Bị ù tai bên trái là bệnh gì

Ù tai trái là tình trạng người bệnh không thể cảm nhận được trọn vẹn hoặc rõ ràng các âm thanh truyền tới tai. Ù tai bên trái có thể gây ra các tiếng ồn hoặc tiếng kêu bất thường trong tai, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Bị ù tai bên trái là bệnh gì

BS CKII Nguyễn Thành Nhân – chuyên khoa Tai Mũi Họng thăm khám cho người bệnh

Nguyên nhân gây ù tai trái

  • Do ảnh hưởng của các chấn thương tại tai hoặc sọ não, gây tổn thương cho cơ quan thính giác.
  • Do tiếp xúc với môi trường tiếng ồn kéo dài hoặc quá lớn.
  • Do có các cấu trúc bất thường tại tai, như ráy tai tích tụ, rối loạn ống Eustachian, xơ cứng tai, rối loạn khớp thái dương.
  • Do ảnh hưởng của một số bệnh lý khác, như ung thư hàm, khối u não, tiểu đường, tăng huyết áp, u thần kinh âm thanh.
  • Do sử dụng một số loại thuốc có thể khiến tình trạng ù tai tái trở nên nặng hơn, như aspirin liều cao, thuốc trị ung thư, thuốc điều trị trầm cảm, một số nhóm thuốc kháng sinh.
  • Do căng thẳng, trầm cảm kéo dài.
  • Do sự lão hóa theo tuổi tác của các cơ quan thính giác.
    Ù tai trái kéo dài và không có tình trạng thuyên giảm có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nghiêm trọng
  • Yếu thận: Khi thận không hoạt động như bình thường có thể khiến cho chất thải, độc tố tích tụ không được đào thải. Điều này ảnh hưởng đến thính lực và gây ra ù tai. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
  • Thận hư: Khi thận không thể loại bỏ hết các chất độc hại ra khỏi cơ thể và khả năng tiếp nhận protein trong máu thấp. Các độc tố tích tụ trong thận không được loại bỏ ra ngoài sẽ ảnh hưởng đến thính lực và gây ra ù tai.
  • Suy thận: Khi chức năng của thận bị suy giảm, không thể loại bỏ hết các độc tố, chất thải ra khỏi cơ thể. Ngoài ra các triệu chứng đi kèm suy thận như huyết áp cao, tiểu đường, tuổi cao khiến thính giác bị ảnh hưởng, dẫn đến các biểu hiện như ù tai hoặc mất thính lực.

Ù tai trái nếu tái đi tái lại sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do vậy, khi bị ù tai trái không thuyên giảm, người bệnh nên tới bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chuyên khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai là địa chỉ khám Tai Mũi Họng được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng đầu tư hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý, để điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Để được tư vấn chi tiết về các dịch vụ của chuyên khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai, quý khách vui lòng liên hệ hotline 02513 918 569 hoặc đặt lịch khám tại https://hoanmy.com/itodongnai

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Ù tai là tình trạng người bệnh nhận thấy trong tai trái có những âm thanh lạ. Những tiếng kêu này không bắt nguồn từ môi trường bên ngoài mà bắt nguồn từ chính hệ thống thính giác. Ù tai, cả hai bên hoặc một bên gây khó khăn trong giao tiếp và sinh hoạt của người bệnh. Ù tai trái có thể là triệu chứng của một số bệnh lý trong cơ thể như:

Bệnh mạch máu

Các bệnh mạch máu như cao huyết áp, mạch máu bị hẹp, gấp khúc hoặc dị dạng, xơ vữa động mạch, có khối u ở cổ, đầu,... khiến cho máu di chuyển qua động mạch và tĩnh mạch với lực mạnh. Đây là một trong những nguyên nhân gây ù tai mà nhiều người gặp phải hiện nay.

Bị ù tai bên trái là bệnh gì

Bệnh mạch máu như xơ vữa động mạch, dị dạng mạch máu có thể là nguyên nhân gây ù tai

Ù tai do bệnh Meniere

Bệnh Meniere bản chất là tình trạng rối loạn thính lực, xảy ra do sự tăng nhanh bất thường của ion nội mô và dịch nhầy ở trong tai. Bệnh ảnh hưởng một hoặc cả hai bên tai, dẫn tới triệu chứng ù tai kéo dài, chóng mặt, nhức đầu,... Nếu không được xử lý sớm, bệnh Meniere có thể khiến người mắc mất thính lực vĩnh viễn.

Viêm tai giữa

Viêm tai giữa là nguyên nhân phổ biến gây ra ù tai. Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm ở khoang giữa tai, bao gồm vòm nhĩ và xương chũm, nguyên nhân gây bệnh thường do vi khuẩn hoặc virus. Triệu chứng thường gặp nhất là chảy mủ ở tai, nghe kém, ù tai trái hoặc tai phải tùy thuộc bệnh xảy ra ở bên tai nào.

Bị ù tai bên trái là bệnh gì

Viêm tai giữa là nguyên nhân phổ biến gây ra ù tai

Chấn thương đầu, cổ

Khi bị chấn thương ở vùng đầu, vùng cổ thì phần tai trong, dây thần kinh thính giác, chức năng não liên quan đến thính giác có thể bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng ù một hoặc cả hai bên tai.

Rối loạn khớp thái dương hàm gây ù

Triệu chứng ù tai trái cũng có thể là do rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ). Khớp thái dương hàm là khớp động trên vùng mặt, có chức năng chỉ đạo các hoạt động như nhai, há miệng, nói,...

Nếu bị rối loạn khớp thái dương hàm thì sẽ dẫn tới cơ nhai chèn vào tai giữa, ảnh hưởng tới thính giác, gây ra ù tai một bên hoặc cả hai bên tai, đau nhức xung quanh tai, co cứng cơ hàm, đau đầu, thậm chí mất thính lực.

Suy giảm chức năng thận dẫn đến ù 1 bên tai

Suy giảm chức năng thận dẫn tới ù một bên tai là điều không phải ai cũng biết. Theo nghiên cứu, số người bệnh suy giảm chức năng thận có nguy cơ mắc ù tai cao gấp 3 lần so với người bình thường. Khi chức năng thận suy giảm, các độc tố tích tụ trong thận gây tổn thương dây thần kinh thính giác và dẫn tới ù tai.

Còn trong Đông y có câu, "thận khai khiếu ở tai". Thận có vai trò nuôi dưỡng các dây thần kinh ở tai. Vì thế, nếu người mắc vấn đề về thận dễ gặp phải chứng ù tai, nghe kém, thậm chí là điếc tai.

Bị ù tai bên trái là bệnh gì

Rối loạn tuần hoàn máu ảnh hưởng tới các dây thần kinh thính giác, dẫn tới ù tai

Theo các chuyên gia tai mũi họng, để hỗ trợ giảm triệu chứng ù tai, người bệnh cần:

- Hạn chế nghe nhạc hay tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian quá dài.

- Không sử dụng bia, rượu hay chất kích thích.

- Không ăn thực phẩm quá mặn hoặc quá nhiều dầu mỡ

- Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả, đặc biệt là các thực phẩm giàu kẽm, kali, magie vì chúng tốt cho sức khỏe thính giác.

- Luyện tập đều đặn các môn thể thao như: yoga, thiền, đi bộ…

Kim Thính - Giải pháp thảo dược giúp hỗ trợ giảm ù tai trái

Song song với việc thăm khám để tìm ra nguyên nhân ù tai và có phương án điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời điều chỉnh lối sống, người bị ù tai trái nên kết hợp sử dụng sớm TPBVSK có nguồn gốc thảo dược Kim Thính. Kim Thính có tác dụng hỗ trợ tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường sức khỏe thính giác, giúp hỗ trợ giảm triệu chứng ù tai, tai nghe không rõ hiệu quả, an toàn. Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, Kim Thính được nhiều người tin dùng cho hiệu quả hỗ trợ tích cực. Đặc biệt, khảo sát của Tạp chí Kinh tế năm 2022 cho thấy, có 95% người tham gia khảo sát hài lòng và rất hài lòng về sản phẩm Kim Thính,

Bị ù tai bên trái là bệnh gì

Ù tai trái không chỉ gây ra ảnh hưởng xấu tới cuộc sống, công việc của người bệnh mà còn có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Do đó, ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường ở tai, người mắc nên

Làm sao để hết ù tai khi bị cấm?

Cách trị ù tai khi bị cảm.

Sử dụng muối. Dùng muối là một mẹo dân gian đơn giản, dễ thực hiện nhưng có hiệu quả giảm ù tai khi bị cảm cúm. ... .

Nhai kẹo cao su. Vòi nhĩ sẽ tắc nghẽn hoặc đóng lại khi cảm cúm, cảm lạnh. ... .

Dùng gừng trị cảm. ... .

Sử dụng biện pháp Valsalva. ... .

Bấm huyệt tai..

Ù tai là triệu chứng của bệnh gì?

Bệnh ù tai chủ quan là do một bất thường ở một vị trí trên đường thính giác. Ù tai khách quan là do tiếng ồn thực tế được tạo ra trong mạch máu gần tai. Tiếng ồn lớn, lão hóa, bệnh Meniere, chứng đau nửa đầu và thuốc là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng ù tai chủ quan.

Làm sao để hết ù tai khi bị nước vào?

- Ngáp hoặc nhai: Cử động miệng cũng là một mẹo nhỏ giúp hạn chế tình trạng nước bị đọng trong ống tai. Do đó, khi bị nước vào tai, bạn có thể thử ngáp hoặc nhai (có thể nhai kẹo cao su) để đẩy nước từ tai ra ngoài một cách dễ dàng hơn. - Chườm ấm: Một mẹo nhỏ để đẩy nước ra khỏi tai đó là chườm ấm.

Bị ù tai trái là gì?

Ù tai trái là tình trạng khi đó tai trái của bạn không thể cảm nhận được trọn vẹn các âm thanh có thể truyền đến một cách rõ ràng. Lúc này, trong tai sẽ như có tiếng sóng vỗ, tiếng muỗi vo ve, tiếng trống đánh thùm thụp,… gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.