Bị COVID có nên uống kháng sinh

Thượng tá, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp thuộc Trung tâm nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc Phòng cho biết, ho khi mắc Covid-19 về bản chất là phản ứng bảo vệ cơ thể, nhằm tống xuất mầm bệnh ra khỏi đường hô hấp.

Việc lạm dụng kháng sinh tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng sẽ khiến gan, thận bị quá tải, trong khi cơ thể đang kiệt quệ do bị virus tấn công. Ngoài ra, nếu dùng không đúng, sẽ khiến vi khuẩn bị nhờn thuốc, lần sau nếu bị nhiễm khuẩn thì các kháng sinh đó không còn tác dụng. Bởi vậy, nếu sử dụng kháng sinh, người bệnh cần có sự tư vấn của nhân viên y tế.

Bị COVID có nên uống kháng sinh

Bệnh nhân cần được bác sỹ khám và chỉ định khi sử dụng thuốc kháng sinh.

Bác sĩ Hoàng khuyến cáo người dân không nên vội vàng uống kháng sinh khi có biểu hiện ho, đau họng. Thay vào đó, F0 có thể sử dụng mật ong, siro thảo dược giảm ho.

Khi ho khan kéo dài gây mệt mỏi, khó ngủ, đau bụng, người dân có thể dùng thuốc hoặc siro có alimemazin hoặc diphenhydramin. Đây là các chất có tác dụng giảm ho, chống dị ứng, an thần. Nếu bệnh diễn biến nặng, F0 nên thông báo ngay cho cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

ThS.BS Nguyễn Thu Hường, Trưởng Đơn nguyên chống dịch Covid-19, Bệnh viện Thanh Nhàn cũng cảnh báo F0 điều trị tại nhà không nên lạm dụng kháng sinh mà cần có ý kiến tư vấn, chỉ định của bác sĩ.

Theo bác sĩ Hường, sau khi làm các xét nghiệm, nếu xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, F0 mới cần sử dụng kháng sinh. "Kháng sinh là con dao hai lưỡi, nếu dùng sai cách, vừa không hiệu quả, vừa có thể gây dị ứng, tổn thương men gan và chức năng thận, làm cho tình trạng bệnh nặng nề hơn trong quá trình hậu Covid-19", bác sĩ Hường nhấn mạnh.

Để xác định có tổn thương phổi hay không, người bệnh nên đến các cơ sở y tế thăm khám và chụp CT ngực đánh giá, tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh. Bác sĩ Hường cũng khuyến cáo, nếu người bệnh xét nghiệm PCR âm tính nhưng tiếp diễn tình trạng tổn thương phổi, thì cần nhập viện để tiếp tục điều trị.

Tại hướng dẫn mới về quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19 mới ban hành gần đây, Bộ Y tế lưu ý F0 không tự ý dùng thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng viêm… khi chưa có chỉ định, kê đơn.

Nếu ho nhiều, người bệnh có thể dùng các thuốc giảm ho từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin… Chú  ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo/thận trọng khi sử dụng thuốc.

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp thuộc Trung tâm nhiệt đới Việt Nga lưu ý thêm, nếu sau khi âm tính vẫn ho kéo dài, người bệnh có thể xử trí như sau.

Ho khan: Có thể vẫn còn virus chưa hết hẳn, hoặc nhiễm virus đường hô hấp khác hoặc ho do dị ứng, do khói thuốc, hóa chất... Cách xử lý là dùng giảm ho bổ phế, thuốc chống dị ứng thế hệ cũ như alimemazine, diphenhydramin (Theralene hoặc Benadryl hoặc các loại có thành phần tương tự).

Một số trường hợp là do trào ngược dạ dày thực quản, do khi bị Covid-19, dễ lo lắng, mất ngủ, suy nghĩ nhiều... có thể gây tăng tiết acid dạ dày, gây rối loạn co thắt dạ dày thực quản, cũng gây ho khan. Trường hợp này cần dùng kháng acid để trung hòa dịch vị dạ dày, thuốc an thần nhẹ để giảm lo lắng, căng thẳng.

Ho có đờm: Có thể do viêm phế quản, viêm phổi bội nhiễm vi khuẩn. Các trường hợp này phải thăm khám bác sĩ để dùng kháng sinh và long đờm (thường dùng loại ambroxol). Ngoài ra, bệnh nhân có thể do các bệnh phổi khác như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản. Khi đó cần đi khám chuyên khoa hô hấp để được xử lý triệt để.

Ho do nấm đường hô hấp: Việc dùng kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch... có thể khiến một số loại nấm phát triển, dù bình thường không gây bệnh. Bởi vậy, nếu dùng các biện pháp điều trị ở trên mà vẫn ho kéo dài thì cần nghĩ đến nhiễm nấm. Khi đó, bệnh nhân phải có bác sĩ chuyên khoa thăm khám và sử dụng thuốc chống nấm (thường rất hại gan) để điều trị triệt để./.

Câu hỏi: Khi nhiễm Covid-19 tôi rất lo lắng bị tổn thương phổi. Tôi có thể uống kháng sinh dự phòng virus tấn công phổi khi ho nhiều không?

Trả lời: 

Bác sĩ Nguyễn Thu Hường, Phụ trách điều trị bệnh nhân Covid-19 (Trưởng Khoa Bệnh Nghề nghiệp), Bệnh viện Thanh Nhàn:

Việc dùng kháng sinh lạm dụng là hoàn toàn không đúng khi điều trị Covid-19. Tổn thương phổi do Covid-19 là tổn thương xơ phổi, kích thích bệnh nhân ho cùng hội chứng trào ngược, do vậy việc dùng kháng sinh phải căn cứ trên xét nghiệm có nhiễm trùng mới dùng.

Nếu ho nhiều, bất kỳ triệu chứng gì cũng cần gặp bác sĩ, thăm khám và chỉ định, không nên tự ý mua kháng sinh. Vì kháng sinh là con dao hai lưỡi, nếu cơ thể không nhiễm trùng thì không mang lại hiệu quả điều trị, thậm chí gây dị ứng, tổn thương men gan, chức năng thận, làm cho bệnh nhân nặng nề hơn trong quá trình hậu Covid-19.

Về lo lắng ho nhiều có thể gây tổn thương phổi, theo tôi, nếu chỉ ho không thì có rất nhiều lý do như: viêm họng, trào ngược dịch dạ dày. Không ít bệnh nhân sau khi mắc Covid-19 còn thêm hội chứng trào ngược; tổn thương tại phổi, tại tim (bệnh nhân ứ huyết ở tim kích thích phổi gây ho…)…

Do vậy, tổn thương ở phổi có phải do Covid-19 hay không cần căn cứ kết quả xét nghiệm thì mới chẩn đoán chính xác được. Bệnh nhân phải đến cơ sở y tế thăm khám, chụp phổi.

Tất cả các trường hợp ho nhiều, ho húng hắng vài tiếng thì không sao, nhưng ho làm bệnh nhân khó chịu, thức giấc giữa đêm, hoặc khó thở và nhiều triệu chứng thì bắt buộc phải vào viện thăm khám.

https://nhandan.vn/dieu-tri/f0-uong-khang-sinh-phong-boi-nhiem-phoi-co-nen-hay-khong--689226/

Theo baonhandan.vn

Bị COVID có nên uống kháng sinh

Hiện nay triệu chứng phổ biến của bệnh nhân nhiễm COVID-19 là ho, đau họng, sổ mũi... nhưng nhiều hiệu thuốc bán luôn các loại kháng sinh - Ảnh: NAM TRẦN

Cần phải nhớ, kháng sinh là thuốc kê toa, việc người dân mua thuốc kháng sinh không có toa tồn tại bao nhiêu năm nay nhưng vẫn chưa khắc phục được.

PGS Trần Văn Ngọc (phó chủ tịch Hội Phổi Việt Nam)

Số ca nhiễm COVID-19 cả nước liên tục tăng cao, phần lớn cách ly, điều trị tại nhà. Nhiều người nhiễm COVID-19 chỉ với triệu chứng nhẹ như ho, sốt, sổ mũi... nhưng lại tự mua và uống kháng sinh dù đây là thuốc kê toa.

Theo các chuyên gia và bác sĩ, tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam đã đáng báo động, trong bối cảnh dịch bệnh còn đáng lo ngại hơn. Dự kiến thời gian tới, tình trạng kháng kháng sinh vô cùng nghiêm trọng.

Mắc COVID-19 nhẹ cũng uống kháng sinh

Với độ phủ vắc xin cao và biến thể Omicron ít gây bệnh nặng hay tử vong hơn Delta, phần lớn bệnh nhân nhiễm COVID-19 đều gặp triệu chứng nhẹ, điều trị tại nhà. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm người bệnh thoải mái uống thuốc kháng sinh, corticoid... để điều trị COVID-19 nhiều nhất.

Bị dương tính và uống thuốc đều đặn khi cách ly tại nhà nhưng đến ngày thứ 9 em M.A. (12 tuổi) xét nghiệm nhanh lại vẫn còn dương tính. Đơn thuốc em A. được bác sĩ tư vấn có 7 loại, trong đó có corticoid (Solupred 20mg), kháng sinh Augmentine 1g... 

Theo PGS Trần Văn Ngọc - phó chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, trường hợp trên là ví dụ điển hình của việc lạm dụng, dùng thuốc không đúng làm virus kéo dài trong người, dù bệnh nhân không có bệnh nền kèm theo.

Sinh viên L.T.T. (21 tuổi, ngụ quận 12, TP.HCM) phát hiện dương tính, được bạn bè mua giúp các loại thuốc theo các triệu chứng mà T. dặn. Dù bệnh khá nhẹ (ho, khàn giọng, sổ mũi...) nhưng toa thuốc T. nhận được rất nhiều loại, trong đó có kháng sinh.

ThS Nguyễn Đình Tỉnh - giảng viên bộ môn nhi, Trường đại học Y tế công cộng (Hà Nội) - cho biết việc sử dụng kháng sinh hiện nay đang tràn lan, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Trong số các bệnh nhi mà bác sĩ Tỉnh tư vấn, rất nhiều phụ huynh cho biết các hiệu thuốc đều bán kháng sinh cho trẻ khi trẻ có biểu hiện ho, sốt. 

"Tôi đã từng tư vấn cho rất nhiều bệnh nhi. 10 phụ huynh gửi đơn thuốc đến nhờ tư vấn thì có đến 7 - 8 đơn thuốc có kê kháng sinh. Thậm chí không chỉ một loại mà vài loại kháng sinh. Sau khi sử dụng kháng sinh, sức khỏe thậm chí không được cải thiện mà còn gây mệt mỏi hơn. Một số trường hợp dị ứng, đau bụng", bác sĩ Tỉnh nói.

Gây hại cho gan, thận

PGS Trần Văn Ngọc cho rằng nếu không kiểm soát, quản lý chặt chẽ thì tình trạng kháng kháng sinh trong những năm tới vô cùng nghiêm trọng.

Đồng quan điểm, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm cao áp oxy Việt - Nga, cho rằng trước đây tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam đã đáng báo động, trong bối cảnh dịch bệnh còn đáng lo ngại hơn rất nhiều. 

"Chúng ta phải siết chặt việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc, không để tình trạng bán thuốc kháng sinh không có đơn của bác sĩ tràn lan như hiện nay. Bên cạnh đó, người dân cũng cần trang bị kiến thức để chăm sóc sức khỏe của bản thân", bác sĩ Hoàng nói.

Theo bác sĩ Tỉnh, kháng sinh chỉ có tác dụng với những trường hợp ghi nhận viêm nhiễm, không có tác dụng ngăn ngừa sự bội nhiễm của virus. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng khi có biểu hiện ho sẽ gây viêm phổi, viêm phế quản... nên sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa. 

"Suy nghĩ này là không chính xác, đặc biệt ở trẻ nhỏ, việc sử dụng kháng sinh càng phải được cân nhắc kỹ càng", bác sĩ Tỉnh khuyến cáo.

Còn bác sĩ Hoàng cho biết thêm, việc sử dụng kháng sinh không gây tử vong hay ảnh hưởng đến sức khỏe ngay lúc đó. Tuy nhiên, các loại kháng sinh sử dụng không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Đặc biệt, một số loại kháng sinh gây ảnh hưởng đến sự phát triển gân - cơ - xương của trẻ dưới 12 tuổi. 

Sử dụng kháng sinh cũng gây tổn thương hệ vi khuẩn đường ruột, dẫn đến nhiều hậu quả về tiêu hóa ở trẻ nhỏ.

Kháng sinh không có tác dụng với virus

"Thuốc kháng sinh không có tác dụng gì đối với virus. Nếu đau họng, viêm họng do virus thì không dùng kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng khi người bệnh bị bội nhiễm vi khuẩn (viêm amiđan, viêm tiểu phế quản, viêm xoang...). COVID-19 là do virus gây ra, sử dụng kháng sinh không có tác dụng gì với các loại virus nói chung và SARS-CoV-2 nói riêng", bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng.

Bị COVID có nên uống kháng sinh
Bộ Y tế bác tin khuyến cáo điều trị COVID-19 bằng thuốc kháng sinh

XUÂN MAI - DƯƠNG LIỄU