Bao nhiêu nhân công cho 1 đàn bò vỗ béo

Những ngày cuối tháng 3 đầu tháng 4/2023, cái nắng và gió của mùa khô bắt đầu gây gắt; dạo bước trên trục đường chính thôn Liêm An; anh Huỳnh Văn Năm – Chủ tịch Hội nông dân xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc phấn khởi chia sẻ: so với 10 năm về trước thì vùng đất này giờ đã có mầm xanh; cảnh đồng khô cỏ cháy khô khốc đã lùi dần vào kí ức.

Hôm nay, quê hương Hồng Liêm đã có nhiều khởi sắc; những ngôi nhà mới xây kiên cố thi đua mọc lên; đường làng ngõ xóm được bê tông hóa sạch đẹp cùng màu xanh của các loại cây trồng... Sự đổi thay đó bắt nguồn bởi nhiều yếu tố. Nhưng yếu tố đầu tiên là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đã đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm, phục vụ dân sinh phát triển kinh tế xã hội. Điểm nhấn là công trình Kênh 812 – Châu Tá, tạo điều kiện cho người dân Hồng Liêm phát huy nội lực vươn lên. Chính dòng nước mát Kênh 812 – Châu Tá là mạch nguồn khai phá sự sáng tạo, năng động dám nghĩ, dám làm của người nông dân nơi đây. Điển hình như anh Nguyễn Ngọc Như Hy, sinh năm 1979, ngụ thôn Liêm An, xã Hồng Liêm vươn lên làm giàu từ nghề chăn nuôi, vỗ béo bò, kết hợp kinh doanh vật tư nông nghiệp.

Bao nhiêu nhân công cho 1 đàn bò vỗ béo

Gặp anh Hy tại Cửa hàng vật tư nông nghiệp Hy Nhân nằm cạnh trục đường chính thôn Liêm An; dù bận bán hàng nhưng anh cũng giành ít thời gian tiếp chúng tôi. Anh Hy chia sẻ: Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường anh đã có những tâm tư, suy nghĩ: vì sao cái nghèo luôn cứ đeo bám cuộc sống người dân! Dù quê hương có diện tích đất đai rộng, có nhiều loại cây trồng, vật nuôi lợi thế và hàng ngày người dân vẫn cần mẫn lao động, một nắng hai sương trên cánh đồng. Và cũng tự có câu trả lời đó chính là “thiếu nước và nước”. Sau khi tốt nghiệp THPT Hy học chuyên ngành bảo vệ thực vật và thêm 10 năm làm công nhân ở các công ty để học tập, trải nghiệm. Khi đã có kiến thức, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, Hy quyết định trở về quê hương thôn Liêm An, xã Hồng Liêm lập nghiệp. Để hiện thực hóa ước mơ làm giàu, Hy áp dụng kiến thức có được vào sản xuất, kinh doanh; mở cửa hàng vật tư nông nghiệp, thực hiện dịch vụ mua bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chăn nuôi bò sinh sản kết hợp nuôi bò vỗ béo chuyên thịt theo hướng công nghiệp. Quy mô chăn nuôi đàn bò của gia đình anh trên dưới 75 con/năm. Trong đó, 15 bò cái sinh sản cung cấp bò đực vỗ béo; và đàn bò đực vỗ béo 60 con, được chia nuôi làm 2 lứa, mỗi lứa 30 con; trừ tổng chi phí, thu lãi trên dưới 500 triệu đồng/năm. Giống bò chọn nuôi chủ yếu bò Ba Bê và bò lai Sin. Trung bình mỗi năm xuất bán 60 con bò chuyên thịt thu khoảng 2,4 tỷ đồng; bình quân khoảng 40 triệu/con; cùng với xuất bán phân chuồng thu khoảng 100 triệu đồng/năm.

Anh Hy chia sẻ thêm: Để đảm bảo nguồn thức ăn xanh cho bò, anh trồng 2 ha cỏ óng tay và tận dụng lượng rơm rạ từ 2 ha ruộng lúa của gia đình sản xuất. Khác với nghề chăn nuôi bò truyền thống; nuôi bò vỗ béo áp dụng theo quy trình kỹ thuật; trại nuôi được vệ sinh hàng ngày; thức ăn cho bò đảm bảo số lượng và chất lượng với đầy đủ các dưỡng chất, nhiều loại thức ăn khác nhau, như: thức ăn xanh cỏ, rơm rạ; thức ăn ủ chua bắp sinh khối, bã mía đường … và thức ăn tinh chuyên dùng; bò cho ăn nhiều lần trong ngày; mỗi lần là một loại thức ăn khác nhau với số lượng vừa đủ nhằm kích thích bò ăn được nhiều và hết lượng thức ăn trong máng; giúp bò khỏe, nhanh lớn; chỉ cần nuôi thúc từ 4- 6 tháng là xuất bán.

Bao nhiêu nhân công cho 1 đàn bò vỗ béo

Ông Huỳnh Văn Năm – Chủ tịch Hội nông dân xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc cho biết: Việc sản xuất, chăn nuôi bò vỗ béo của gia đình anh Hy đã góp phần giải quyết việc làm cho 3 lao động tại địa phương có thu nhập ổn định. Đồng thời, anh còn là hội viên nông dân gương mẫu, thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước; tích cực cùng địa phương thực hiện công tác an sinh xã hội, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi bò với hội viên nông dân và sẵn lòng giúp đỡ những người không may mắn tại địa phương.

Anh Hy là một 1 trong số 645 hộ nông dân tiêu biểu ở xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp giai đoạn 2017 – 2022. Ngoài sản xuất kinh doanh giỏi, lực lượng này còn là những hội viên nông dân đi đầu tham gia hiến đất, đóng góp kinh phí xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Từ bỏ thói quen chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông gia súc, những năm qua, nhiều hộ nông dân trong huyện đã lựa chọn phát triển kinh tế gia đình bằng việc đầu tư nuôi trâu, bò vỗ béo nhốt chuồng. Hướng đi này, bước đầu phát huy hiệu quả, giúp nông dân tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

.jpg)

Hiện nay, tổng đàn trâu, bò trên địa bàn huyện là gần 11.000 con

Trong điều kiện khu vực chăn thả ngày càng thu hẹp, việc chăn nuôi lợn, gia cầm gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh cũng như giá cả bấp bênh thì việc chăn nuôi trâu, bò vỗ béo nhốt chuồng đang là hướng đi mới, có giá trị kinh tế cao, thu hút được nhiều người dân mạnh dạn đầu tư vốn xây dựng chuồng trại để phát triển chăn nuôi. Với phương châm “Lấy công làm lãi”, nông dân nuôi trâu, bò vỗ béo đã tận dụng diện tích đất vườn trồng cỏ, trồng ngô làm thức ăn cho trâu, bò và tận dụng phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn dự trữ. Cùng với đó, các chính sách ưu đãi về vốn đã tạo điều kiện giúp nông dân mạnh dạn đầu tư phát triển đàn vật nuôi; các cấp, các ngành quan tâm tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trong chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, triển khai các biện pháp phòng chống dịch, tiêm phòng đầy đủ các loại vác xin theo định kỳ, đảm bảo đàn vật nuôi phát triển khỏe mạnh, bảo vệ môi trường. Hiện nay, tổng đàn trâu, bò trên địa bàn huyện là gần 11.000 con, trong đó có nhiều hộ chăn nuôi quy mô lớn theo hướng hàng hóa với số lượng từ 10 đến 30 con, tập trung ở các xã Quảng Yên, Quảng Hòa, Quảng Trường, thị trấn Tân Phong, Quảng Định…Từ việc phát triển chăn nuôi trâu, bò nhốt chuồng, nhiều hộ chăn nuôi trong huyện đã có thu nhập từ 50 triệu đến trên 100 triệu đồng/năm. Đến nay, nhiều hộ đã thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông và đang chuyển sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn để nâng cao giá trị thu nhập kinh tế gia đình.

.jpg)

Mô hình nuôi bò vỗ béo của gia đình anh Lê Ngọc Long ở thôn 03, xã Quảng Hòa

Điển hình như hộ gia đình anh Lê Ngọc Long ở thôn 03, xã Quảng Hòa, năm 2015 với mục tiêu phát triển mô hình kinh tế trang trại của gia đình theo hướng đa con, cùng với các loại con nuôi khác, anh Long đã đầu tư nuôi bò sinh sản, bò vỗ béo bằng hình thức nuôi nhốt chuồng với lượng đàn bò luôn duy trì từ 8 đến 10 con. Để chủ động nguồn thức ăn hàng ngày cho đàn bò cũng như giảm chi phí trong chăn nuôi, anh Long đưa cỏ voi, ngô vào trồng và tích trữ thêm rơm khô để làm thức ăn dự trữ.Vì vậy, nguồn thức ăn cho đàn bò luôn đảm bảo. Theo anh Long, nuôi bò vỗ béo, sinh sản nhốt chuồng không tốn nhiều công lao động và cho hiệu quả kinh tế cao; trong chăn nuôi người dân có thể tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn, chuồng nuôi đảm bảo sạch sẽ, nắm vững kỹ thuật, tiêm phòng đầy đủ các loại vac xin phòng bệnh, đàn bò sẽ lớn nhanh, năng suất thịt cao, bán được giá. Những năm qua, nhờ áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi nên đàn gia súc của gia đình anh Long phát triển tốt, cho thu nhập khoảng 50 đến 60 triệu đồng/ năm, sau khi trừ chi phí.

Còn đối với gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc, ở thôn Yên Trung, xã Quảng Yên, những năm trước đây gia đình chị Ngọc chủ yếu nuôi bò theo hướng chăn thả tự nhiên, hiệu quả không cao. Nhận thấy nuôi bò vỗ béo phục vụ thức ăn tại chỗ là hướng đi cho hiệu quả kinh tế cao nên cuối năm 2017 gia đình chị Ngọc đã thầu hơn 2 ha đất nông nghiệp của UBND xã ở thôn Cổ Duệ để đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại, trồng cỏ và mua giống bò B3 về nuôi vỗ béo theo hình thức nuôi nhốt chuồng. Chị Ngọc chia sẻ: Trung bình một lứa, chị Ngọc nuôi từ 20 con bò trở lên, nuôi bò vỗ béo quan trọng là phải tìm mua con giống đảm bảo chất lượng, sau đó đem về chăm sóc, phòng bệnh, nguồn thức ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn theo công thức đàn bò mới lớn nhanh, đạt trọng lượng tốt, rút ngắn thời gian xuất bán. Nhờ nguồn thức ăn xanh, thô dồi dào, áp dụng kỹ thuật chăn nuôi đúng quy trình nên mô hình bò vỗ béo của gia đình chị Ngọc phát triển tương đối ổn định.

Có thể nói, mô hình chăn nuôi trâu, bò vỗ béo theo hình thức nuôi nhốt đang là hướng đi có hiệu quả, lâu dài và bền vững trong phát triển kinh tế nông hộ, dần thay đổi tập quán chăn nuôi gia súc từ nhỏ lẻ sang hàng hóa, từ thả rông sang nuôi nhốt, vừa đảm bảo phòng trách dịch bệnh, vừa cải thiện môi trường, nâng cao tỷ lệ đàn gia súc của huyện, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đưa ngành chăn nuôi của huyện phát triển bền vững.