Em hiểu thế nào về chế độ thị tộc mẫu hệ

Chế độ mẫu hệ là gì?

Chế độ mẫu hệ hay chế độ mẫu quyền là một hình thái tổ chức xã hội trong đó người phụ nữ, đặc biệt là người mẹ, giữ vai trò lãnh đạo, quyền lực và tài sản được truyền từ mẹ cho con gái.
Trước đây chế độ mẫu hệ phổ biến ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Điều này được giải thích là do lịch sử tiến triển của loài người, đầu tiên sống hoang dã, cộng đồng nhiều khi con cái chỉ biết đến người mẹ không bao giờ biết bố là ai. Đến khi phát triển hơn một chút thì trong cuộc sống người đàn ông chỉ giữ vai trò mờ nhạt, họ chỉ đi săn bắn đem lại số thực phẩm quan trọng nhưng bấp bênh; trong khi người phụ nữ ở nhà trồng tỉa chăn nuôi đem lại sự ổn định. Tuy nhiên khi xã hội càng phát triển thì vai trò người đàn ông càng lớn, trở thành trụ cột gia đình. Điều này giải thích vì sao hiện tại các dân tộc trên thế giới hầu hết đều chuyển sang chế độ phụ hệ, chế độ mẫu hệ chỉ còn có ở các dân tộc thiểu số, kém phát triển.

Ở Việt Nam cũng vậy, chế độ mẫu hệ cũng chỉ còn tồn tại ở một số dân tộc vùng cao như Tây Bắc, Tây Nguyên...Nhưng có đặc điểm rất đặc biệt là dù theo chế độ mẫu hệ nhưng Già làng, trưởng bản luôn luôn là người đàn ông.

Chế độ mẫu hệ cũng tồn tại trong xã hội của một số loài vật như ong, voi và cá voi.

Thời kỳ đầu

Vào cuối thế kỷ 19, hầu hết tất cả các nhà nghiên cứu về thời tiền sử và nhà nhân chủng học đều tin rằng, theo cuốn sách có ảnh hưởng làXã hội cổ đạicủaLewis H. Morgancho rằng mối quan hệ họ hàng thời kỳ đầu của con người ở khắp mọi nơi là mẫu hệ.Ý tưởng này được đưa ra trong cuốnThe Origin of the Family, Private Property and the StatecủaFriedrich Engels. Luận án của Morgan-Engels rằng tổ chức gia đình sớm nhất của loài người không phải từ gia đình mà là gia tộc mẫu hệ sớm được sáp nhập vào chính thống cộng sản. Theo các ý kiến, hầu hết các nhà nhân học xã hội thế kỷ 20 đã coi lý thuyết ưu tiên mẫu hệ là không thể áp dụng,mặc dù trong những năm 1970 và 1980, một loạt các học giả nữ quyền thường cố gắng hồi sinh nó.

Trong những năm gần đây, các nhà sinh học tiến hóa, nhà di truyền học và nhà nghiên cứu sinh vật học đã đánh giá lại các vấn đề, nhiều trích dẫn di truyền và bằng chứng khác cho thấy mối quan hệ họ hàng thời kỳ đầu của con người có thể là mẫu hệ.

Một bằng chứng quan trọng gián tiếp cho thấy, đó là dữ liệu di truyền qua hàng ngàn năm, phụ nữ trong số những người săn bắn hái lượm ở châu Phi cận Sahara đã chọn cư trú sau hôn nhân không phải với gia đình chồng mà với mẹ và người thân khác của họ.Một lập luận khác là khi các chị em gái và mẹ của họ giúp đỡ nhau trong việc chăm sóc con cái, dòng dõi có xu hướng theo chế độ mẫu hệ hơn là phụ hệ.[

Các nhà nhân chủng sinh thái học hiện đang đồng ý rộng rãi rằng hoạt động cùng nhau chăm sóc con cái là một sự phát triển quan trọng trong việc tạo ra sự tiến hóa của bộ não con người lớn bất thường và tâm lý con người đặc trưng sự tiến hóa của bộ não con người lớn bất thường và tâm lý người đặc trưng.

Quyền người phụ nữ và trách nhiệm

Chế độ mẫu hệ được đưa vào dòng mẹ, người phụ nữ là người có quyền nhất. Mọi việc trong gia đình phụ thuộc vào người phụ nữ. Khi đi thì người phụ nữ phải đi trước người đàn ông phải luôn theo sau, muốn quyết định công việc gì trong gia đình, người đàn ông phải hỏi phụ nữ trước. Vai trò của người đàn ông là hỗ trợ đằng sau cho người vợ.

Vài trò trụ cột

Ngoài các quyền khác người phụ nữ giữ vai trò khá vất vả, họ phải: dậy sớm thức khuya, lên nương rẫy, dọn bữa, bếp núc, giã gạo, kiếm củi, nuôi con, gùi nước , công việc chất trên đôi vai của phận đàn bà.

Quyền thừa kế

Trong gia đình, quyền thừa kế gia sản thuộc về phụ nữ. Bên nhà gái làm lễ cưới chồng cho con và con sinh ra mang họ mẹ. Sau hôn nhân, tuỳ theo điều kiện của từng gia đình, người ta có thể ở bên nhà gái hay nhà trai.

5 loài động vật theo chế độ mẫu hệ

Ong

Cấu trúc xã hội của một bầy ong là, một gia đình mẫu hệ do một nữ hoàng đứng đầu. Nữ hoàng ong thường có tuổi thọ khoảng 3 năm và trong suốt thời gian trị vì đó, nó có thể đẻ trứng liên tục, thiết lập và quản lý một vương quốc có tổng số dân lên tới gần 25 ngàn cá thể. Gần 95% số con của nữ hoàng ong là ong thợ - những cá thể cái không có khả năng sinh sản toàn vẹn như nữ hoàng, trong khi 5% còn lại phát triển thành ong mật đực - những cá thể đực chủ yếu làm nhiệm vụ giao phối với nữ hoàng và thụ tinh cho trứng.

Voi

Loài voi hình thành các mối quan hệ gia đình bền chặt và sống trong những bầy đàn gồm các gia đình mẫu hệ nghiêm ngặt. Một đàn voi do một con cái lớn tuổi nhất và thường to nhất trong đàn - nữ chúa - đứng đầu. Các đàn voi có dân số dao động từ 8 - 100 cá thể, phụ thuộc vào địa hình và kích cỡ gia đình. Khi một voi con ra đời, nó được cả đàn nuôi dưỡng và bảo vệ. Các voi đực thường rời gia đình lúc khoảng 12 - 15 tuổi và có thể sống cô độc hoặc tụ tập tạm thời cùng các voi đực khác.

Khỉ Bonobo

Nhà nghiên cứu động vật linh trưởng Amy Parish đã dành hơn 10 năm để nghiên cứu khỉ bonobo - loài họ hàng sở hữu các đặc điểm di truyền gần gũi nhất với con người. Công trình nghiên cứu mang tính đột phá của ông Parish đã cho thấy cách khỉ bonobo sinh sống trong một xã hội chịu sự thống trị của các cá thể cái, trong đó những con khỉ cái sử dụng liên minh đồng giới để xác lập quyền lực. Sự liên kết của các khỉ cái đã giúp chúng kiểm soát khỉ đực, bất chấp việc khỉ đực sở hữu cơ thể nhỉnh hơn. Theo các nhà nghiên cứu, không giống những con tinh tinh cái cô độc hơn, việc kết bè phái của khỉ bonobo cái ngăn các cá thể đực giết chết con của những cá thể đực đối địch (như vẫn thường xảy ra ở các loài khỉ hình người khác) và cho phép chúng tự chọn bạn tình cũng như giành lấy thức ăn ngon nhất. Ngoài tự nhiên, khỉ bonobo cái cũng săn bắt và phân chia thịt - hàng động từng được coi là chỉ dành riêng cho các cá thể đực.

Cá voi sát thủ (orca)

Các nhóm cá voi sát thủ được hình thành dựa vào vai trò "đầu tàu" của mẹ. Theo Cơ quan quản lý đại dương và khí hậu Mỹ (NOAA), chúng sinh sống và di chuyển cùng mẹ của mình ngay cả khi đã trưởng thành, tạo nên các xã hội mẫu hệ gắn kết mạnh mẽ.

Sư tử

Trái với lầm tưởng của nhiều người lâu nay, sư tử là loài sống theo chế độ mẫu quyền. Các con sư tử cái cộng tác với nhau để cùng săn bắt mồi và chăm sóc con cái. Điều này cho phép chúng tận dụng tối đa sức lực, khiến chúng khỏe mạnh và an toàn hơn. Với cơ thể nhỏ hơn và nhẹ hơn, sư tử cái nhìn chung nhanh nhẹn hơn sư tử đực. Trong khi săn bắt mồi, các sư tử cái nhỏ hơn sẽ chịu trách nhiệm truy đuổi mục tiêu vào trung tâm, trong khi các sư tử cái to lớn, nặng nề hơn sẽ đột kích hoặc tóm bắt mồi. Sư tử cái cũng rất linh hoạt và có thể hoán đổi nhiệm vụ săn bắt, phụ thuộc vào loại con mồi chúng muốn tóm bắt hôm đó và cá thể cái nào đang được giao làm nhiệm vụ đó.

Người đăng: dathbz
Time: 2020-08-10 09:55:28