Biên bản phát sinh hiện trường gồm những bên nào

Sau khi nhận thầu, nhiều trường hợp gói thầu phát sinh khối lượng dẫn tới phát sinh về giá trị thực hiện. Trước khi lập biên bản phát sinh khối lượng các bạn cần phải làm gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

Nguyên tắc điều chỉnh phát sinh khối lượng

Sau khi đấu thầu và lựa chọn được nhà thầu phù hợp. Những vấn đề phát sinh sau khi ký hợp đồng sẽ nằm trong tầm xử trí của quản lý hợp đồng.

Thông thường các phát sinh khối lượng hay nằm trong các gói thầu xây lắp, sau khi ký hợp đồng và triển khai rất dễ phát sinh khối lượng dẫn tới cần chỉnh hợp đồng, từ đây cũng phát sinh nhiều vấn cần phải giải quyết.

Biên bản phát sinh khối lượng sẽ giúp bạn xác định được cụ thể các yếu tố liên quan đến công tác xây dựng và lý do khiến phát sinh. Thông qua biên bản, chúng ta cũng tránh được những sai sót không đáng có về sau.

Biên bản phát sinh hiện trường gồm những bên nào
Mẫu biên bản phát sinh khối lượng công trình

Các trường hợp phát sinh khối lượng thường gặp

Trước khi lập biên bản phát sinh khối lượng các bạn cần tìm hiểu các tình huống phát sinh khối lượng thường gặp nhất hiện nay để có đối sách giải quyết cho phù hợp. Cụ thể:

Phát sinh khối lượng không vượt giá gói thầu

Ngay từ lúc lập dự toán gói thầu và lập hồ sơ mời thầu người ta thường đã tính sẵn trường hợp này, vì đa số các gói thầu xây lắp đều có phần dự phòng.

  • Đối với hợp đồng trọn gói: Đơn vị thi công phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu. Phần chi phí dự phòng đã phân bổ trong giá dự thầu không được tách riêng.
  • Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định: Loại hợp đồng sẽ điều chỉnh theo đơn giá, do đó khi đánh giá hồ sơ dự thầu thì chi phí dự phòng sẽ không được xem xét, đánh giá để phân loại đơn vị đấu thầu.

Đối với những trường hợp kể trên, nếu việc phát sinh không làm vượt dự toán thì đơn vị thi công hoàn toàn có thể căn cứ vào các hồ sơ pháp lý liên quan để tiến hành ký kết bổ sung khối lượng, giá trị phát sinh vào phụ lục hợp đồng.

Phát sinh khối lượng vượt giá gói thầu

Bên cạnh biên bản phát sinh khối lượng thì khi phát sinh vượt giá gói thầu thì lúc đó cần phải lưu tâm đến hai nhóm vấn đề:

  • Đầu tiên, khối lượng phát sinh có vượt tổng mức đầu tư hay không. Nếu khối lượng phát sinh vượt tổng mức đầu tư thì thủ tục sẽ phức tạp, đầu tiên bạn cần cần điều chỉnh tổng mức đầu tư, thẩm định lại hiệu quả của dự án.
  • Thứ hai, nếu khối lượng phát sinh không làm vượt tổng mức đầu tư. Vì lý do dự án có nguồn dự phòng trong tổng mức đầu tư, trong trường hợp này bạn chỉ cần điều chỉnh lại cơ cấu trong tổng mức đầu tư.

Các bước xử lý tăng giảm khối lượng phát sinh

Khi làm biên bản phát sinh khối lượng các bạn phải biết cách xử lý việc giảm tăng khối lượng phát sinh. Cụ thể:

  • Bước 1. Phê duyệt phần phát sinh tăng giảm. Phía chủ thầu xây dựng và quản lý công trình phải làm biên bản phát sinh khối lượng và đề xuất phương án xử lý cho chủ đầu tư.
  • Bước 2: Tiến hành kiểm tra hiện trường: Để đảm bảo tính khách quan, các bên liên quan phải trực tiếp xuống công trình thi công để kiểm tra.
  • Bước 3: Tiến hành điều chỉnh dự toán và bản vẽ: Đơn vị thiết kế và thi công dự án cần lập dự toán khối lượng phát sinh. Và thiết kế bổ sung phần tăng giảm khối lượng.
  • Bước 4: Đợi quyết định phê duyệt của sau khi đã báo cáo khối lượng phát sinh, tiến hành ký phụ lục hợp đồng
  • Bước 5: Đơn vị thi công tiến hành thi công tiếp tục. Sau khi đã làm biên bản phát sinh khối lượng, được nghiệm thu và xử lý.

Bài viết hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu tường tận hơn về biên bản phát sinh khối lượng khi thi công công trình xây dựng. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về xây dựng, các bạn hãy truy cập vào website vncons.edu.vn để cập nhật thông tin cũng như đặt câu hỏi để được giải đáp.

Tất nhiên là không có quy định nào phải lập biên bản cho trường hợp phát sinh "giảm" cả. Và tất nhiên chỉ cần căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành để làm thủ tục quyết toán sau này.

Biên bản phát sinh hiện trường gồm những bên nào

  • 3

    Trong quá trình thi công xây lắp, nếu có phát sinh tăng về khối lượng thi công thì phải lập biên bản phát sinh khối lương, tuy nhiên nếu phát sinh giảm khối lượng thì có cần lập biên bản không? hay chỉ cần căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng thực tế sau khi đã hoàn thành thi công? Nếu có thì căn cứ vào điều khoản và văn bản nao? Nhờ các anh chị hướng dẫn giúp. =D>=D>=D> và

Tùy theo tình huống cụ thể bạn à. Cứ thay đổi so với thiết kế là phải có biên bản. Khi đó sẽ có biên bản hiện trường với sự thay đổi này để làm cơ sở cho bản vẽ HC. Sau này khối lượng sẽ được căn cứ trên Bản vẽ HOàn công. Chúc bạn thành công!

  • 4

Bạn ơi vậy mẫu biên bản tính phát sinh tìm ở đâu vậy bạn?

  • 5

Biên bản này được gọi là biên bản làm việc hiện trường về việc thay đổi hoặc điều chỉnh hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công. Trong đó có phần phát sinh tăng và phát sinh giảm. Cả hai trường hợp này đều có thể làm thay đổi bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt. Do vây dù phát sinh tăng hay giảm đều phải lập biên bản để làm căn cứ cho quá trình thanh quyêt toán khối lượng công trình. Đây là ý kiến của mình nếu bạn nào có ý kiến khác nêu ra để mọi người cùng tham khảo nhé.

Biên bản phát sinh hiện trường gồm những bên nào

  • 6

Khi có thay đổi thiết kế là phải làm biên bản hiện trường rồi ( Kèm theo bản vẽ nếu cần thiết) nó sẽ làm cơ sở cho việc lập dự toán bổ sung rồi thẩm định, thanh quyết toán sau này. Còn khối lượng tăng giảm thế nào thì nó thể hiện ở bản vẽ hoàn công, bảng khối lượng kèm theo hồ sơ kỹ thuật khi nghiệm thu. Không nhất thiết phải làm biên bản khi có khối lượng tăng giảm thế đâu. Một công trình có nhiều công tác lắm. Có khi chẳng có thay đổi thiết kế gì cả, mà chỉ do nhà thầu bóc lại thấy mời thầu thiếu. Ví dụ một công tác lát gạch chuyển sang lát đá Granit, nhà thầu chỉ cần làm biên bản thay đổi " Thay đổi thiết kế chuyển từ lát gạch ceramic 500x500 phòng xxx sang lát đá granit" thì đương nhiên đã rõ là CT lát gạch sẽ bị giảm còn lát đá tăng lên. Còn có cả trường hợp biên bản bổ sung lát đá granit nhưng thực tế bóc lại thì thấy tổng KL đá vẫn bị giảm do khi mời thầu thừa. Tóm lại, khi có thay đổi thiết kế thì làm biên bản hiện trường thôi, không cần nói rõ cái này tăng, cái kia giảm làm gì bạn ạ

  • 7

Không làm biên bản xác nhận vậy thì bạn lấy đâu ra kinh phí để bổ sung cho phần khối lượng tăng nếu trường hợp chi phí dự phòng không đủ

  • 8

    Không làm biên bản xác nhận vậy thì bạn lấy đâu ra kinh phí để bổ sung cho phần khối lượng tăng nếu trường hợp chi phí dự phòng không đủ

Nếu chỉ là một công trình thì khi có phát sinh lớn, chi phí dự phòng không đủ của công trình này thì phải làm thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư của công trình này. Còn nếu là một dự án gồm nhiều gói thầu, thì khi triển khai thực hiện 1 gói thầu trong đó, nếu chi phí dự phòng không đủ thì Chủ đầu tư vẫn có thể phê duyệt dự toán bổ sung từ chi phí dự phòng trong dự án đó.

hailh

Thành viên rất triển vọng

Biên bản phát sinh hiện trường gồm những bên nào

  • 9

    Trong quá trình thi công xây lắp, nếu có phát sinh tăng về khối lượng thi công thì phải lập biên bản phát sinh khối lương, tuy nhiên nếu phát sinh giảm khối lượng thì có cần lập biên bản không? hay chỉ cần căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng thực tế sau khi đã hoàn thành thi công? Nếu có thì căn cứ vào điều khoản và văn bản nao? Nhờ các anh chị hướng dẫn giúp. =D>=D>=D> và

Nếu phát sinh tăng thì tăng do đâu bạn? Tăng do bóc tách khối lượng sai sót từ phần dự thầu hay tăng do thay đổi thiết kế bạn? Nếu tăng do sai sót trong bóc tách khối lượng thì lập BB hiện trường thế nào đây? Còn nếu tăng do thay đổi thiết kế, công việc phát sinh thì sẽ có BB nghiệm thu chất lượng đầu việc đó -> Cơ sở để tính khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng. Bạn bảo BB phát sinh tăng là theo văn bản nào vậy?

  • 10

Nếu khối lượng thay đổi (Tăng hoặc giảm) là do thay đổi thiết kế thì đương nhiên phải có biên bản hiện trường (dù tăng hay giảm) giữa ĐVTC, TVGS, CĐT về việc thay đổi đó (thay đổi những gì, nguyên nhân tại sao,...). Trên cơ sở biên bản này, yêu cầu TVTK lập hồ sơ điều chỉnh, trình CĐT phê duyệt.

Biên bản phát sinh hiện trường gồm những bên nào

  • 11

    Nếu khối lượng thay đổi (Tăng hoặc giảm) là do thay đổi thiết kế thì đương nhiên phải có biên bản hiện trường (dù tăng hay giảm) giữa ĐVTC, TVGS, CĐT về việc thay đổi đó (thay đổi những gì, nguyên nhân tại sao,...). Trên cơ sở biên bản này, yêu cầu TVTK lập hồ sơ điều chỉnh, trình CĐT phê duyệt.

Bạn này nói chưa được chính xác lắm, biên bản hiện trường phải có chữ ký của các đơn vị thi công, Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư và không thể thiếu chữ ký của đơn vị Tư vấn thiết kế; Sau khi lập hồ sơ thiết kế, dự toán điều chỉnh phải qua bước thẩm tra, thẩm định và phê duyệt.

  • 12

    Bạn này nói chưa được chính xác lắm, biên bản hiện trường phải có chữ ký của các đơn vị thi công, Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư và không thể thiếu chữ ký của đơn vị Tư vấn thiết kế; Sau khi lập hồ sơ thiết kế, dự toán điều chỉnh phải qua bước thẩm tra, thẩm định và phê duyệt.

Thường bên mình làm, đối với những điều chỉnh nhỏ về khối lượng và kỹ thuật, mang tính chất xử lý hiện trường thì ko mời tư vấn thiết kế. Nếu làm hiện trường mà có tí ti cũng phải gọi TVTK thì các bác ấy phải xuống hiện trường liên tục, vì những thay đổi nho nhỏ trong thi công là rất nhiều. Hơn nữa, cũng ko có quy định bắt buộc phải có TVTK trong xử lý hiện trường. Còn việc thẩm tra thẩm định là đương nhiên, nhưng CĐT là người làm việc đó (hoặc thuê), nên cứ phải trình CĐT đã.