Bầu uống nước đá có tốt không

Nhiều chuyên gia khuyến cáo, trong thai kì các bà bầu tuyệt đối không ăn những đồ lạnh cũng như uống nước đá lạnh để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Bầu uống nước đá có tốt không

Nếu bạn là một người mẹ mang thai đang thèm một ngụm nước đá, đừng lo lắng vì bạn không đơn độc, có hàng trăm phụ nữ cũng đang thèm ăn đá lạnh trong thời gian mang thai của họ.

Người ta cho rằng mọi sự thèm muốn là một cách mà cơ thể "báo hiệu" cho bạn biết những gì nó cần cho một thai kỳ khỏe mạnh. Khi bạn có một em bé tức là có cả một "thế giới" trong bụng, lúc này bạn sẽ cần rất nhiều dinh dưỡng và thực phẩm tốt. Bất kể sự thèm ăn có vẻ kỳ lạ đến mức nào, bạn nên đáp ứng những gì cơ thể cần nếu nhu cầu đó là chính đáng.

Có nhiều lý do giải thích tại sao bạn muốn ăn đá lạnh khi mang thai.

Đá giúp giảm các triệu chứng thai nghén

Nếu bạn là một phụ nữ mang thai, bạn có thể quen với các triệu chứng không mấy dễ chịu như: buồn nôn, nôn, chóng mặt và nhiều hơn nữa. Các triệu chứng này có thể đến vào bất cứ giờ nào hoặc kéo dài cả ngày. Đá lạnh phần nào giúp bạn "đối phó" với các triệu chứng này và cảm thấy khỏe hơn.

Giảm chứng ợ nóng

Các hormone progesterone được sản xuất rất nhiều trong khi mang thai. Nó chịu trách nhiệm cho sự thư giãn của các cơ tử cung và nhau thai, bên cạnh các chức năng khác. Một tác dụng phụ của hocmon progesterone là nó cũng giúp thư giãn cơ bắp cơ thắt của dạ dày, giúp giữ thức ăn và axit dạ dày chứa trong cơ thể. Với cơ thắt cơ thoải, các axit của dạ dày có thể thoát ra và gây ợ nóng. Ăn nước đá giúp bạn hạ nhiệt dạ dày và cũng có thể giảm đau tim.

Thoát khỏi sự nóng bức

Một phụ nữ mang thai phải đối mặt với sự gia tăng khối lượng máu được dịch chuyển, khiến cơ thể nóng hơn bình thường, thậm chí cảm thấy rất nóng khi mang thai em bé. Nếu đó là mùa hè, sự nóng bức càng tăng lên. Khi bạn thèm ăn đá, có thể là cơ thể "đang muốn nói" với bạn rằng: nên hạ nhiệt một chút.

Hãy nhớ đừng uống nước đá với đồ uống có ga hoặc có đường, vì chúng không tốt cho bạn và cả với trẻ nhỏ, có thể dẫn đến mắc hội chứng pica. Hội chứng Pica là một rối loạn khi một người "khao khát" tiêu thụ những thứ không thể ăn được hoặc không có giá trị calo hay dinh dưỡng. Đá cũng nằm trong số danh sách này nhưng đây không phải là thứ độc hại. Tuy nhiên, bạn cần lời khuyên của bác sĩ nếu tiêu thụ quá nhiều, vì điều này có thể làm cản trở chế độ dinh dưỡng lành mạnh của bạn.

Có thể là dấu hiệu "cảnh báo" thiếu sắt

Thực tế cho thấy phụ nữ mang thai thèm đá lạnh khi họ bị thiếu máu hoặc nói cách khác là thiếu sắt. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, vì sắt rất quan trọng cho sự phát triển lành mạnh của thai nhi trong tử cung của bạn. Tốt nhất bạn nên tự kiểm tra tình trạng thiếu sắt càng sớm càng tốt vì đây có thể là một dấu hiệu.

Giúp bạn đánh bại căng thẳng?

Khi mang thai, bạn đối mặt với nhiều sự căng thẳng và lo lắng. Uống nước đá có thể giúp bạn đánh bại sự căng thẳng bằng cách làm dịu cơ thể bạn. Giống như việc bạn muốn ăn nhiều hơn khi đang stress, nhưng tiêu thụ đá lạnh không liên quan đến lượng calo dư thừa.

Nước đá giúp bạn ngậm nước

Uống nhiều nước và giữ nước là một trong những điều quan trọng cần làm khi mang thai. Đá mang lại cho cơ thể cảm giác ngậm nước nhưng bạn không nên lạm dụng.

Bà bầu uống nước đá nguy hiểm cỡ nào?

Nước đá có chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes

Listeria monocytogenes là loại vi khuẩn có thể tồn tại và phát triển trong môi trường âm, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, khi uống nước đá lạnh, bà bầu vô tình đưa loại vi khuẩn này vào cơ thể và có thể dẫn đến sảy thai, thai dị tật.

Nước đá gây nguy hiểm cho dạ dày

Uống nước đá là các tốt nhất để vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa và tấn công dạ dày của bà bầu. Theo đó, nó sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng dạ dày và làm niêm mạc dạ dày đột ngột bị co, dịch dạ dày bài tiết ít, chức năng tiêu hóa kém, thời gian dài còn dẫn đến một loạt triệu chứng về dạ dày và ruột như: không muốn ăn, tiêu hóa không tốt, đi ngoài, dạ dày co thắt gây đau, xuất hiện hiện tượng đau bụng dữ dội.

Nước đá làm tiêu hóa kém

Không chỉ nước đá mà ăn nhiều đồ lạnh sẽ dẫn đến tình trạng niêm mạc dạ dày bị co, kích thích nhu động ruột tăng nhanh, gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Ngoài ra, khi lượng lớn nước đá được bà bầu hấp thụ vào cơ thể, niêm mạc cố họng gặp lạnh sẽ co lại, sức đề kháng thấp, làm cho vi khuẩn ở cổ họng thừa cơ lọt vào, dễ bị cảm.

Nước đá gây viêm nhiễm đường hô hấp

Trường hợp mẹ bầu uống nước đá nhiều sẽ khiến mạch máu ở các niêm mạc hô hấp như mũi, họng, khí quản co vào đột ngột, lượng máu chảy giảm ít, làm giảm sức đề kháng cục bộ, dễ mắc bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như đau rát, ho, bà bầu bị đau đầu, nghiêm trọng còn dẫn đến viêm nhiễm đường hô hấp hoặc viêm amidan.

Nước đá kích thích thai nhi

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, thai nhi trong bụng rất nhạy cảm với lạnh. Do đó, khi bà bầu uống nước đá sẽ khiến thai nhi bồn chồn bất an, tần số cử động tăng, có thể gây sinh non hay sẩy thai.

Nước đá gây co thắt tử cung

Theo đó, bà bầy chỉ cần chạm vào đá lạnh cũng có thể làm huyết quản tử cung co thắt lại, tuần hoàn huyết dịch của thai nhi sẽ kém đi và ảnh hưởng đến phát triển. Nếu mẹ bầu có cơ thể nhạy cảm mà uống nước đá lạnh có thể xảy ra hiện tượng co thắt tử cung. Và đây chính là nguyên nhân gây nên các hiện tượng như động thai, sinh non.

Vì vậy, nhiều chuyên gia đưa ra khuyến cáo, bà bầu chỉ nên uống nước lọc hoặc đun sôi để nguội để cung cấp nguồn năng lượng, thanh lọc cơ thể, tránh nguy cơ bị mất nước và còn là nguồn bổ sung nước ối quan trọng trong thai kỳ. Theo đó, một ngày nên cung cấp cho cơ thể từ 2,5 đến 3 lít nước và tuyệt đối không nên uống nước đá trong thời kỳ mang thai.

Những điều cần lưu ý khi uống nước đá

Quá nhiều nước đá có thể gây hại cho răng. Nhai đá có thể gây ra các vết nứt nhỏ trên răng, khiến nó bị phơi nhiễm với vi khuẩn và gây sâu răng. Bạn phải chắc chắn rằng bạn không lạm dụng việc tiêu thụ đá cứng và lạnh. Thay vì nhai đá bằng răng, bạn có thể cố gắng để cho nó từ từ tan chảy trong miệng, để giảm thiểu tiếp xúc với răng.

Nước đá làm dịu cơn đói của bạn. Bạn có thể không còn muốn ăn thực phẩm nào khác nữa. Trong khi đó, đá lạnh không chứa bất kỳ lượng calo hoặc giá trị dinh dưỡng nào, thậm chí nó có thể đốt cháy nhiều calo hơn khi ăn. Đây không phải là điều tốt khi bạn mang thai. Cơ thể của bạn cần tất cả các chất dinh dưỡng và calo cần thiết để hỗ trợ sự tăng trưởng và sức khỏe của em bé. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng sự thèm ăn đá lạnh không làm ảnh hưởng đến chế độ ăn uống lành mạnh

Mẹ bầu uống nước đá có ảnh hưởng gì không?

Do đó, khi bà bầu uống nước đá sẽ khiến thai nhi tăng tần số cử động, thể gây sinh non hay sẩy thai. – Nước đá gây co thắt tử cung: Mẹ bầu có cơ thể nhạy cảm mà uống nước đá lạnh thể xảy ra hiện tượng co thắt tử cung. Và đây chính là nguyên nhân gây nên các hiện tượng như động thai, sinh non.

Tại sao bà bầu không nên uống nước lạnh?

Lý do mẹ bầu không nên uống nước đáNước đá có chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes. Đây là loại vi khuẩn có thể tồn tại ở môi trường nhiệt độ âm. Khi uống nước đá, loại vi khuẩn này sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu, khiến mẹ bầu có thể mắc phải nguy cơ bị sảy thai, thai bị dị tật… – Ảnh hưởng tới dạ dày.

Phụ nữ có thai không nên uống nước gì?

Bà bầu không nên uống gì? Sữa tươi, pho mát chưa tiệt trùng và pho mát chín mềm nguồn gốc có thể chứa một loạt vi khuẩn có hại, bao gồm Listeria, Salmonella, E. coli và Campylobacter. Nước trái cây chưa tiệt trùng cũng dễ gây ra nguyên nhân cơ thể bị nhiễm vi khuẩn.

Sau sinh bao lâu thì có thể uống nước đá?

Tư vấn từ bác sĩ sản khoa. Sau sinh khoảng 1 tháng, khi sức khỏe mẹ đã ổn định thì có thể ăn uống, sinh hoạt như bình thường, kể cả việc uống nước đá.