Báo tài nguyên và môi trường thanh hóa năm 2024

6 tháng đầu năm 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá tiếp nhận 118 đơn và 24 đơn do Ủy ban nhân dân tỉnh giao giải quyết. Trong số đơn đủ điều kiện giải quyết, Sở đã chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết 9 đơn; trực tiếp giải quyết 4 đơn thuộc thẩm quyền; đã hoàn thành và có kết luận, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh 22 đơn.

Báo tài nguyên và môi trường thanh hóa năm 2024

Qua xác minh khiếu nại, Sở đã kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa giải quyết, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của 4 hộ gia đình, cá nhân.

Ông Lê Ngọc Hà, Phó Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá

Hiện nay, tỉnh Thanh Hoá đang triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng với diện tích đất thu hồi lớn. Trong khi đó, công tác quản lý đất đai tại các địa phương vẫn còn nhiều bất cập, nhất là do những sai sót, vi phạm tồn đọng qua các thời kỳ.

Báo tài nguyên và môi trường thanh hóa năm 2024

Chính vì vậy, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến lĩnh vực này cũng rất phức tạp. Thực tế này đòi hỏi lực lượng Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa phải tập trung mọi nguồn lực, giải quyết kịp thời, thoả đáng, đúng quy định pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân, qua đó, tuyên truyền để người dân hiểu và chấp hành quy định, góp phần ổn định tình hình tại các địa phương.

TPO - Tại phiên trả lời chất vấn chiều 11/7, Kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá, ông Lê Sỹ Nghiêm - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá thừa nhận còn tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Ông Lê Sỹ Nghiêm cho biết, sau khi thành lập (năm 2020), Văn phòng đăng ký đất đai Thanh Hoá đã giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến thực hiện đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất...

Báo tài nguyên và môi trường thanh hóa năm 2024
Toàn cảnh phiên chất vấn chiều 11/7.

Tuy nhiên, vẫn có tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà, tiêu cực trong thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

Đến thời điểm hiện nay, sở nhận được 149 đơn phản ánh về tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực. Ngoài ra, qua thông tin điện thoại, báo chí cũng phản ánh nhiều tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà trong quá trình làm thủ tục cấp sổ đỏ.

Tình trạng nhũng nhiễu chủ yếu xảy ra ở các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai, thuộc trách nhiệm của UBND cấp huyện, xã... chủ yếu thể hiện ở việc trả lại hồ sơ xin cấp sổ đỏ.

Liên quan đến tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong việc cấp sổ đỏ, đến nay, cơ quan chức năng đã buộc thôi việc 1 viên chức, cảnh cáo 3 viên chức (trong đó có 1 lãnh đạo), khiển trách 5 viên chức (trong đó có một lãnh đạo), ông Lê Sỹ Nghiêm cho biết.

Báo tài nguyên và môi trường thanh hóa năm 2024
Ông Lê Sỹ Nghiêm - Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Thanh Hoá (người đứng bên trái ảnh) trả lời chất vấn chiều 11/7.

Một trong những giải pháp mà Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường đưa ra để hạn chế tình trạng trên là các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai khi trả lại hồ sơ thì cán bộ văn phòng đăng ký đất đai cần phải làm có 3 liên, một liên đưa cho người được trả hồ sơ, một liên lưu trữ tại chi nhánh, một liên báo cáo về văn phòng đăng ký đất đai tỉnh. Ngoài ra, việc thực hiện xin cấp sổ đỏ lần đầu cần thực hiện theo từng khu vực, địa bàn...

Ông Lê Sỹ Nghiêm cũng cho biết, việc cấp đổi, cấp lại sổ đỏ có nhiều vướng mắc, tập trung chủ yếu ở việc hồ sơ gốc thiếu, thông tin sai lệch...

Trong phần trả lời chất vấn của mình, ông Lê Sỹ nghiêm cũng trả lời đại biểu, cử tri việc nhiều dự án đã được UBND tỉnh giao đất nhưng qua nhiều năm, đã gia hạn nhiều lần nhưng nhà đầu tư vẫn không triển khai thực hiện hoặc triển khai thực hiện chậm; tiến độ lập, thẩm định, trình phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, kế hoạch sử dụng đất năm 2023 cấp huyện rất chậm.

Theo báo cáo, hồ sơ quá hạn thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai chiếm 3,2% đối với hồ sơ đã giải quyết, chiếm 8,11% đối với hồ sơ đang giải quyết. Hồ sơ quá hạn thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện chiếm 7,34% đối với hồ sơ đã giải quyết, chiếm 18,67% đối với hồ sơ đang giải quyết; đặc biệt là lượng hồ sơ cấp lần đầu bị trả lại hoặc đang chờ bổ sung chiếm tới 20,39% chưa được giải quyết cho người dân.

Nhiều năm qua, ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) luôn bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, triển khai các giải pháp nhằm tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Báo tài nguyên và môi trường thanh hóa năm 2024
Người dân phường Phú Sơn (TP Thanh Hóa) ra quân làm vệ sinh môi trường hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2023.

Bên cạnh công tác tham mưu cho UBND tỉnh về chủ trương, giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và BVMT, Sở TN&MT luôn coi trọng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nâng cao ý thức bảo vệ TN&MT cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp. Trong lĩnh vực đất đai, năm 2023, ngành đã tập trung làm tốt công tác thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cho các huyện, thị xã, thành phố làm cơ sở để triển khai thực hiện việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất... Đồng thời chỉ đạo thực hiện hiệu quả việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình. Đến nay, toàn tỉnh đã cấp 2.369.818/2.428.406 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân, đạt tỷ lệ 97,59%. Cùng với đó, ngành đã tham mưu và tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư. Năm 2023, tỷ lệ diện tích hoàn thành giải phóng mặt bằng của toàn tỉnh đạt 96,49% so với kế hoạch (tương đương 2.286,72 ha/2.369,97 ha), gấp 1,47 lần so với năm 2022, để thực hiện 726 dự án đầu tư, là năm có tỷ lệ giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh cao nhất từ trước đến nay.

Trong hoạt động khoáng sản, được nhận định là lĩnh vực nhạy cảm, do đó, ngành luôn quan tâm và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tham mưu cho tỉnh các biện pháp chấn chỉnh, ngăn chặn và xử lý kịp thời những điểm nóng trong hoạt động khai thác khoáng sản; khai thác, vận chuyển trái phép cát sỏi lòng sông. Trong năm 2023, ngành đã tổ chức kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản đối với 26 đơn vị trên địa bàn tỉnh; thực hiện 27 cuộc kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của UBND tỉnh, 4 thông tin phản ánh của báo, đài, người dân về tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, ngành cũng đã tăng cường việc rà soát các mỏ khai thác khoáng sản đang khai thác; tổ chức đấu giá các mỏ mới nhằm bảo đảm nguồn cung vật liệu xây dựng phục vụ thi công các công trình trọng điểm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là dự án Đường cao tốc Bắc - Nam, đoạn qua tỉnh Thanh Hóa. Qua thống kê, trong năm 2023, ngành đã tổ chức đấu giá đối với 47 mỏ khoáng sản, tổng số tiền trúng đấu giá gần 200 tỷ đồng, trong đó nhiều mỏ được đấu giá theo hình thức trực tuyến, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật.

Cùng với các hoạt động trên, công tác BVMT cũng được tập trung triển khai và thực hiện có hiệu quả. Đánh giá của ngành chức năng cho thấy, trong năm 2023, trên địa bàn tỉnh không phát sinh các điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Đặc biệt tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt cao nhất từ trước đến nay, đạt 91,8%. Thời gian thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng được rút ngắn từ 30% trở lên so với quy định (quy định 50 ngày, rút ngắn còn không quá 35 ngày)...

Báo tài nguyên và môi trường thanh hóa năm 2024
Hội viên phụ nữ xã Định Hòa (Yên Định) trồng cây xanh tại Di tích lịch sử Quốc gia Điện Thừa hoa và Từ đường Phúc Quang.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý Nhà nước về TN&MT trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Tại hội nghị tổng kết công tác ngành TN&MT năm 2023 diễn ra đầu tháng 1/2024, Giám đốc Sở TN&MT Lê Sỹ Nghiêm đã chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế: Công tác tham mưu giao đất, cho thuê đất, tính tiền sử dụng đất của một số dự án lớn còn chậm. Tiến độ lập, trình phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2023 cấp huyện, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025 cấp tỉnh đã được nỗ lực đẩy nhanh tiến độ, tuy nhiên thời gian phê duyệt còn chậm so với yêu cầu. Tình trạng cán bộ giải quyết công việc có hiện tượng né tránh, đùn đẩy, sợ sai, sợ trách nhiệm vẫn còn. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở một số địa phương chưa chặt chẽ; tình trạng lấn chiếm đất, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp vẫn còn xảy ra...

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, nhiệm vụ được ngành TN&MT đặt ra trong thời gian tới là tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ TN&MT trong các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân. Sở tích cực tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp nhằm chấn chỉnh hoạt động khai thác trái phép khoáng sản trên địa bàn tỉnh; bám sát cơ sở, chỉ đạo phòng TN&MT cấp huyện nâng cao vai trò, trách nhiệm tham mưu cho UBND cấp huyện tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và BVMT trên địa bàn; kiên quyết xử lý, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Cùng với đó tập trung đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực chuyên môn của ngành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân khi giải quyết công việc thuộc lĩnh vực TN&MT, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.