Biểu điểm đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ

Kết quả xếp loại chất lượng chi bộ hàng tháng là cơ sở để chi bộ đề xuất đánh giá chất lượng chi bộ hàng năm theo quy định.

2.1. Các bước thực hiện:

– Bước 1: Tự đánh giá, xếp loại.

Căn cứ khung tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng sinh hoạt chi bộ hàng tháng; trước khi tổ chức việc đánh giá, phân loại chất lượng chi bộ hàng năm thì cấp ủy, chi bộ tự phân tích chất lượng sinh hoạt chi bộ và xếp loại vào 1 trong 4 mức “Tốt, Khá, Trung bình, Kém”, theo quy định.

– Bước 2: Đề xuất xếp loại chất lượng.

Chi bộ báo cáo kết quả đánh giá lên cấp ủy cấp trên về chất lượng sinh hoạt chi bộ (theo mẫu) trước khi đánh giá, phân loại chi bộ hàng năm.

– Bước 3: Quyết định công nhận kết quả đánh giá và xếp loại chất lượng.

Cấp ủy cấp trên trực tiếp có trách nhiệm thẩm định và công nhận kết quả tự đánh giá xếp loại chất lượng sinh hoạt chi bộ trong năm của các chi bộ trực thuộc.

2.2. Xếp loại chất lượng

  1. Chi bộ hoàn thành đạt mức tốt:

Có điểm bình quân về đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ các tháng trong năm đạt từ 90 điểm trở lên. Ngoài ra, phải đảm bảo các nội dung, tiêu chí về chất lượng sinh hoạt chi bộ, như:

– Tổ chức sinh hoạt chi bộ đủ định kỳ mỗi tháng một lần và sinh hoạt chuyên đề theo quy định.

– Có từ 10 tháng trở lên được đánh giá, xếp loại sinh hoạt chi bộ loại tốt.

– Không có tháng nào đánh giá, xếp loại trung bình hoặc kém.

  1. Chi bộ hoàn thành đạt mức khá:

Có điểm bình quân về đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ các tháng trong năm đạt từ 70 điểm trở lên. Ngoài ra, phải đảm bảo các nội dung, tiêu chí về chất lượng sinh hoạt chi bộ, như:

– Tổ chức sinh hoạt chi bộ đủ định kỳ mỗi tháng một lần và sinh hoạt chuyên đề theo quy định.

– Có từ 10 tháng trở lên được đánh giá, xếp loại sinh hoạt chi bộ loại khá trở lên.

– Không có tháng nào đánh giá, xếp loại yếu.

  1. Chi bộ hoàn thành đạt mức trung bình:

Có điểm bình quân về đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ các tháng trong năm đạt từ 50 điểm trở lên.

  1. Chi bộ kém:

Có điểm bình quân về đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ các tháng trong năm đạt dưới 50 điểm hoặc đạt từ 50 điểm trở lên nhưng có một trong các khuyết điểm sau:

– Tổ chức sinh hoạt thiếu 01 kỳ trong năm trở lên hoặc thiếu 02 kỳ sinh hoạt chuyên đề theo quy định.

Cho tôi hỏi khung tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ mới nhất được quy định thế nào? - Thành Tuân (Kiên Giang)

Biểu điểm đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ

Khung tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ mới nhất (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Khung tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ mới nhất

Theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2018 thì một số tiêu chí khung để làm cơ sở ban hành tiêu chí đánh giá một buổi sinh hoạt chi bộ thường kỳ đạt chất lượng gồm:

- Tỷ lệ đảng viên dự sinh hoạt chi bộ

Đảng viên dự sinh hoạt đạt tỷ lệ trên 85% và không có đảng viên vắng mặt không có lý do hoặc đảng viên vắng mặt có lý do quá 03 lần liên tiếp trong năm (trừ trường hợp được miễn công tác, sinh hoạt đảng theo quy định và đảng viên trong lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ đặc biệt).

- Công tác chuẩn bị sinh hoạt chi bộ:

+ Bí thư hoặc phó bí thư chi bộ trực tiếp chuẩn bị nội dung sinh hoạt.

+ Họp chi ủy (bí thư, phó bí thư ở những nơi không có chi ủy) trước khi sinh hoạt chi bộ.

+ Nội dung sinh hoạt được chuẩn bị đúng, đủ theo hướng dẫn của cấp ủy cấp trên; xác định được nội dung trọng tâm cần trao đổi, thảo luận để chi bộ lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời, nhất là những vấn đề mới nổi lên có tính cấp bách ở địa phương, cơ quan, đơn vị.

+ Xây dựng dự thảo nghị quyết của chi bộ.

- Tổ chức sinh hoạt chi bộ:

+ Thời điểm tổ chức sinh hoạt đúng quy định của cấp ủy có thẩm quyền.

+ Thực hiện đầy đủ nội dung, trình tự buổi sinh hoạt chi bộ theo quy định. Phương pháp điều hành của người chủ trì linh hoạt, hiệu quả.

+ Có biểu dương đảng viên tiêu biểu trong tháng; nhắc nhở, phê bình đảng viên chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao, đảng viên không thực hiện đúng cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm hoặc có khuyết điểm trong thực hiện chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và cấp ủy cấp trên nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật (nếu có).

+ Có nhiều đảng viên tham gia phát biểu ý kiến.

+ Thời gian sinh hoạt chi bộ: Phải bảo đảm từ 90 phút trở lên. Nếu kết hợp sinh hoạt chuyên đề với sinh hoạt chi bộ thường kỳ trong cùng một buổi thì phải bảo đảm thời gian tối thiểu 120 phút. Đối với chi bộ có quá ít đảng viên thì cấp ủy có thẩm quyền quy định cụ thể thời gian sinh hoạt.

+ Sổ biên bản sinh hoạt chi bộ ghi chép đầy đủ diễn biến của buổi sinh hoạt và được lưu giữ, bảo quản lâu dài để làm tài liệu tham khảo, giáo dục truyền thống cho đảng viên.

- Thực hiện nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng:

+ Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt chi bộ.

+ Chi ủy, đảng viên nghiêm túc, thực sự cầu thị khi tự phê bình và phê bình.

+ Sinh hoạt bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu. Cương quyết chống bệnh thành tích, dĩ hòa vi quý, nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh.

- Kết quả lãnh đạo thực hiện kết luận hoặc nghị quyết của chi bộ

Kết luận hoặc nghị quyết của chi bộ được lãnh đạo, tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt.

2. Hướng dẫn công tác chuẩn bị sinh hoạt chi bộ

Theo đó công tác chuẩn bị sinh hoạt chi bộ theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2018 như sau:

* Đối với sinh hoạt thường kỳ:

- Bí thư hoặc phó bí thư chi bộ chuẩn bị nội dung sinh hoạt, dự thảo nghị quyết (nếu có) hoặc dự kiến nội dung kết luận của buổi sinh hoạt.

- Họp chi ủy (bí thư, phó bí thư ở những nơi không có chi ủy) để thống nhất nội dung sinh hoạt, đánh giá kết quả công tác lãnh đạo của chi bộ trong tháng, dự kiến nhiệm vụ của tháng tiếp theo; xác định những nội dung trọng tâm cần trao đổi, thảo luận, biểu quyết tại chi bộ; cho ý kiến về dự thảo nghị quyết (nếu có).

- Thông báo thời gian, địa điểm, nội dung sinh hoạt chi bộ đến đảng viên và cấp ủy viên cấp trên được phân công theo dõi chi bộ. Chi bộ có điều kiện gửi trước tài liệu sinh hoạt cho đảng viên để nghiên cứu, chuẩn bị nội dung phát biểu ý kiến.

* Đối với sinh hoạt chuyên đề:

- Hằng năm, chi bộ xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên đề để tổ chức thực hiện và báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp theo dõi, chỉ đạo.

- Chi bộ phân công đảng viên có khả năng biên tập, am hiểu nội dung liên quan đến chuyên đề để chuẩn bị bằng văn bản. Đối với chi bộ do điều kiện khó khăn không thể chuẩn bị chuyên đề sinh hoạt bằng văn bản, cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn cách thức sinh hoạt nhưng phải bảo đảm chất lượng.

- Bí thư chi bộ trao đổi về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp thực hiện chuyên đề với đảng viên được phân công. Dự thảo chuyên đề phải được chi ủy hoặc bí thư chi bộ thông qua và gửi cho đảng viên trước khi tổ chức sinh hoạt.