Bắt cóc trẻ em phạt bao nhiêu năm 2024

Tại Điều 169 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản như sau:

1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

  1. Có tổ chức;
  1. Có tính chất chuyên nghiệp;
  1. Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
  1. Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Đối với 02 người trở lên;

  1. Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  1. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
  1. Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
  1. Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  1. Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:

  1. Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  1. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  1. Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

  1. Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  1. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
  1. Gây rối loạn tâm thần và hành vi của 02 người trở lên mà tỷ lệ của mỗi người 46% trở lên;
  1. Làm chết người.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

VOV.VN - Trẻ em là đối tượng được pháp luật ưu tiên bảo vệ. Luật Trẻ em 2016 nêu rõ những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện đối với trẻ em là bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, người có hành vi bắt cóc trẻ em tùy theo mục đích, tình tiết thực hiện hành vi phạm tội mà có thể cấu thành một trong những tội danh sau:

Tội mua bán người dưới 16 tuổi:

- Hành vi:

+ Chuyển giao/tiếp nhận trẻ em để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo.

+ Chuyển giao/tiếp nhận trẻ em để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

+ Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp trẻ em để thực hiện 02 hành vi ở trên.

- Mức hình phạt cao nhất: tù chung thân.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng - 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

(Theo Điều 151 Bộ luật Hình sự)

Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi:

- Hành vi: Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi.

- Mức hình phạt cao nhất: lên đến 15 năm tù.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng - 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

(Theo Điều 153 Bộ luật Hình sự)

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản:

- Hành vi: Bắt cóc trẻ em làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

- Mức hình phạt cao nhất: tù chung thân.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng - 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

(Theo Điều 169 Bộ luật Hình sự)

Tội bắt cóc con tin:

- Hành vi: Bắt, giữ hoặc giam trẻ em làm con tin nhằm cưỡng ép cơ quan, tổ chức, cá nhân… làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin.

- Mức hình phạt cao nhất: 15 năm tù.

(Theo Điều 301 Bộ luật Hình sự)

Để hiểu rõ hơn về dấu hiệu pháp lý của tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi và khung hình phạt của tội này, mời quý vị và các bạn cùng nghe tư vấn của luật sư Nguyễn Văn Hưng - Giám đốc Công ty luật Phúc Khánh Hưng:

Từ vụ việc Phạm Huỳnh Nhật Vi (21 tuổi, quê Tiền Giang) bắt cóc 2 bé gái tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TPHCM), độc giả Dân trí đặt câu hỏi về việc theo quy định của pháp luật, hành vi bắt cóc trẻ em có thể bị xử lý về những tội danh nào? Những căn cứ pháp lý nào cần làm rõ để củng cố cho những tội danh đó?

Bắt cóc trẻ em phạt bao nhiêu năm 2024

Nghi phạm Phạm Huỳnh Nhật Vi trong vụ bắt cóc 2 cháu bé ở TPHCM gây xôn xao dư luận những ngày qua (Ảnh: Thuận Thiên).

Trả lời

Theo quy định của pháp luật hình sự, để xác định trách nhiệm hình sự đối với người bắt cóc trẻ em, vấn đề mấu chốt cần làm rõ là động cơ, mục đích và ý chí chủ quan của người thực hiện hành vi là gì. Từ căn cứ này, có thể xem xét áp dụng một trong 4 tội danh theo Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:

Thứ nhất, nếu người thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác để bắt cóc, chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ trẻ em thì có thể bị xử lý hình sự về tội Chiếm đoạt người dưới 16 tuổi theo Điều 153 Bộ luật Hình sự 2015. Khung hình phạt cơ bản đối với tội danh này là 3-7 năm tù và cao nhất có thể lên tới 15 năm tù.

Thứ hai, trường hợp người thực hiện hành vi bắt cóc trẻ em để làm con tin, phục vụ mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị xử lý về tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015. Với tình tiết định khung phạm tội đối với người dưới 16 tuổi theo khoản 2 Điều này, mức phạt áp dụng là 5-12 năm tù.

Thứ ba, nếu hành vi bắt cóc nhằm mục đích phục vụ việc mua bán người, trong đó bao gồm các hành vi như: Chuyển giao hoặc tiếp nhận trẻ em để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; Chuyển giao hoặc tiếp nhận trẻ em để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hay Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp trẻ em để thực hiện 02 hành vi ở trên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Mua bán người dưới 16 tuổi theo Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015. Mức phạt cơ bản là 7-12 năm tù và cao nhất là tù chung thân.

Thứ tư, nếu hành vi bắt giữ hoặc giam trẻ em nhằm làm con tin để cưỡng ép các cơ quan, tổ chức, cá nhân làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin thì có thể bị xử lý hình sự về tội Bắt cóc con tin theo Điều 301 Bộ luật Hình sự 2015. Nếu thuộc tình tiết phạm tội với người dưới 18 tuổi theo khoản 2 Điều này, khung hình phạt có thể áp dụng là 3-7 năm tù.

Tôi bắt cóc trẻ em tống tiền bao nhiêu năm tù?

Theo đó, đối tượng chuẩn bị bị bắt cóc trẻ em để tống tiền những chưa thực hiện hành vi vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Bắt cóc tống tiền 15 tỷ từ bao nhiêu năm?

Bắt cóc bé trai rồi đòi chuộc 15 tỉ đồng để lấy tiền trả nợ đầu tư tiền ảo, cựu CSGT tỉnh Vĩnh Phúc bị tòa tuyên án 20 năm tù. Trưa 29.12, sau gần 2 tiếng xét xử, TAND TP. Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đức Trung (31 tuổi, cựu cán bộ CSGT Công an tỉnh Vĩnh Phúc) 20 năm tù về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

Tôi bắt cóc đi từ bao lâu?

Khung hình phạt cơ bản đối với tội bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản có mức phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Người phạm tội trong trường hợp có tình tiết tăng nặng có thể bị phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Bắt cóc trẻ em sẽ bị xử lý như thế nào?

Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.