Bảo lãnh tạm ứng ngân hàng la gì

Điều 18. Tạm ứng hợp đồng xây dựng

1. Tạm ứng hợp đồng xây dựng  khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.

2. Việc tạm ứng hợp đồng chỉ được thực hiện sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực, riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có) tương ứng với giá trị của từng loại tiền mà các bên đã thỏa thuận.

3. Mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải được các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Mức tạm ứng và số lần tạm ứng hợp đồng xây dựng phải được ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc trong dự thảo hợp đồng xây dựng gửi cho bên nhận thầu để bên nhận thầu làm cơ sở tính toán giá dự thầu, giá đề xuất.

4. Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng:

a) Đối với hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị và loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng hợp đồng. Không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng và các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu.

b) Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên, trừ trường hợp các thành viên trong liên danh thỏa thuận để nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng cho bên giao thầu.

c) Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm dần tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa các bên.

5. Mức tạm ứng hợp đồng không được vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có), trường hợp đặc biệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh; Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn, tổng công ty đối với trường hợp Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ; mức tạm ứng tối thiểu được quy định như sau:

a) Đối với hợp đồng tư vấn:

- 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng.

- 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng.

b) Đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình:

- 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng.

- 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng.

- 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng.

c) Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EC, EP, PC và EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: 10% giá hợp đồng.

d) Trường hợp các bên thỏa thuận tạm ứng ở mức cao hơn mức tạm ứng tối thiểu nêu tại Điểm a, b, c Khoản này, thì phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu sẽ không được điều chỉnh giá kể từ thời điểm tạm ứng.

đ) Tiền tạm ứng được thu hồi dần qua các lần thanh toán, mức thu hồi của từng lần do hai bên thống nhất ghi trong hợp đồng nhưng phải bảo đảm tiền tạm ứng được thu hồi hết khi giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng đã ký kết.

6. Bên nhận thầu phải sử dụng tạm ứng hợp đồng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả. Nghiêm cấm việc tạm ứng mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích của hợp đồng xây dựng đã ký.

7. Đối với việc sản xuất các cấu kiện, bán thành phẩm có giá trị lớn, một số vật liệu phải dự trữ theo mùa thì bên giao thầu, bên nhận thầu thỏa thuận kế hoạch tạm ứng và mức tạm ứng để bảo đảm tiến độ thực hiện hợp đồng.

Quy định về bảo lãnh tạm ứng hợp đồng là gì?Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

Bảo lãnh tạm ứng ngân hàng la gì
Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng

Bảo lãnh tạm ứng là một trong những hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng của các bên trong quan hệ xây dựng để nhà thầu thực hiện công tác chuẩn bị cho việc xây dựng công trình.

Bảo lãnh là thuật ngữ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như hợp đồng dân sự, tín dụng ngân hàng, dự thầu công trình,… Nhưng bảo lãnh tạm ứng thì chỉ được dùng trong lĩnh vực xây dựng.

Tạm ứng hợp đồng xây dựng được hiểu là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước và tiền ứng trước được tính là không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng xây dựng đã kí kết giữa hai bên.

Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Nghị định số 37/2015/NĐ-CP (ban ngày ngày 22 tháng 04 năm 2015, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15 tháng 06 năm 2015) thì việc tạm ứng hợp đồng xây dựng chỉ được thực hiện sau khi hợp đồng xây dựng đã có hiệu lực. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng được tính từ thời điểm ký kết hoặc ngày ấn định do hai bên thỏa thuận với nhau và được ghi rõ ràng trong hợp đồng.

Riêng trong trường hợp đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng đã kí kết, đồng thời bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tạm ứng hợp đồng (nếu có) tương ứng với giá trị của từng loại tiền mà các bên đã thỏa thuận được ghi trong hợp đồng.

Về mức tạm ứng hợp đồng xây dựng, thời điểm tạm ứng hợp đồng xây dựng và việc thu hồi tạm ứng phải được các bên thỏa thuận cụ thể và ghi rõ các điều khoản trong hợp đồng. Mức tạm ứng và số lần tạm ứng hợp đồng xây dựng phải được ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc trong dự thảo hợp đồng xây dựng gửi cho bên nhận thầu để bên nhận thầu làm cơ sở tính toán giá dự thầu, giá đề xuất.

Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng là hình thức ràng buộc mang tính pháp lý để nhà thầu không vi phạm hợp đồng đồng, không vi phạm tiến độ thực hiện hợp đồng và đảm bảo nhà thầu sử dụng khoản tiền tạm ứng đúng mục đích với thời gian tạm ứng bằng thời gian thực hiện hợp đồng.

Việc bảo lãnh tạm ứng hợp đồng chỉ được thực hiện khi hợp xây dựng đã có hiệu lực, riêng hợp đồng thi công công trình xây dựng thì phải có kế hoạch giải phóng mặt bằng theo sự thỏa thuận của 2 bên trong hợp đồng.

Mức tiền tạm ứng, thời điểm tạm ứng và điều kiện thu hồi tiền tạm ứng phải được các bên thỏa thuận cụ thể với trong và được ghi nhận trong hợp đồng. Mức tiền tạm ứng và số lần tạm ứng hợp đồng xây dựng phải được ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu hoặc trong bản dự thảo hợp đồng xây dựng gửi cho bên nhận thầu để bên nhận thầu tính toán giá dự thầu và đề xuất giá hợp đồng.

Mức tiền bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng không được có giá trị vượt quá 50% giá trị của hợp đồng tại thời điểm giao kết, trong trường hợp đặc biệt phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc có sự đồng ý của Bộ trưởng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn, tổng công ty trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ là người có thẩm quyền quyết định đầu tư.

a) Đối với hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị và loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng hợp đồng. Không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng và các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu.

b) Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên, trừ trường hợp các thành viên trong liên danh thỏa thuận để nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng cho bên giao thầu.

c) Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm dần tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa các bên.

Qua các quy định nêu trên ta có thể thấy, việc bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đã có những quy định cụ thể và rõ ràng của pháp luật. Việc tạm ứng được chia theo giá trị hợp đồng bao gồm hợp đồng có giá trị nhỏ hơn 1 tỷ và hợp đồng có giá trị lớn hơn hoặc bằng 1 tỷ. Ngoài ra việc bảo lãnh hợp đồng cũng được quy định liên quan đến thời gian có hiệu lực của việc bảo lãnh. Thời gian sẽ tỉ lệ thuận với việc bên giao thầu thu hồi số tiền tạm ứng. Bên giao thầu thu hồi hết số tiền tạm ứng trong thời gian dài thì việc tạm ứng hợp đồng cũng được kéo dài thêm.

Hiện nay, theo quy định pháp luật về mức tạm ứng hợp đồng xây dựng không được vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có),trong trường hợp đặc biệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh; Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn, tổng công ty đối với trường hợp Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ thì mức tạm ứng tối thiểu được pháp luật quy định như sau:

a) Đối với hợp đồng tư vấn mức tạm ứng được chia thành các loại giá trị hợp đồng và quy định như sau :

+ Mức tạm ứng hợp đồng là 15% giá hợp đồng đối với trường hợp hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng.

+ Mức tạm ứng hợp đồng là 20% giá hợp đồng đối với trường hợp hợp các hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng.

b) Đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình thì mức tạm ứng được quy định như sau:

+ Mức tạm ứng hợp đồng là 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị hợp đồng trên 50 tỷ đồng.

+ Mức tạm ứng hợp đồng là 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị hợp đồng từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng.

+ Mức tạm ứng hợp đồng là 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị hợp đồng dưới 10 tỷ đồng.

c) Đối với hợp đồng có nội dung hợp đồng là cung cấp các thiết bị công nghệ thì mức tạm ứng được quy định như sau:

Các loại hợp đồng như

+ Hợp đồng EC (Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình là hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;

+ Hợp đồng EP ( Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và cung cấp thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ; hợp đồng tổng thầu thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ là hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ cho tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;

+ Hợp đồng PC (Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình)  là hợp đồng để thực hiện việc cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình là hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;

+ Hợp đồng EPC (Hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình)  là hợp đồng để thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu EPC là hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;

+ Hợp đồng chìa khóa trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình của một dự án đầu tư xây dựng;

+ Hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công là hợp đồng xây dựng để cung cấp kỹ sư, công nhân (gọi chung là nhân lực), máy, thiết bị thi công và các phương tiện cần thiết khác để phục vụ cho việc thi công công trình, hạng mục công trình, gói thầu hoặc công việc xây dựng theo thiết kế xây dựng;

+ Một số các loại hợp đồng xây dựng khác thì mức tạm ứng sẽ được quy định như sau:

  • Mức tạm ứng của các loại hợp đồng nêu trên là 10% giá hợp đồng xây dựng.

d) Trường hợp các bên thỏa thuận tạm ứng mà mức tạm ứng ở mức cao hơn mức tạm ứng tối thiểu nêu tại Điểm a, b, c nêu trên thì phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu sẽ không được điều chỉnh giá kể từ thời điểm tạm ứng.

đ) Tiền tạm ứng hợp đồng sẽ được thực hiện thu hồi dần qua các lần thanh toán giữa hai bên, mức thu hồi của từng lần thanh toán sẽ do hai bên thống nhất, thỏa thuận và được ghi trong hợp đồng nhưng phải bảo đảm theo nguyên tắc như sau : tiền tạm ứng phải được hai bên thực hiện thu hồi hết khi giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng xây dựng mà hai bên đã ký kết trước đó.

Như vậy, ta có thể thấy việc tạm ứng hợp đồng xây dựng thì mức tạm ứng có thể tạm ứng được phụ thuộc vào loại hợp đồng, gía trị hợp đồng và mục đích hợp đồng xây dựng. Qua các thông tin được cung cấp trên đây ta có thể nhận thấy mức tạm ứng thông thường dao động từ 10% đến 20%. tuy nhiên vẫn bị phụ thuộc vào loại hợp đồng và giá trị hợp đồng mà các bên giao kết với nhau. Nếu có sai phạm về việc tạm ứng thì hợp đồng đó sẽ vi phạm quy định pháp luật.

Bên nhận thầu phải đảm bảo sử dụng việc tạm ứng hợp đồng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật về tạm ứng hợp đồng xây dựng.

Pháp luật về hợp đồng xây dựng đặc biệt nghiêm cấm việc tạm ứng hợp đồng xây dựng mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích của hợp đồng xây dựng đã ký.

Đối với việc sản xuất các cấu kiện, bán thành phẩm có giá trị lớn, một số vật liệu có trường hợp xảy ra việc phải dự trữ vật liệu theo mùa để đảm bảo được lượng vật liệu thì bên giao thầu, bên nhận thầu thỏa thuận kế hoạch tạm ứng và mức tạm ứng để bảo đảm tiến độ thực hiện hợp đồng và phải có cam kết, thỏa thuận bằng văn bản cụ thể.

Hiện nay, theo quy định pháp luật về mức tạm ứng hợp đồng xây dựng không được vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có). Việc tạm ứng hợp đồng được quy định cụ thể như sau:

Đối với hợp đồng tư vấn mức tạm ứng :

+ Mức tạm ứng hợp đồng là 15% giá hợp đồng đối với trường hợp hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng.

+ Mức tạm ứng hợp đồng là 20% giá hợp đồng đối với trường hợp hợp các hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng.

Đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình:

+ Mức tạm ứng hợp đồng là 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị hợp đồng trên 50 tỷ đồng.

+ Mức tạm ứng hợp đồng là 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị hợp đồng từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng.

+ Mức tạm ứng hợp đồng là 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị hợp đồng dưới 10 tỷ đồng.

Để thực hiện việc tạm ứng hợp đồng xây dựng thì ta áp dụng các quy định, văn bản nghị định sau đây:

+ Nghị định số 37/2015/NĐ-CP (ban ngày ngày 22 tháng 04 năm 2015) quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

+ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

+ Luật đấu thầu năm 2013 số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi bảo lãnh tạm ứng hợp đồng mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330Zalo: 0846967979Gmail:

Website: accgroup.vn