Bếp âu tiếng anh là gì

Với mục tiêu và định hướng đào tạo ra những đầu bếp chuyên nghiệp không chỉ vững tay nghề chuyên môn mà còn năng nghiệp vụ toàn diện, Hội Đầu Bếp Á Âu đã nghiên cứu và xây dựng chương trình Tiếng Anh chuyên ngành Bếp hữu ích dành cho các học viên.

Với hầu hết các ngành nghề hiện nay, tiếng Anh đóng một vai trò quan trọng giúp chúng ta mở mang kiến thức và tạo ra vô vàn những cơ hội việc làm tốt hơn. Trong đó, các nhà tuyển dụng hàng đầu luôn mở rộng cánh cửa chào đón những ứng viên nghề Bếp có kỹ năng tiếng Anh tốt bên cạnh khả năng chế biến món ăn ngon. Chính vì thế, trang bị kỹ năng tiếng Anh nghề Bếp là lựa chọn sáng suốt giúp các đầu bếp chuẩn bị hành trang vững chắc để tự tin tìm được công việc tốt có mức lương hấp dẫn, thuận lợi cho lộ trình thăng tiến tại những môi trường làm việc chuyên nghiệp, có quy mô lớn khi đi làm…

CÁC KHÓA NẤU ĂN

HỌC NẤU THEO MÓN

Chef là người trực tiếp chế biến, làm ra các món ăn thì ngoài ra vai trò của Chef là gì? Hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm cách giải thích chính xác nhất về thuật ngữ này cũng như tìm hiểu các chức danh trong bộ phận Bếp. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích về một trong những bộ phận quan trọng nhất trong ngành dịch vụ ăn uống F&B.


Bếp âu tiếng anh là gì

Ngoài việc trực tiếp chế biến món ăn thì Chef còn có vai trò gì? (Nguồn: Internet)

Chef là gì?

Chef trong tiếng Anh có nghĩa là Đầu bếp, người trực tiếp chế biến ra các món ăn theo yêu cầu của khách hàng hay như trong menu. Một Chef còn có khả năng lên thực đơn, có khả năng lãnh đạo, quản lý, hướng dẫn người khác nấu ăn. Món ăn của một Chef chế biến ra không chỉ đảm bảo yếu tố no và ngon mà chúng còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ và sự trải nghiệm của thực khách.

Các vị trí, chức danh trong bộ phận Bếp

Trong mỗi nhà hàng, khách sạn (NHKS) chuyên nghiệp, cao cấp thì bộ phận Bếp sẽ bao gồm các bộ phận nhỏ khác nhau với chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Họ sẽ phối hợp với nhau để vận hành quy trình, các bước chế biến món ăn ngon miệng và chất lượng nhất để đưa tới cho thực khách.

Executive Chef/ Head Chef

– Executive Chef/ Head Chef (Tổng Bếp trưởng): Đây là vị trí “quyền lực” nhất trong bộ phận Bếp, người chịu trách nhiệm cao nhất về quy trình làm việc và chất lượng thành phẩm của toàn bộ phận Bếp. Công việc thường ngày của người Bếp trưởng sẽ là giám sát, chỉ đạo tổng quát các bộ phận khác. Ngoài ra, họ sẽ là những người đề ra các tiêu chuẩn, công thức chuẩn xác cho từng món ăn có trong thực đơn của nhà hàng.

Sous Chef

– Sous Chef (Bếp phó): Là những chuyên gia nấu ăn đồng thời là cánh tay phải đắc lực của Bếp trưởng. Nhiệm vụ chính của họ là quan sát chi tiết quá trình chế biến từng món ăn để đảm bảo tất cả các món ăn khi đến tay thực khách trong trạng thái hoàn hảo nhất. Ngoài ra, Bếp phó sẽ là người chịu trách nhiệm, tham dự các cuộc họp khi Bếp trưởng vắng mặt. Đối với các NHKS quy mô lớn có thể có nhiều Bếp phó để hỗ trợ cho Bếp trưởng. => Xem chi tiết tại đây.

Pastry Chef

– Pastry Chef (Bếp trưởng Bếp Bánh): Đối với những nơi có Bếp Bánh hoạt động riêng biệt thì Pastry Chef sẽ là người chịu trách nhiệm chính về các hoạt động, khu vực của Bếp Bánh. Pastry Chef có trách nhiệm báo cáo trực tiếp đến với Executive Chef. => Xem chi tiết tại đây.

Bếp âu tiếng anh là gì

Ngoài yếu tố no và ngon, Chef còn đảm bảo cho món ăn về yếu tố thẩm mỹ,
trải nghiệm (Nguồn: Internet)

Chef de Partie/ Station Chef

– Chef de Partie/ Station Chef (Bếp trưởng bộ phận): đây là vị trí của những người chịu trách nhiệm của các lĩnh vực, bộ phận nhỏ trong bếp (như Cold Kitchen, Western Kitchen, Asia Kitchen…). Họ sẽ là người chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng món ăn trước khi đến Bếp phó và Bếp trưởng kiểm tra. => Xem chi tiết tại đây.

Saucier

– Saucier (người làm nước xốt): người chuyên chịu trách nhiệm chế biến các loại nước xốt cho món ăn. Ở các mô hình bộ phận Bếp ở nước ta thì ít thấy sự xuất hiện vị trí này.

Fish Cook/ Poissonier

– Fish Cook/ Poissonier (Đầu bếp chuyên món cá): Một Poissonier là phải thực sự am hiểu về các loại cá, hải sản, điêu luyện trong cách thức sơ chế và chế biến. Đối với những nhà hàng Nhật, đây là vị trí có đòi hỏi chuyên môn rất cao.

Vegetable Cook/ Entremetier

– Vegetable Cook/ Entremetier (Đầu bếp chuyên món rau): nhiệm vụ của Vegetable Cook rất đa dạng vì đôi khi họ có thể phải tham gia vào việc chế biến, sơ chế các món rau, súp, gạo…

Meat Cook/ Rotisseur

– Meat Cook/ Rotisseur (Đầu bếp chuyên các món thịt): họ sẽ là những người chế biến làm ra tất cả các món ăn từ thịt.

Commis chef

– Commis chef (phụ bếp): là vị trí dành cho những người mới bắt đầu bước vào nghề Bếp. Công việc của họ là sơ chế, chuẩn bị các nguyên vật liệu để sẵn sàng chế biến khi có order. Các Commis chef thường được hướng dẫn trực tiếp bới các Chef de Partie hoặc Sous Chef.

Xem thêm

– Ngoài ra, ở một số khách sạn lớn có nhiều nhà hàng, còn có vị trí Chef de cuisine là Bếp trưởng của một nhà hàng, bộ phận và đại diện cho một trường phái ẩm thực. Đây là vị trí thấp hơn và làm việc dưới sự điều hành của Executive Chef và Sous Chef sẽ là người hỗ trợ cho họ.

Bếp âu tiếng anh là gì

Trở thành Executive Chef là “ước mơ” của bất kỳ ai theo đuổi nghề Bếp
(Nguồn: Internet)

Tổng kết

Hy vọng thông qua bài viết trên, Cet.edu.vn đã giới thiệu cái nhìn tổng quan nhất về Chef là gì cũng như các chức danh vị trí trong bộ phận Bếp. Nếu bạn yêu thích nghề Bếp và mong muốn trở thành Bếp trưởng trong tương lai thì hãy bắt đầu ngay từ hôm nay nhé. Tham khảo Chương trình học nấu ăn chuyên nghiệp tại CET bạn có thể đạt được nhiều thành công và vị trí cao nhất trong nghề bếp nhé.

Ngày nay, những người làm trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn có các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành để chỉ công việc của mình. Hôm nay ttmn.mobi sẽ giúp các bạn tìm hiểu phụ bếp tiếng Anh là gì?Những câu tiếng Anh giao tiếp thông dụng cho phụ bếp.

Bạn đang xem: Phụ bếp tiếng anh là gì


Bếp âu tiếng anh là gì

Bạn có biết phụ bếp tiếng Anh là gì? Vì sao phụ bếp nên cần tiếng Anh?

Phụ bếp tiếng Anh là gì?

Phụ bếp tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh thuật ngữ Commis được dùng để chỉ người phụ bếp - vị trí công việc có nhiệm vụhỗ trợ bếp chính, đầu bếp trong việc chế biến món ăn, làm các công đoạn chuẩn bị, sơ chế các nguyên vật liệu; cũng nhưđảm nhận công việc giữ gìn vệ sinh và bảo quản các thiết bị máy móc trong gian bếp...

Một số mẫu câu giao tiếp thông dụng cho phụ bếp

- How should this dish be prepared?

Món ăn này cần phải sơ chế như thế nào?

- What ingredients should this dish prepare?

Cần phải chuẩn bị những nguyên liệu nào cho món ăn này?

- Can i help you, sir?

Tôi có thể giúp được những việc gì cho ông?

- But these cutting boards are too old, Sir!.

Thưa sếp, những cái thớt này quá cũ rồi ạ!

- How many vegetables do we need for salads?

Chúng ta cần bao nhiêu rau cho món salad này?

- How about the food on the stove?

Vậy còn thức ăn trong lò nướng thì sao ạ?

- Next what should I do with this chicken dish?

Tiếp theo tôi nên làm gì với món gà này?

- Should I add spice to the soup?

Tôi có nên cho thêm gia vị vào súp?

Bếp âu tiếng anh là gì

Một số đoạn hội thoại cơ bản phụ bếp thường dùng

+ Ngày đầu đi làm, nhận việc

Commis: Hello, I am A. I am new commis. (Xin chào, tôi là A, phụ bếp mới ạ!)

Chef: Hello, A. I am Jonh. Head Chef. Glad to see you! (Chào A, tôi là Jonh, bếp trưởng của anh. Rất vui vì được gặp anh!)

Commis: Nice to meet you, too. But what should I first do here, Sir? (Tôi cũng rất hân hạnh được gặp anh. Vậy tôi nên làm việc gì đầu tiên đây sếp?)

Chef: First, take all the vegetables out of the fridge. (Đầu tiên, lấy tất cả các loại rau củ ra khỏi tủ lạnh.)

Commis: Yes, and then? (Vâng, tiếp theo thì làm gì ạ?)

Chef: Wash the vegetables in the sink over there. (Rửa sạch rau củ trong bồn rửa!)

Commis: Wash the vegetables. Ok, what’s next please? (Rửa sạch rau củ. Vâng, vậy kế tiếp?)

Chef: Then put all the vegetables near the cutting board. (Xếp gọn rau củ gần thớt!)

Commis: Anything else, Sir? (Còn gì nữa không sếp?)

Chef: That’s all for now! (Hiện tại chỉ có bấy nhiêu đó!)

+ Trả lời các câu hỏi kiểm tra năng lực

Chef: Please tell me why honey should be added when grilling chicken?(Hãy cho tôi biết tại sao phải cho mật ong vào khi nướng thịt gà?)

Commis: That will make chicken more beautiful and fragrant. (Điều đó sẽ làm cho thịt gà trông đẹp và thơm hơn.)

Chef: Please tell me the effect of ginger when cooking? (Hãy cho tôi biết tác dụng của gừng khi chế biến món ăn?)

Commis: Ginger will help deodorize seafood and add flavor to the dish. (Gừng sẽ giúp khử mùi các loại hải sản và tăng thêm hương vị cho món ăn.)

Chef: How to use turmeric powder? (Cách dùng bột nghệ?)

Commis: Mix with eggs or chicken, fish dishes, color when cooking. (Trộn chung với trứng hoặc các món thịt gà, cá, tạo màu khi nấu)

Vì sao phụ bếp nên biết giao tiếp bằng tiếng Anh?

-Đặc thù công việc yêu cầu sự trao đổi thường xuyên và liên tục giữa phụ bếp và đầu bếp; trong khi các bếp chính tại nhiều nhà hàng, khách sạn hiện nay là người nước ngoài - điều này đòi hỏi người phụ bếp phải biết giao tiếp bằng tiếng Anh với những câu đơn giản để phục vụ tốt hơn cho công việc, tránh trường hợp nhận chỉ đạo, phân công công việc nhưng không hiểu hoặc hiểu sai gây ảnh hưởng đến công việc chung. Ngoài ra, việc trau dồi và hoàn thiện kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh cũng tạo tiền đề vững chắc cho bạn khi lên vị trí đầu bếp trong tương lai.

Xem thêm: Từ Vựng Chủ Đề Tiền Thối Tiếng Anh Là Gì, Tiền Thối In English

ttmn.mobi đãtừng có bài viết lý giải lý do vì sao làm nghề bếp nên biết tiếng Anh (Tham khảo chi tiết: Tại đây!)

- Trên thực tế, dù không yêu cầu quá cao trong tuyển dụng nhưng nếu ứng viên ứng tuyển vào vị trí phụ bếp có thể giao tiếp bằng tiếng Anh cơ bản thì dĩ nhiên, cơ hội "đậu" sẽ cao hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng tiếng Anh cho người phụ bếp

- Khi trao đổi với bếp trưởng cần chú ý, lắng nghe những yêu cầu cũng như dặn dò đồng thời có thái độ lịch sự.

- Trang bị cho mình một số vốn từ vựng cơ bản về các thuật ngữ trong nhà bếp để có thể dễ dàng giao tiếp, trao đổi đặc biệt là các câu hỏi vì phần lớn các công việc cần hỏi qua ý kiến của bếp trưởng.

- Sử dụng đúng và đầy đủ hiệu quả nhất từ vựng để tránh sai sót trong quá trình trao đổi dẫn đến ảnh hưởng đến món ăn.

Bếp âu tiếng anh là gì

Thông qua giải thích của ttmn.mobi về “phụ bếp tiếng Anh là gì?” cũng như các câu hội thoại thông dụng giành cho người phụ bếp, từ đó giúp các bạn thể có các kiến thức cơ bản bên cạnh những kĩ năng nghề nghiệp để có thể trao đổi tốt hơn với nhau trong công việc ,đồng thời giúp đáp ứng được các yêu cầu tuyển phụ bếp từ các nhà hàng, khách sạn.