Bội nhiễm phổi là gì

Viêm phế quản bội nhiễm là bệnh về đường hô hấp rất dễ gặp tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Chủ động tìm hiểu những thông tin về bệnh sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc phát hiện cũng như điều trị.

Bội nhiễm phổi là gì
Bệnh viêm phế quản bội nhiễm tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không sớm điều trị

Viêm phế quản bội nhiễm có thể được xem như một dạng biến thể nặng của bệnh viêm phế quản. Đây chính là tình trạng viêm nhiễm tái phát sau khi đã điều trị bệnh viêm phế quản nhưng chưa triệt để.

Việc điều trị không triệt để sẽ khiến cho các loại virus, vi khuẩn dễ dàng tấn công và khiến bệnh bùng phát thêm một lần nữa. Và lần mới này tình trạng viêm nhiễm thường nặng nề hơn. Thêm vào đó là nguy cơ phát sinh những biến chứng tiềm ẩn.

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh lý này như đã nói chính là việc điều trị bệnh viêm phế quản không triệt để. Thêm vào đó là sự tấn công mạnh mẽ của các chủng virus hay vi khuẩn khiến bệnh bùng phát.

Các loại virus, vi khuẩn thường gặp có thể là:

  • Virus: Thường là các virus cúm, virus gây dịch SARS (Coronavirus, Rhiovirus), virus đại thực bào đường hô hấp hay virus cúm gia cầm (H5N1).
  • Vi khuẩn: Trường hợp này thường ít gặp hơn, thường là do các nhóm vi khuẩn không điển hình. Phải kể đến nhất là Chlamydiae, Mycoplasma hay một số vi khuẩn gây mủ khác.

Bệnh sẽ dễ dàng khởi phát hơn khi người bệnh đang bị suy giảm đề kháng hay hệ miễn dịch suy yếu, không có sức phản kháng lại với các tác nhân gây hại.

Cũng tương tự như bệnh viêm phế quản cấp, khi bị viêm phế quản bội nhiễm người bệnh thường sẽ gặp một số triệu chứng đặc trưng như:

  • Ho có đờm, dai dẳng
  • Sưng đau, rát cổ họng
  • Khó thở
  • Cơ thể uể oải, mệt mỏi
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Giảm cân
  • Đau tức ngực
Bội nhiễm phổi là gì
Bệnh viêm phế quản bội nhiễm thường gây ra triệu chứng ho có đờm dai dẳng

Ở trẻ em các triệu chứng có thể sẽ có phần nặng nề hơn. Trẻ sẽ thường xuyên bị nôn trớ, chán ăn, bỏ bú hay quấy khóc.

Khi mắc bệnh viêm phế quản bội nhiễm thì các phản ứng viêm thường sẽ diễn tiến rất nhanh. Nếu không sớm phát hiện và điều trị thì người bệnh sẽ dễ gặp một số biến chứng như:

  • Suy hô hấp: Khi bị viêm phế quản bội nhiễm, diện tích đường thở bị thu hẹp lại khiến cho người bệnh thường xuyên ho và khó thở. Tình trạng này kéo dài chính là nguyên nhân dẫn đến suy hô hấp, nhất là ở trẻ nhỏ.
  • Hen phế quản: Các thống kê cho thấy rằng có khoảng 30% trường hợp người bệnh sẽ gặp biến chứng hen phế quản khi mắc bệnh lý này.
  • Tràn khí màng phổi hay xẹp phổi: Đây là biến chứng hiếm gặp hơn và có nguy cơ phát sinh khi tình trạng viêm nhiễm lan tỏa trên diện rộng.

Ngoài ra, bệnh viêm phế quản bội nhiễm còn khiến cho chức năng của tim, phổi suy giảm mạnh. Trong nhiều trường hợp người bệnh còn dễ đứng trước nguy cơ tử vong. Tỷ lệ tử vong do bệnh lý này được ghi nhận tương đối cao, lên đến 79% ở đối tượng trẻ dưới 1 tuổi.

Việc điều trị bệnh phụ thuộc vào biểu hiện triệu chứng cùng với nguy cơ phát sinh biến chứng. Dưới đây là các cách điều trị cơ bản cho bệnh viêm phế quản bội nhiễm:

Đối với bệnh viêm phế quản thông thường nếu do virus gây ra thì việc điều trị bằng kháng sinh có thể không cần thiết. Nhưng trong trường hợp có bội nhiễm cùng nguy cơ phát sinh biến chứng thì sẽ phải dùng đến kháng sinh.

Các loại kháng sinh được dùng phổ biến nhất là erythromyxin, amoxincilin hay cephalexin. Trong quá trình sử dụng cần thận trọng với các tác dụng không mong muốn của các loại thuốc này.

Bội nhiễm phổi là gì
Sử dụng thuốc Tây là phương án điều trị phổ biến nhất

Ngoài ra, để hỗ trợ khắc phục triệu chứng nhằm đầy lùi bệnh nhanh chóng hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định thêm các thuốc khác. Trong đó có thuốc chống co thắt phế quản như theophylin hay salbutamol. Bên cạnh đó một số loại thuốc an thần hay thuốc kháng histamine cũng có thể sẽ được chỉ định trong một số trường hợp nhất định.

Ngoài việc dùng thuốc Tây thì một số bài thuốc dân gian cũng có thể đáp ứng với triệu chứng của bệnh viêm phế quản bội nhiễm. Mặc dù không thay thế được cho phác đồ điều trị chuyên sâu nhưng lại hỗ trợ đẩy lùi bệnh rất tốt.

Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc như:

Sử dụng chanh và đường phèn:

  • Cần chuẩn bị 1/2 quả chanh tươi và một ít đường phèn
  • Vắt chanh tươi vào 200ml nước nguội rồi cho đường phèn vào quấy đều
  • Để ra ngoài trời phơi sương 1 đêm
  • Sáng khoảng 5 giờ dậy uống trực tiếp
  • Nên áp dụng liên tục trong khoảng 7 ngày

Sử dụng gừng và mật ong:

  • Cần chuẩn bị 1 củ gừng tươi và 1 ít mật ong nguyên chất
  • Gừng đem rửa sạch cạo vỏ rồi cắt thành lát mỏng
  • Chấm gừng với mật ong rồi nhai và nuốt từ từ
  • Đối với trẻ nhỏ có thể xay nhuyễn gừng với mật ong rồi lọc lấy nước cho trẻ uống
Bội nhiễm phổi là gì
Dùng gừng và mật ong có thể hỗ trợ làm thuyên giảm triệu chứng rất hiệu quả

Các bài thuốc từ dân gian thường lành tính nhưng thường có tác dụng chậm. Chính vì thế đòi hỏi người bệnh phải kiên trì. Lưu ý trẻ em là đối tượng nhạy cảm nên cần thận trọng, tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ bài thuốc dân gian nào.

Ngoài việc điều trị chuyên sâu thì các liệu pháp chăm sóc cũng được cho là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ hỗ trợ điều trị mà còn có giá trị ngăn ngừa bệnh tái phát.

Người bệnh viêm phế quản bội nhiễm cần chú ý đến một số vấn đề được đề cập dưới đây:

  • Vệ sinh mũi họng sạch sẽ, thường xuyên bằng dung dịch nước muối sinh lý
  • Tránh xa các tác nhân gây mẫn cảm hay dễ khiến đường hô hấp bị kích ứng
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường sống trong lành, sạch thoáng
  • Giữ ẩm cho không khí, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ khi thời tiết hanh khô
  • Tránh môi trường khói bụi, không hút thuốc hay sử dụng các chất kích thích
  • Nếu mắc bệnh viêm phế quản cần điều trị dứt điểm và dự phòng tái phát
  • Nghiêm túc và kiên trì điều trị bệnh viêm phế quản bội nhiễm theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt, tập luyện khoa học
  • Đặc biệt với trường hợp trẻ nhỏ, cần chú ý tăng cường đề kháng cho trẻ. Tốt nhất các mẹ nên cho bé bú trong ít nhất 6 tháng đầu đời

Viêm phế quản bội nhiễm là một dạng biến thể nặng của bệnh viêm phế quản cần chú ý phát hiện và điều trị sớm. Ngoài tuân thủ phác đồ mà bác sĩ đưa ra cần chăm sóc và dự phòng tốt để tránh bệnh tái phát khó điều trị và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tôi bị hắt hơi, sổ mũi đã một tuần nay nhưng không điều trị gì bệnh cũng tự khỏi. Không biết bệnh có ảnh hưởng hay gây biến chứng gì về sau không thưa bác sĩ? (Nguyễn Thị Hạnh- Nam Định).

Trả lời – Ảnh hưởng và cách trị cảm cúm

Hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mắt, ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi có thể có sốt nhẹ là biểu hiện của bệnh cảm cúm. Bệnh thường tự khỏi sau một vài ngày đến hàng tuần lễ đối với người lớn nhưng với trẻ em có thể kéo dài thêm.

Bội nhiễm phổi là gì

Bệnh cảm cúm có thể tự khỏi nhưng gây khó chịu cho người bệnh

Ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu bị cúm cần theo dõi biến chứng dị tật ở thai nhi. Đối với người bệnh hen suyễn khi bị cảm cúm cũng có thể làm cho bệnh nặng thêm. Vì cảm cúm là do virut nên hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng và chú ý dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để tăng thêm sức đề kháng cho cơ thể.

Tuy nhiên, nếu kèm theo các biểu hiện như sốt nóng nhiều hơn, nổi hạch cổ, khó thở, ho nhiều hơn kèm theo đờm xanh hay vàng thì có thể bạn đã bị bội nhiễm vi khuẩn gây nên tình trạng viêm đường hô hấp trên (viêm xoang, viêm mũi, họng…) hoặc gây tình trạng viêm đường hô hấp dưới (viêm phế quản phổi, viêm phổi…). Lúc này bạn cần đi khám ngay để chữa trị kịp thời và dứt điểm.

Để phòng tránh bệnh, bạn cần hạn chế tiếp xúc với người đang bị cảm cúm, nhất là trong 3 ngày đầu để tránh bị lây. Nếu bạn đang mắc bệnh này thì cần phòng tránh lây bệnh cho người khác bằng cách che miệng, mũi khi ho, hắt hơi và rửa tay thật sạch bằng xà phòng sát khuẩn ngay sau đó.

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc