Boot device not found 3f0 hướng dẫn sửa lỗi

“Lỗi boot device not found” là lỗi thường gặp khi máy tính của bạn cài đặt sai chuẩn BIOS khiến cho khi khởi động máy tính thì bạn chỉ thấy một màn hình đen với các dòng chữ báo lỗi. Lúc này, bạn đừng hoang mang lo lắng vì lỗi này bạn có thể khắc phục nó tại nhà mà không cần đến trung tâm sửa chữa. Bài viết hôm nay, hãy để Laptop Minh Khoa giải đáp và hướng dẫn thao tác khắc phục lỗi cho bạn nhé!

Boot device not found 3f0 hướng dẫn sửa lỗi
Lỗi boot device not found

Lỗi boot device not found là lỗi hệ thống máy tính không thể tương thích được với hệ điều hành, thường gặp khi mà người dùng cài mới hệ điều hành của mình hoặc là thay đổi thiết bị.

Xem thêm tại: Cách sửa lỗi laptop không vào được màn hình chính

Nguyên nhân “Lỗi boot device not found”

Nguyên nhân dẫn đến “Lỗi boot device not found” là do máy tính của bạn cài đặt sai chuẩn khởi động trong BIOS (Thuật ngữ BIOS là viết tắt của Basic Input/Output System tức hệ thống đầu vào và đầu ra cơ bản. Bios là một con chip nằm ở trên bo mạch chủ và nó chứa dữ liệu và cấu hình của mainboard đó, hiểu đơn giản là kiểm soát và thiết lập cho các thành phần trên máy tính, từ đó cho phép phần cứng chạy trước khi vào hệ điều hành windows). Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần cài đặt đúng chuẩn khởi động phù hợp với thiết bị bạn đang sử dụng là được.

Thông báo lỗi hiển thị thường hay gặp là:

  • No Boot Device Found. Press any key to reboot the machine
  • No bootable device – insert boot disk and press any key
  • Boot Device Not Found. Please install an operating system on your hard disk…
  • Hoặc No Boot Device is Available
    Xem thêm tại: Phần mềm sửa lỗi ổ cứng và các dấu hiệu lỗi ổ cứng thường gặp

Cách khắc phục “Lỗi boot device not found” khi khởi động máy

Bước 1: Sau khi khởi động máy tính nhấn phím F2 để truy cập vào BIOS của máy (đối với dòng máy Dell)

Boot device not found 3f0 hướng dẫn sửa lỗi

Mỗi một hãng máy tính trên thị trường sẽ có những cách vào BIOS khác nhau dưới đây là 1 vài hãng phổ biến

Máy tính Sony Vaio

  • Vào Bios -> nhấn F2
  • Recovery -> nhấn F10
  • Để boot vào đĩa CD/DVD thì các bạn cho đĩa vào ổ đĩa rồi khởi động lại máy, máy sẽ tự động boot vào ổ đĩa (vì dòng SONY mạc định là boot ổ CD/DVD đầu tiên rồi).

Máy tính HP – Compaq

  • Vào Bios -> nhấn F10
  • Chọn boot -> nhấn F9
  • Recovery -> nhấn F11

Máy tính Lenovo – IBM

  • Vào Bios -> nhấn F1 có máy là F2
  • Chọn boot -> nhấn F12
  • Recovery -> nhấn phím xanh ThinkVantage

Máy Acer – Emachines – MSI – Gateway

  • Chọn Boot -> nhấn F12
  • Vào BIOS -> nhấn F2
  • (thông thường chức năng Menu boot bị Disible phải vào Enale mới bấm F12 được)

Máy tính Asus

  • Vào BIOS -> nhấn F2
  • Chọn Boot -> nhấn ESC

Máy tính Toshiba

  • Luôn phải ấn phím ESC rồi ấn liên tục F1 hoặc F2 tùy vào dòng máy, đời máy.

Đối với các dòng máy không có trong danh sách trên thì bạn cũng đừng lo lắng, bạn có thể thử lần lượt các phím DEL, F1, F2, F10 đây là các phím thường dùng để vào BIOS cho tất cả các đời máy.

Xem thêm tại: Cách tắt laptop bằng bàn phím

Bước 2: Tiếp theo, tại Menu Settings bạn hãy chọn thẻ General click chọn Boot Sequence, nhìn sang bên phải mục Boot List Options sẽ thấy máy đang ở chế độ Legacy.

Boot device not found 3f0 hướng dẫn sửa lỗi

Bước 3: Nhấn chuột chuyển chế độ Boot của máy trong Boot List Options, nếu ổ cứng của bạn đang ở định dạng là MBR theo chuẩn LEGACY. Ngược lại, nếu ổ cứng của bạn đang ở định dạng GPT thì sẽ theo chuẩn UEFI. Bạn chuyển đổi sao cho phù hợp rồi nhấn Apply để lưu lại.

Boot device not found 3f0 hướng dẫn sửa lỗi

Trên đây là những chia sẻ về “Lỗi boot device not found“ mà bạn có thể tham khảo và thực hiện Đặc biệt, trong quá trình sử dụng laptop, sẽ không tránh khỏi những lỗi và sự cố về màn hình laptop, lúc này việc của bạn là chọn một cơ sở uy tín để được sửa chữa và tư vấn. Mách nhỏ bạn một nơi sửa chữa uy tín tại thành phố Đà Nẵng đó chính là

@no1cvnCon Thinkpad T430 của tui bị rồi, tưởng hỏng BIOS, sửa đủ kiểu kể cả FLASH BIOS mới nhưng ko giải quyết được nên mua máy khác, do máy mới là workstation nên vọc cách cài win chuẩn UEFI để khai thác max tốc độ ổ SSD, lúc này mới phát hiện nguyên nhân là chuẩn cài win và lựa chọn chuẩn khởi động ko giống nhau. Ví dụ ổ cứng chuẩn MBR và trong BIOS chọn LEGACY (mặc định) rồi cài win, sau khi cài xong dùng bình thường nhưng nếu vào BIOS chuyển từ LEGACY sang UEFI thì khi khởi động sẽ ko vào được win, khi đó nó sẽ báo lỗi "BOOT DEVICE NOT FOUND". --- Sau khi phát hiện nguyên nhân thì đã sửa thành công con Thinkpad T430 nên giờ 2 tay 2 súng bác ợ !