– Chương trình kiểm toán: Trong chương trình kiểm toán cần chỉ rõ lịch trình, nội dung, phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần làm để triển khai kế hoạch kiểm toán tổng thể.

Chương trình kiểm toán được xây dựng bởi kiểm toán viên có thể khác nhau tùy vào từng cuộc kiểm toán và các doanh nghiệp kiểm toán. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đạt được các mục tiêu kiểm toán và hiệu quả của cuộc kiểm toán, bám sát kế hoạch kiểm toán tổng thể.

Báo cáo việc thanh quyết toán dự án
Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành

Thực hiện kiểm toán

Quá trình thực hiện kiểm toán sẽ bao gồm các công việc sau đây:

Giao nhận hồ sơ, tài liệu quyết toán dự án hoàn thành

Kiểm tra báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, bao gồm: kiểm tra hồ sơ pháp lý, nguồn vốn đầu tư, chi phí đầu tư, chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư, giá trị tài sản hình thành qua đầu tư, công nợ, thiết bị vật tư tồn động, việc chủ đầu tư chấp hành ý kiến kết luận của các cơ quan thanh kiểm tra, kiểm toán Nhà nước (nếu có).

Báo cáo việc thanh quyết toán dự án
Tiến hành kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành

Kết thúc kiểm toán

Trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán, có một số thủ tục mà kiểm toán viên phải thực hiện đó là:

  • Phân tích, soát xét kết quả của cuộc kiểm toán về mặt tổng thể
  • Lập và phát hành báo cáo kiểm toán
  • Xử lý các công việc phát sinh sau khi lập báo cáo kiểm toán

Nội dung của báo cáo kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành

Báo cáo kiểm toán phải được lập bằng văn bản, gồm các nội dung chính:

(a) Tên và địa chỉ doanh nghiệp kiểm toán;

(b) Số hiệu và tiêu đề báo cáo kiểm toán: Báo cáo kiểm toán phải ghi rõ số hiệu phát hành báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán hoặc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán (số đăng ký chính thức trong hệ thống văn bản của doanh nghiệp hoặc chi nhánh). Báo cáo kiểm toán phải có tiêu đề là “Báo cáo kiểm toán độc lập”;

(c) Người nhận báo cáo kiểm toán: Báo cáo kiểm toán phải ghi rõ người nhận báo cáo kiểm toán tùy theo từng cuộc kiểm toán;

(d) Mở đầu của báo cáo kiểm toán, phải nêu rõ:

(1) Đối tượng của cuộc kiểm toán;

(2) Tên đơn vị lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;

(3) Ngày lập và số trang của báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đã được kiểm toán.

(e) Trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán theo quy định tại đoạn 08 Chuẩn mực này;

(f) Trách nhiệm của kiểm toán viên theo quy định tại đoạn 09 Chuẩn mực này;

(g) Căn cứ và phạm vi của cuộc kiểm toán:

(1) Căn cứ pháp lý và hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành (xem hướng dẫn tại đoạn A23 Chuẩn mực này);

(2) Phạm vi của cuộc kiểm toán gồm: nội dung công việc và thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên đã thực hiện.

(h) Kết quả kiểm toán:

(1) Khái quát chung về dự án;

(2) Kết quả kiểm tra theo từng nội dung kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A24 – A27 Chuẩn mực này).

(i) Ý kiến của kiểm toán viên (xem quy định tại đoạn 52 – 59 Chuẩn mực này);

(j) Các kiến nghị (nếu có) của kiểm toán viên đối với đơn vị được kiểm toán (chủ đầu tư) và các bên liên quan đến việc quyết toán dự án hoàn thành;

(k) Chữ ký, họ và tên của kiểm toán viên và đóng dấu (xem quy định tại đoạn 60 Chuẩn mực này);

(l) Ngày lập báo cáo kiểm toán (xem quy định tại đoạn 61 Chuẩn mực này).

(Mẫu Báo cáo kiểm toán độc lập hướng dẫn tại Phụ lục số 05 Chuẩn mực này)

Báo cáo việc thanh quyết toán dự án
Nội dung của báo cáo kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành

Hướng dẫn : Báo cáo chuyển giá là gì? Hồ sơ, quy trình lập báo cáo chuyển giá

Quy định về quyết toán dự toán hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước

Tại Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20 tháng 2 năm 2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn các “Quy định về quyết toán dự toán hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước”

Quy định về Quyết toán dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình độc lập hoàn thành

Theo khoản 1, Điều 4 của Thông tư 10/2020/TT-BTC ngày 20 tháng 2 năm 2020 của Bộ Tài chính quy định, đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A có nhiều dự án thành phần, tiểu dự án độc lập, có quyết định phê duyệt dự án đầu tư riêng biệt thì mỗi dự án thành phần hoặc tiểu dự án phải được lập, thẩm tra, phê duyệt quyết toán như một dự án độc lập.

Nội dung chi tiết quy định như sau:

“…

Điều 4. Quyết toán dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình độc lập hoàn thành

1. Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A có nhiều dự án thành phần, tiểu dự án độc lập (có thể vận hành độc lập, khai thác sử dụng hoặc được phân kỳ đầu tư) có quyết định phê duyệt dự án đầu tư riêng biệt: Mỗi dự án thành phần hoặc tiểu dự án độc lập thực hiện lập báo cáo quyết toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán như một dự án đầu tư độc lập.

Dự án thành phần hoặc tiểu dự án đã được thẩm tra và phê duyệt theo quy định không phải kiểm toán quyết toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán lại. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (sau đây gọi chung là bộ, cơ quan trung ương), tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) được giao quản lý dự án thành phần chính hoặc được giao làm đầu mối tổng hợp dự án chịu trách nhiệm báo cáo kết quả tổng quyết toán toàn bộ dự án (theo Mẫu số 10/QTDA kèm theo Thông tư này) gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A hoàn thành toàn bộ.

…”

Báo cáo việc thanh quyết toán dự án

Quy định về Đối với bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

Theo khoản 3 Điều 4 của Thông tư 10/2020/TT-BTC, thì đối với công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, nếu được tách thành dự án độc lập thì việc lập báo cáo quyết toán và thẩm tra quyết toán được tách riêng như một dự án độc lập.

Nội dung hướng dẫn chi tiết quy định như sau:

“…

3. Đối với bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

  1. Trường hợp trong phê duyệt chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tách thành dự án độc lập: Việc lập báo cáo quyết toán và thẩm tra quyết toán thực hiện như một dự án đầu tư độc lập.
  1. Trường hợp tại quyết định phê duyệt dự án đầu tư, tách riêng nội dung chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành một hạng mục (hợp phần) riêng: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chịu trách nhiệm lập báo cáo quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp với cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để phê duyệt quyết toán và gửi báo cáo quyết toán đã được phê duyệt tới chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình để tổng hợp vào báo cáo quyết toán chung toàn bộ dự án. Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán toàn bộ dự án, không phải thẩm tra lại phần chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt quyết toán.

…”

Quy định về Kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành:

Tại điều 9 quy định tất cả các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng nguồn vốn nhà nước đều phải kiểm toán báo cáo quyết toán trước khi trình phê duyệt. Đối với các dự án còn lại, người phê duyệt dự án có thể lựa chọn kiểm toán hoặc không.

Nội dung hướng dẫn chi tiết quy định như sau:

“…

Điều 9. Kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành

1. Tất cả các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng nguồn vốn nhà nước khi hoàn thành đều phải kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán. Các dự án còn lại, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án xem xét, quyết định việc lựa chọn nhà thầu kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.

Chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu và ký kết hợp đồng kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về hợp đồng.

Chủ đầu tư, nhà thầu kiểm toán độc lập và các đơn vị có liên quan thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

2. Nhà thầu kiểm toán độc lập là các doanh nghiệp kiểm toán độc lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về thành lập và hoạt động doanh nghiệp tại Việt Nam. Kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập và các Chuẩn mực kiểm toán hiện hành.

3. Đối với các dự án được cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra thực hiện kiểm toán, thanh tra:

  1. Trường hợp Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra thực hiện kiểm toán, thanh tra và phát hành báo cáo kiểm toán, kết luận thanh tra đảm bảo đủ nội dung quy định tại Điều 11 Thông tư này, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán dự án sử dụng kết quả báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, kết luận thanh tra của cơ quan thanh tra làm căn cứ để thẩm tra; không cần thiết phải thuê kiểm toán độc lập để kiểm toán.
  1. Trường hợp Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra thực hiện kiểm toán, thanh tra thực hiện chưa đủ các nội dung quy định tại Điều 11 Thông tư này, căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này, chủ đầu tư xác định nội dung, phạm vi kiểm toán bổ sung và lựa chọn nhà thầu kiểm toán độc lập để kiểm toán bổ sung. Chi phí kiểm toán bổ sung được xác định tương tự như xác định chi phí thuê kiểm toán độc lập quy định tại Điều 20 Thông tư này. Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán sử dụng kết quả báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, kết luận của cơ quan thanh tra và kết quả báo cáo kiểm toán của kiểm toán độc lập làm căn cứ để thẩm tra quyết toán dự án.
  1. Trường hợp Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra có quyết định kiểm toán, thanh tra dự án khi nhà thầu kiểm toán độc lập đang thực hiện hợp đồng kiểm toán thì nhà thầu kiểm toán độc lập thực hiện hợp đồng kiểm toán theo đúng nội dung của hợp đồng đã ký kết.

Quy định về Thời gian lập hồ sơ quyết toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán:

Tại điều 21 Quy định thời hạn lập và trình hồ sơ quyết toán dự án là chín tháng đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, sáu tháng đối với dự án nhóm B, và bốn tháng đối với dự án nhóm C kể từ ngày ký biên bản nghiệm thu.

Nội dung hướng dẫn chi tiết quy định như sau:

“…

Điều 21. Thời gian lập hồ sơ quyết toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán

Thời gian tối đa quy định cụ thể như sau:

Dự án Quan trọng Quốc gia Nhóm A Nhóm B Nhóm C Thời gian chủ đầu tư lập hồ sơ quyết toán trình phê duyệt 09 tháng 09 tháng 06 tháng 04 tháng Thời gian thẩm tra quyết toán 08 tháng 08 tháng 04 tháng 03 tháng Thời gian phê duyệt quyết toán 01 tháng 01 tháng 20 ngày 15 ngày

  1. Thời gian chủ đầu tư lập hồ sơ quyết toán trình phê duyệt được tính từ ngày dự án, công trình được ký biên bản nghiệm thu hoàn thành, bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng đến ngày chủ đầu tư nộp đầy đủ hồ sơ quyết toán đến cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán.
  2. Thời gian thẩm tra quyết toán tính từ ngày cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán nhận đủ hồ sơ quyết toán (theo quy định tại Điều 7 Thông tư này) đến ngày trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán.
  3. Thời gian phê duyệt quyết toán tính từ ngày người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán (theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư này) nhận đủ hồ sơ trình duyệt quyết toán dự án hoàn thành của cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán (theo quy định tại Điều 19 Thông tư này) đến ngày ban hành quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.

…”

Dịch vụ kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo luật định cho Quý Khách hàng:

Chúng tôi sẽ thực hiện công việc kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 1000 và theo các chuẩn mực kiểm toán khác. Các chuẩn mực này yêu cầu công việc kiểm toán phải lập kế hoạch và thực hiện để có sự đảm bảo hợp lý rằng Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu.

Báo cáo việc thanh quyết toán dự án

Trên cơ sở hồ sơ quyết toán do Quý Khách hàng cung cấp chúng tôi tiến hành kiểm tra báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của Quý Khách hàng theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20 tháng 2 năm 2020 của Bộ Tài chính, bao gồm các nội dung sau: