Bảo hộ sáng chế là gì

Cung câLawPlus cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích theo Luật Sở hữu trí tuệ.

Cùng với sự đổi mới vượt bậc của công nghệ cũng như sự sáng tạo không ngừng của con người.ngày càng có nhiều sáng chế ra đời nhằm phục vụ cho đời sống và sản xuất. Thế nhưng, việc áp dụng sáng chế càng cho thấy sự tiến bộ.và hiệu quả của nó thì càng dẫn đến việc sáng chế đó bị sử dụng một cách bất hợp pháp.

Hiểu được thực trạng này, LawPlus kính gửi đến Quý khách hàng những quy định pháp luật.đối với Thủ tục đăng ký bảo hộ về sáng chế với hy vọng Quý khách hàng sẽ có được cái nhìn toàn diện.và chính xác nhất về một trong các quyền sở hữu công nghiệp này.

> Xem thêm Đăng ký nhãn hiệu.

>> Xem thêm Đăng ký Kiểu dáng công nghiệp quốc tế.

Table of Contents/Mục lục

  • 1. Sáng chế là gì?
    • a. Tính mới
    • b. Trình độ sáng tạo của sáng chế
    • c. Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế
  • 2. Đối tượng được bảo hộ sáng chế
  • 3. Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế
  • 4. Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế
    • a. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế
    • b. Tra cứu thông tin bảo hộ sáng chế tại Việt Nam
    • c. Hồ sơ đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích
    • d. Hình thức nộp đơn và các nguyên tắc nộp đơn
    • e. Thời hạn xử lý đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích
  • 7. Bằng độc quyền sáng chế Bằng độc quyền về giải pháp hữu ích
    • a. Giá trị của văn bằng
    • b. Về hiệu lực
    • c. Gia hạn hiệu lực của văn bằng

1. Sáng chế là gì?

Theo Luật sở hữu trí tuệ, thì Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm.hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế.nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có tính mới;
  • Phải có trình độ sáng tạo;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có tính mới;
  • Phải có khả năng áp dụng công nghiệp.
Bảo hộ sáng chế là gì
TS Hà Phương Thư và các cộng sự tại Viện Khoa học Vật liệu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).với Sáng chế mang tên phức hệ Nano FGC đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền sáng chế số 1-0022424 công bố ngày 25/12/2019. Nguồn http://www.noip.gov.vn/

Theo đó, tính mới, trình độ sáng tạo.và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế được hiểu như sau:

a. Tính mới

  • Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai.dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước.hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế.hoặc trước ngày ưu tiên.trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
  • Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết.và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
  • Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký theo quy định của Luật SHTT.hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp.hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai.với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.
  • Hoặc sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ.sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong.trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật.hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp. Tuy nhiên, sáng chế được bộc lộ trong các trường hợp này không được lấy làm cơ sở.để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó.

b. Trình độ sáng tạo của sáng chế

Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật.đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản.hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn.hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế.đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng.đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

c. Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế

Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể.thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm.hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình.là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

2. Đối tượng được bảo hộ sáng chế

Việc nắm rõ đối tượng nào có thể được bảo hộ sáng chế.là rất cần thiết để Quý khách hàng có thể tiến hành đăng ký bảo hộ cho sáng chế của mình.và dưới đây là một số đối tượng theo quy định của pháp luật:

  • Phát minh và lý thuyết khoa học
  • Thiết bị và sản phẩm
  • Quy trình sản xuất/ phương pháp sử dụng
  • Thành phần và chế phẩm hóa học
  • Phân lập và mã hóa phân tử
  • Sinh vật di truyền/ trình tự gen
  • Chương trình máy tính
  • Sự cải tiến

3. Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế

Theo pháp luật sáng chế của hầu hết các quốc gia và khu vực, đối tượng được bảo hộ sáng chế.được xác định theo phương pháp loại trừ, nghĩa là quy định một danh mục những đối tượng không được bảo hộ sáng chế. Theo quy định của Việt Nam, các đối tượng không được bảo hộ.dưới danh nghĩa sáng chế được quy định trong Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể là:

  • Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
  • Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện.vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
  • Cách thức thể hiện thông tin;

  • Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
  • Giống thực vật, giống động vật;
  • Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu.mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
  • Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

4. Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế

a. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế

  • Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả.dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.và thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
  • Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế.thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền làm thủ tục đăng ký sáng chế.và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
  • Người có quyền đăng ký theo quy định có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác.dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa.theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

b. Tra cứu thông tin bảo hộ sáng chế tại Việt Nam

Bằng độc quyền sáng chế và đơn đăng ký sáng chế do các Cơ quan Sở hữu trí tuệ quốc gia công bố.có thể truy cập qua: digipat.noip.gov.vn hoặc wipopublish.noip.gov.vn hoặc iplib.noip.gov.vn.

Việc thực hiện tra cứu thông tin liên quan đến bằng sáng chế sẽ giúp người đăng ký nắm bắt.các giải pháp có sẵn.cho các vấn đề kỹ thuật, tìm kiếm được các đối tác kinh doanh, theo dõi hoạt động.của các đối thủ cạnh tranh hiện thời.và tiềm năng trong tương lai, tìm kiếm được thị trường thích hợp.cũng như tránh được các chi phí không cần thiết trong việc nghiên cứu những giải pháp kỹ thuật đã biết,

c. Hồ sơ đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích

  • Tờ khai đăng ký cấp bằng độc quyền sáng chế/ bằng độc quyền.giải pháp hữu ích (theo mẫu do Cục sở hữu trí tuệ ban hành theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ);
  • Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích; Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích phải đáp ứng quy định tại điểm 23.6.Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN. Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích gồm có Phần mô tả, Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ (nếu có).
  • Bản tóm tắt sáng chế, giải pháp hữu ích; Tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích.không được vượt quá 150 từ và phải được tách thành trang riêng. Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích không bắt buộc phải nộp.tại thời điểm nộp đơn và người nộp đơn có thể bổ sung sau;
  • Chứng từ nộp phí nộp đơn và phí công bố;
  • Các loại tài liệu khác (nếu có), bao gồm: Tài liệu xác nhận quyền nộp hợp pháp.nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác; Giây ủy quyền; Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên
Bảo hộ sáng chế là gì
Với tính sáng tạo và giá trị ứng dụng cao, phương pháp chế biến trà ướp hương nhài của KS. Phạm Thị Hạnh và các cộng sự đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền sáng chế số 1-0024231 được công bố vào ngày 25/6/2020. Nguồn http://www.noip.gov.vn/

d. Hình thức nộp đơn và các nguyên tắc nộp đơn

Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua.Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.

Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên.Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được.Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (first to file):

  • Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương.với nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế.hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên.hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện.để được cấp văn bằng bảo hộ.
  • Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký quy định tại 2 trường hợp nêu trên cùng đáp ứng các điều kiện.để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên.hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất.trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thỏa thuận được thì các đối tượng.tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Nguyên tắc ưu tiên: Người nộp đơn đăng ký sáng chế có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

e. Thời hạn xử lý đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được xem xét theo trình tự sau:

  • Thẩm định hình thức: 01 tháng
  • Công bố đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích:

(i) Đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày ưu tiên.hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên.hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn;

(ii) Đơn đăng ký sáng chế theo Hiệp ước hợp tác.về sáng chế (sau đây gọi là đơn PCT) được công bố.trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.đã vào giai đoạn quốc gia (đối với đơn đăng ký sáng chế quốc tế)

(iii) Đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích có yêu cầu.công bố sớm được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày.Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn.

  • Thẩm định nội dung: không quá mười tám tháng, kể từ ngày công bố đơn.nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn.hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.

7. Bằng độc quyền sáng chế Bằng độc quyền về giải pháp hữu ích

Bảo hộ sáng chế là gì
Quy trình sản xuất hạt nano liposom từ lecithin đậu nành mang paclitaxel đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ độc quyền giải pháp hữu ích số 2424 được công bố vào ngày 26/10/2020. Nguồn http://www.noip.gov.vn/

a. Giá trị của văn bằng

Quyền sở hữu độc quyền đối với sáng chế chỉ được xác lập.theo thủ tục đăng ký, và phạm vi bảo hộ được xác định trong văn bằng. Các quyền này cho phép doanh nghiệp đạt quyền sở hữu đối với tài sản đã đăng ký.và khai thác tối đa các tài sản này. Không chỉ vậy còn tránh bị sử dụng tự do và rộng rãi bởi các doanh nghiệp khác.mà không có sự hạn chế nào. Đặc biệt khi có tranh chấp xảy ra, văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế/kiểu dáng công nghiệp.là chứng cứ duy nhất chứng minh quyền sở hữu độc quyền của chủ sở hữu mà không cần chứng cứ khác.

Không chỉ vậy, việc sử dụng kết hợp sáng chế độc quyền.cùng với các công cụ tiếp thị khác (ví dụ: quảng cáo và các hoạt động khuyến mãi khác) sẽ có.những thuận lợi cụ thể sau:

  • Tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.khiến chúng có thể dễ dàng nhận biết được trên thị trường;
  • Đa dạng hóa chiến lược thị trường của doanh nghiệp đối với các nhóm đối tượng khác nhau;
  • Mở rộng môi trường kinh doanh ra nước ngoài và thu lợi nhuận từ đó.

Sau khi được cấp văn bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích, chủ sở hữu có quyền:

  • Sử dụng, cho phép người khác sử dụng sáng chế, bao gồm.các hành vi: Sản xuất sản phẩm được bảo hộ; Áp dụng quy trình được bảo hộ; Khai thác công dụng của sản phẩm.được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được.bảo hộ; Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm được bảo hộ.hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ; Nhập khẩu sản phẩm được bảo hộ.hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ.
  • Ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế, trừ trường hợp: Sử dụng sáng chế.nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại.hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử.hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm;

  • Sử dụng sáng chế chỉ.nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh.hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam; Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng trước thực hiện.theo quy định tại pháp luật về SHTT; Sử dụng sáng chế.do người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện.
  • Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp.

b. Về hiệu lực

Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp.và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.

Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp.và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.

c. Gia hạn hiệu lực của văn bằng

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì sáng chế không được gia hạn.hiệu lực văn bằng bảo hộ nhưng được duy trì hiệu lực nếu chủ văn bảng bảo hộ nộp lệ phí duy trì hiệu lực cho văn bằng. Mức lệ phí.và thủ tục duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ do Chính phủ quy định.

Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ sáng chế không nộp lệ phí duy trì hiệu lực trong.thời hạn quy định thì khi kết thúc thời hạn đó, hiệu lực văn bằng tự động chấm dứt.kể từ ngày bắt đầu năm hiệu lực đầu tiên mà lệ phí duy trì hiệu lực không được nộp.

Qua việc phân tích nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng việc đăng ký bảo hộ sáng chế.là một trong những bước cơ bản và quan trọng nhất trong việc bảo vệ quyền sở hữu sáng chế.của các cá nhân, tổ chức đối với sáng chế của mình. Không những thế, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, nguyên tắc ưu tiên cũng.nên được cá nhân, tổ chức sở hữu sáng chế lưu ý để thực hiện việc đăng ký sáng chế được hiệu quả.và nhanh chóng. Tránh các trường hợp tranh chấp, bất cập có thể xảy ra.trong qua trình đăng ký bảo hộ sáng chế của mình.

LawPlus có cung cấp dịch vụ tra cứu và đăng ký bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích. Chúng tôi cung cấp dịch vụ hỗ trợ chuyên môn về bảo hộ, bảo vệ hiệu quả nhất.cho các quyền trí tuệ của các cá nhân.và tổ chức một cách hiệu quả, nhanh chóng và chi phí hợp lý gồm:

  1. Tra cứu nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp;
  2. Tư vấn và đăng ký bảo hộ thương hiệu;
  3. Tư vấn và đăng ký bảo hộ logo;
  4. Cung cấp ý kiến tư vấn và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
  5. Tư vấn và đăng ký bảo hộ kiểu dáng sản phẩm;
  6. Tư vấn và đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích;
  7. Thực hiện tư vấn và đăng ký bảo hộ quyền tác giả.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ LawPlus theo số hotline: +84 2862 779 399 hoặc email: .

LawPlus

Bài viết liên quan
Bảo hộ sáng chế là gì
THỦ TỤC THÀNH LẬP TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ, TIN HỌC
17/06/2021
Bảo hộ sáng chế là gì
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
17/06/2021
Bảo hộ sáng chế là gì
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
17/06/2021
Bảo hộ sáng chế là gì
QUY ĐỊNH VỀ ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP
28/05/2021
Bảo hộ sáng chế là gì
MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI
14/05/2021
Bảo hộ sáng chế là gì
TRÁCH NHIỆM SAU KHI VAY ĐỐI VỚI KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI KHÔNG ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH
14/05/2021
Bảo hộ sáng chế là gì
ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI KHÔNG ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH
14/05/2021
Bảo hộ sáng chế là gì
ĐĂNG KÝ KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI KHÔNG ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH
14/05/2021