Bầu 3 tháng giữa ăn uống như thế nào năm 2024

Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 của thai kỳ, cơ thể trải qua nhiều thay đổi, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe hợp lý vẫn rất quan trọng. Dưới đây là một số cách mẹ bầu có thể lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe của mình trong giai đoạn này:

Tiếp tục bổ sung vitamin và khoáng chất: Tăng cường chất khoáng và Vitamin giúp thai nhi phát triển và đáp ứng nhu cầu cho người mẹ: Các chất khoáng và vi chất là các chất dinh dưỡng tuy chỉ cần một lượng nhỏ nhưng lại có vai trò quan trọng, đặc biệt là giai đoạn cơ thể có nhu cầu cao về các chất dinh dưỡng cho phát triển như thời kỳ có thai, cho con bú. Những vitamin và khoáng chất thiết yếu cần chú ý bổ sung cho phụ nữ có thai và nuôi con bằng sữa mẹ như vitamin D, canxi và sắt, cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của em bé. Thai phụ cần trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn về liều lượng loại vitamin và khoáng chất cần bổ sung cụ thể phù hợp nhất.

Tăng lượng calo: Lượng calo được khuyến nghị trong thời kỳ mang thai tăng lên khi thai nhi lớn lên. Trung bình, phụ nữ mang thai cần thêm 250 kcal mỗi ngày trong tam cá nguyệt thứ hai. Tuy nhiên, nó có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân của người mẹ và sức khỏe của thai nhi.

Ăn uống điều độ: Ăn các bữa ăn cân bằng thường xuyên giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định, tránh ăn quá nhiều và đảm bảo mẹ và bé nhận được tối ưu chất dinh dưỡng.

Tập trung vào thực phẩm giàu chất dinh dưỡng: Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, thịt gia cầm, cá và các sản phẩm từ sữa, rất cần thiết trong thai kỳ để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Duy trì hoạt động: Tập thể dục có thể giúp phụ nữ mang thai duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm căng thẳng và giảm bớt các triệu chứng khó chịu phổ biến khi mang thai. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến ​​​​của chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bắt đầu bất kỳ thói quen tập thể dục nào.

Giữ nước: Uống nhiều nước có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và táo bón, thường gặp khi mang thai.

Quản lý căng thẳng và ngủ đủ giấc: Mức độ căng thẳng cao khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ biến chứng và ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Nghỉ ngơi và thư giãn có thể giảm thiểu mức độ căng thẳng và giúp mẹ ngủ đủ giấc.

Điều quan trọng là phải trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn về bất kỳ mối quan tâm hoặc thắc mắc nào về sức khỏe và dinh dưỡng của bạn trong thời kỳ mang thai. Họ có thể cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa dựa trên nhu cầu cụ thể của bạn. Nếu bạn cần được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp và cá nhân hóa chế độ dinh dưỡng của mình, hãy liên hệ ngay với Khoa dinh dưỡng bệnh viện Phụ Sản Hà Nội tại 210 nhà B Bệnh viện Phụ sản Hà Nội - 929 La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội để được tư vấn miễn phí hoặc gọi cho chúng tôi theo số 0964886069. Truy cập theo đường links để biết thêm chi tiết: https://www.facebook.com/profile.php?id=100083031114027&mibextid=LQQJ4d

), các mẹ chắc hẳn đã phần nào giảm bớt lo lắng vì đã qua giai đoạn nguy hiểm. Đây cũng là khoảng thời gian dễ chịu nhất trong hành trình 9 tháng 10 ngày mang thai của mẹ, đa số các mẹ sẽ không còn cảm giác bị ốm nghén hành hạ nên việc ăn uống cũng sẽ thấy ngon miệng hơn. Nhưng cũng đừng vì vậy mà mẹ chủ quan trong việc bổ sung các chất dinh dưỡng khi bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 nhé, vì những nguy cơ vẫn còn tồn đọng. Vậy khi nào bắt đầu tam cá nguyệt 2? Chế độ ăn ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của bé? Mẹ hãy cùng Huggies tham khảo bài viết sau nhé!

Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: quy trình, khi nào, chi phí?

Mẹ bầu nên ăn gì trong tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa thai kỳ)?

Ở tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu cần nhiều năng lượng hơn do bé vẫn cần năng lượng để phát triển. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên có suy nghĩ phải ăn gấp đôi, gấp 3 bình thường để “con to” bởi lúc này bé yêu vẫn chưa bước sang thời kỳ “bứt phá” về cân nặng (đến 26 tuần tuổi, bé chỉ mới nặng khoảng 900g). Theo khuyến cáo, trong 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ bầu chỉ cần tăng khẩu phần ăn lên tương đương khoảng 300 – 400 kcal/ngày (bằng 2 chén cơm trắng hoặc 2 ly sữa). Bổ sung đầy đủ về mặt dinh dưỡng cũng là một cách thai giáo cho bé cực kỳ tốt. Huggies gợi ý mẹ có thể thêm 1 số món dưới đây vào thực đơn khi mang thai của mình nhé:

1. Sữa ít béo giúp tăng canxi cho mẹ bầu:

Sữa rất giàu canxi, nên từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi mẹ nên uống nhiều sữa hơn trước. Mỗi ly sữa 200ml sẽ mang đến khoảng 240mg canxi, bằng 1/4 lượng canxi cho nhu cầu hàng ngày của mẹ bầu. Nếu mẹ lo ngại vấn đề thừa cân thì nên chọn sữa đã được tách béo. Bên cạnh sữa, mẹ cũng có thể ăn yogurt, phô mai để bổ sung canxi.

2. Thịt bò bổ sung chất sắt cho mẹ mang thai:

Những loại thịt đỏ như thịt bò, heo, gà là lựa chọn lý tưởng để bổ sung chất sắt khi mang thai. Mẹ nên chọn thịt nạc để vừa bổ sung chất sắt, protein, vừa giảm tiêu thụ chất béo.

3. Tôm là nguồn thực phẩm giàu kẽm cho mẹ bầu:

Tôm không chỉ giàu canxi mà còn có lượng kẽm khá phong phú. Kẽm rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Lượng kẽm mà mẹ bầu cần là 20mg mỗi ngày.

4. Chất béo có trong hạnh nhân và các loại hạt giúp thai nhi phát triển trí não:

Từ tam cá nguyệt thứ hai, não bộ của thai nhi sẽ phát triển một cách nhanh chóng. Để hỗ trợ cho bé yêu lúc này, việc bổ sung các a-xít béo có lợi là điều mà mẹ bầu nào cũng cần chú ý. Nếu mẹ đang tìm kiếm một nguồn chất béo có lợi thì các loại hạt như hạnh nhân, hạt macca, hạt dẻ, hạt óc chó… chính là lựa chọn hàng đầu. Ngoài ra, mẹ còn có thể bổ sung những chất béo có lợi bằng cách ăn một lượng vừa phải dầu thực vật như dầu ô-liu, dầu mè hoặc ăn các loại cá biển như cá hồi, cá thu…

Nếu ăn uống quá nhiều, mẹ bầu dễ bị tăng cân quá mức không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng, tâm lý sau sinh mà còn tăng nguy cơ tiểu đường, tắng huyết áp, tiền sản giật trong thai kỳ. Các nguyên tắc cơ bản của việc ăn uống lành mạnh cho dù với người có mang thai hay không mang thai đều tương tự nhau. Theo khuyến cáo, trong 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ bầu chỉ cần tăng khẩu phần ăn lên tương đương khoảng 300 – 400 kcal/ngày (bằng 2 chén cơm trắng hoặc 2 ly sữa), mẹ ghi nhớ nhé!

Những thực phẩm mẹ bầu không nên ăn trong 3 tháng giữa thai kỳ

1. Mẹ bầu nên kiêng món ăn cay nóng để tránh tình trạng trào ngược, ợ nóng:

Vào giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, chứng ợ nóng sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Việc ăn nhiều các loại thức ăn có tính nóng như ớt, tiêu sẽ khiến tình trạng này của mẹ bầu sẽ nghiêm trọng hơn.

2. Không nên ăn quá nhiều gừng trong thai kỳ để phòng tránh tác dụng phụ:

Chất gingerol của gừng sẽ làm giãn các mạch máu, không tốt cho các mẹ đâu nhé. Mẹ bầu có thể sử dụng gừng nhưng không nên dùng liên tục trong 3,4 ngày.

3. Cá biển có chứa hàm lượng thuỷ ngân cao, mẹ bầu nên bổ sung vừa đủ:

Mặc dù có biển có nhiều chất dinh dưỡng nhưng trong 3 tháng giữa thai kỳ các mẹ không nên ăn nhiều. Lý do là vì hàm lượng thủy ngân sẽ hấp thụ nếu ăn liên tục và gây ra tình trạng sảy thai, ảnh hưởng đến não bộ.

4. Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ:

Các loại thực phẩm này sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm chậm quá trình phát triển trí não của bé. Món ăn nhiều dầu mỡ còn gây ra một số biến chứng như tăng huyết áp, tiền sản giật.

Tham khảo: 10 loại thực phẩm gây sảy thai bà bầu nên tránh

Các vitamin và dưỡng chất mẹ bầu cần bổ sung trong tam cá nguyệt thứ hai

Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ bắt đầu kê đơn các vitamin và dưỡng chất mẹ bầu cần bổ sung thêm như sắt và canxi – hai dưỡng chất nền tảng cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ cũng cần bổ sung thêm kẽm, vitamin D và các loại a-xít béo như omega-3,6,9 để thúc đẩy sự phát triển não bộ của bé.

1. Bổ sung sắt đúng cách cho mẹ bầu:

Sắt có công dụng cung cấp oxy cho cơ thể, đặc biệt là cho em bé. Nếu thiếu sắt, mẹ có nguy cơ thiếu máu dẫn đến tình trạng sinh non hoặc trầm cảm sau sinh. Lượng sắt cần bổ sung hàng ngày khi mang thai đó là 27mg. Một số loại thực phẩm giúp bổ sung sắt như rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc…

Xem chi tiết: Sắt cho bà bầu có tác dụng gì?

2. Chất đạm hỗ trợ thai nhi phát triển trí não:

Khi mang thai, các mẹ cần bổ sung từ 75-100g chất đạm mỗi ngày để hỗ trợ sự phát triển trí não của bé. Nguồn thức ăn bổ sung đạm cho mẹ đó là các loại hạt, đậu hũ, đậu lăng, đậu Hà Lan…

3. Canxi có trong sữa, trứng kích thích thai nhi phát triển:

Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu nên bổ sung 1000mg canxi để giúp xương và răng của con phát triển hoàn thiện hơn. Ngoài ra, canxi còn đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích hệ thần kinh và hệ tuần hoàn. Một số thực phẩm giàu canxi gồm có sữa, trứng, đậu hũ, bông cải xanh, nước trái cây…

4. Axit Folic (Vitamin B) rất cần thiết trong thai kỳ:

Axit folic hay còn gọi là vitamin B rất quan trọng trong suốt thai kỳ vì giúp ngăn ngừa tình trạng mẹ chuyển dạ sớm. Hấp thu vitamin B còn giảm nguy cơ bé mắc các chứng bệnh tim bẩm sinh. Để bổ sung axit folic, mẹ có thể ăn đậu đen, ngũ cốc, rau bó xôi… Các mẹ cũng có thể sử dụng thuốc bổ sung vitamin trong giai đoạn thai kỳ vì không thể đảm bảo mẹ hấp thụ đủ vitamin thông qua ăn uống.

Xem thêm:

Cách bổ sung canxi cho bà bầu từng giai đoạn thai kỳ

Bổ sung axit folic đúng cách cho mẹ bầu

5. Vitamin D giúp thai nhi phát triển xương:

Trong thai kỳ, mẹ được khuyến nghị sử dụng 15mcg vitamin D mỗi ngày. Cơ thể sẽ tự tạo ra vitamin D trong việc tiếp xúc với ánh mặt trời. Tuy nhiên lượng vitamin D là chưa đủ nên rất cần bổ sung thêm các loại thức ăn. Cụ thể các mẹ có thể ăn cá hồi, cá ngừ, phô mai….hoặc uống vitamin tổng hợp cho mẹ bầu để cơ thể có đủ dưỡng chất.

6. Omega-3 có trong các loại cá có lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi:

Omega-3 rất có lợi cho cả mẹ và bé trong việc hỗ trợ sự phát triển tim, hệ thần kinh. Các mẹ hấp thu đủ Omega-3 sẽ hạn chế tình trạng sinh non, giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh. Lượng Omega-3 có nhiều trong dầu cá, cá hồi, cá thu, hạt chia.

Chế độ sinh hoạt lành mạnh cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ hai

Bên cạnh việc chú trọng thành phần dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển cho bé và sức khoẻ cho mẹ, Huggies gợi ý mẹ một số hoạt động mẹ có thể quan tâm trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai này nhé:

Bầu 3 tháng giữa ăn uống như thế nào năm 2024

1. Khám thai kỳ theo lịch hẹn:

Mỗi lần kiểm tra trong ba tháng này, bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng, kích thước tử cung, chiều dài (đỉnh tử cung) và nhịp tim của em bé để đảm bảo mọi thứ tiến triển như mong đợi.

2. Lên lịch siêu âm:

Thông thường trong khoảng từ 18 đến 22 tuần của thai kì, bác sĩ sẽ đo em bé, kiểm tra các cơ quan đang phát triển, xác định lượng nước ối.

3. Kiểm tra glucose:

Mẹ biết không? Khoảng 1 trong 10 phụ nữ mang thai được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, đó là lí do tại sao chuyên gia luôn khuyên rằng tất cả phụ nữ nên được kiểm tra tình trạng vào khoảng tuần 24 đến tuần 28 của thai kì.

4. Sàng lọc di truyền trước khi sinh:

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà tư vấn rằng:

Bầu 3 tháng giữa ăn uống như thế nào năm 2024

Thời điểm 20-26 tuần là thời điểm tốt nhất để khảo sát hình thái thai. Vì lúc này các cơ quan thai nhi đã phát triển tương đối hoàn thiện, kích thước thai nhi vừa đủ lớn, nước ối rộng rãi, thai nhi cử động co duỗi các khớp tốt nên có thể khảo sát gần toàn diện các cơ quan như não, mặt, nội tạng, khớp, xòe duỗi các ngón, chỗ dây rốn bám…

Nếu hình thái bình thường thì 80-85% là thai khỏe. Phần còn lại là khảo sát đến hết thai kỳ và kiểm tra sau sinh. Nếu gặp bất thường, các mẹ sẽ được tư vấn tiền sản xem các bất thường thai có thể tiếp tục thai kỳ hay không, các bất thường này có liên quan đến bất thường đơn gen, vi lặp đoạn hay mất đoạn, hay bất thường nhiễm sắc thể để chọn bộ xét nghiệm ối phù hợp như QF PCR, array hay CNV seq, G4500, WES…. Các bà mẹ cũng nên tìm hiểu về khả năng khám chữa sau sinh và tiên lượng về sau cho từng dị tật. Các mẹ lưu ý không nên tự ý làm NIPT khi chưa có ý kiến của bác sỹ tiền sản, vì NIPT không phải là xét nghiệm “thần thánh” có thể giải quyết mọi vấn đề, có giá trị tương đương và có thể thay thế các xét nghiệm chọc ối khác.

Bầu 3 tháng giữa ăn uống như thế nào năm 2024

5. Tiêm vắc-xin:

Nếu mang thai trong mùa lạnh và cúm, mẹ hãy nhớ tiêm phòng cúm và lên kế hoạch tiêm vắc-xin trong ba tháng cuối thai kỳ (tam cá nguyệt thứ 3) để bảo vệ em bé khỏi ho gà khi sinh mẹ nhé. Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm cần thiết trong thai kì.

6. Thực hiện bài tập Kegels:

Bằng một vài động tác đơn giản thôi, nhưng nếu mẹ thường xuyên tập các động tác này, nó sẽ giúp giữ khung xương chậu được mạnh khoẻ hơn, giúp mẹ thuận lợi khi sinh bé đó ạ.

7. Quyết định biết giới tính em bé hay không:

Siêu âm trong tam cá nguyệt thứ 2, vào khoảng tuần thứ 12 trở đi của thai kì, có thể cho mẹ biết em bé có giới tính là gái hay trai. Đây là cơ hội giúp mẹ dễ dàng chuẩn bị các vật dụng cho bé trước khi sinh cũng như có kế hoạch cho bé trong tương lai.

8. Xem xét và lựa chọn tên cho em bé:

Biết giới tính em bé sẽ giúp mẹ dễ dàng xem xét các lựa chọn về tên cho con yêu của mình. Đây có thể là một trong những hoạt động yêu thích của các ông bố bà mẹ tương lai đấy!

Tham khảo: Đặt tên con trai, con gái năm 2021

9. Tìm hiểu nơi sinh bé:

Đây là khoảng thời gian "không quá sớm cũng không quá muộn" để mẹ có thể tìm hiểu chi tiết những bệnh viện phù hợp để sinh bé. Hãy lưu ý về dịch vụ, bác sĩ chuyên khoa quen thuộc cũng như khoảng cách so với nhà xa hay gần, mẹ nhé.

10. Tìm hiểu về cách chăm sóc con trong tương lai:

Mẹ có thể tham gia sớm các khoá tiền sản cùng bố trong thời gian này, hoặc nếu chưa có thời gian, mẹ cũng có thể bắt đầu tìm hiểu ngay từ bây giờ.

Hy vọng các thông tin trên đã phần nào giúp các mẹ chuẩn bị tâm thế thoải mái nhất cho tam cá nguyệt thứ 2 và có một chế độ ăn phù hợp nhất. Huggies mến chúc mẹ và bé khỏe mạnh nhé!