Boris Johnson - Thủ tướng Anh

Ủy ban Đặc quyền, cơ quan kỷ luật chính của quốc hội Anh, ngày 15.6 công bố báo cáo điều tra hơn 100 trang, trong đó kết luận cựu Thủ tướng Boris Johnson đã nhiều lần lừa dối quốc hội khi được hỏi về các buổi tụ tập tại phủ thủ tướng trong thời gian cả nước Anh phong tỏa vì Covid-19.

Cựu Thủ tướng Anh bị cáo buộc cố tình lừa dối quốc hội

Theo Reuters, ủy ban cáo buộc ông Johnson cố tình lừa dối Hạ viện và ủy ban, làm mất lòng tin, công kích ủy ban và gây tổn hại đến quá trình dân chủ của Hạ viện, đồng lõa trong chiến dịch lạm dụng và hăm dọa ủy ban.

"Việc coi thường này là điều nghiêm trọng hơn trước đây vì nó được thực hiện bởi một thủ tướng, thành viên cấp cao nhất của chính phủ. Chưa từng có thủ tướng nào bị phát hiện cố tình lừa dối Hạ viện", theo kết luận của ủy ban.

Boris Johnson - Thủ tướng Anh

Ông Boris Johnson rời khỏi nhà tại London hồi tháng 3

REUTERS

Ủy ban bác bỏ những tuyên bố của ông Johnson cho rằng các buổi tụ tập đó không vi phạm quy định và cáo buộc ông cố tình không trung thực khi diễn giải những tuyên bố của mình tại Hạ viện.

Ủy ban Đặc quyền, có thành viên từ đảng Bảo thủ cầm quyền lẫn Công đảng đối lập, cho rằng ông Johnson đáng bị đình chỉ chức vụ tại Hạ viện trong 90 ngày nếu còn là nghị sĩ. "Chúng tôi khuyến nghị rằng ông ấy không nên được cấp phép cựu thành viên", ý nói đến giấy phép cho phép ông Johnson được vào quốc hội.

Tuần trước, ông Johnson từ chức nghị sĩ sau khi xem bản sao của báo cáo. Cựu thủ tướng Anh gọi việc điều tra đối với ông là cuộc săn phù thủy. "Tôi tin rằng những sự kiện này hoàn toàn cần thiết cho mục đích công việc. Chúng tôi đã quản lý một đại dịch. Nhưng đừng chỉ nghe tôi, hãy nghe cả Cảnh sát Đô thành. Cảnh sát điều tra vai trò của tôi trong tất cả các sự kiện đó và họ không thấy tôi có hành vi nào trái phép nào cả", ông Johnson nói.

Vị chính trị gia gọi báo cáo của ủy ban nói trên là "rác rưởi", "dối trá" và "giả mạo", đồng thời cáo buộc các thành viên của ủy ban có mối thâm thù với ông.

"Chào mừng Frank Alfred Odysseus Johnson đến với thế giới vào lúc 9h15 ngày 15/7", Carrie Johnson, vợ cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson, viết trên Instagram, đăng kèm ảnh bế con trai mới chào đời.

Gia đình cựu thủ tướng Anh bày tỏ rõ niềm vui và sự phấn khích khi chào đón thành viên mới.

"Tôi yêu từng phút giây con ngủ say. Thật tuyệt vời khi nhìn thấy hai đứa lớn ôm lấy em trai mới chào đời của chúng với niềm vui và sự phấn khích như vậy. Tất cả chúng tôi đều rất hứng khởi", bà Carrie chia sẻ thêm.

Bà Carrie và ông Boris Johnson kết hôn vào năm 2021 khi đã có một con chung là Wilfred sinh năm 2020. Đến tháng 12/2021, cặp đôi chào đón người con thứ 2 là Romy.

Bà Carrie Johnson, 35 tuổi, là người vợ thứ ba của cựu thủ tướng Anh.

Trước đó, ông Johnson đã trải qua 2 cuộc hôn nhân. Ở cuộc hôn nhân thứ hai với luật sư Marina Wheeler, ông Johnson có 4 người con. Ngoài ra, cựu thủ tướng Anh còn có một cô con gái khác ngoài giá thú.

Vào tháng 7/2022, ông Boris Johnson tuyên bố từ chức Thủ tướng Anh sau hàng loạt lùm xùm liên quan đến thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong thời gian là người đứng đầu chính phủ Anh, ông Johnson đã để lại dấu ấn trên trường quốc tế vì những nỗ lực nhằm hỗ trợ chính quyền Ukraine trước chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.

Được nhận xét là một người quyết liệt, mạnh mẽ và cởi mở, Thủ tướng Johnson được xem là đồng minh thân cận nhất ở phương Tây của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng đánh giá rất cao vai trò của ông Johnson trong việc mở rộng NATO. Những nỗ lực của ông đã giúp NATO giải quyết các bất đồng nội bộ và tiến tới việc kết nạp thêm Thụy Điển và Phần Lan làm thành viên.

Cũng trong ngày 7/7, ông Boris Johnson đã bổ nhiệm các vị trí bị trống trong nội các trước khi ông thông báo từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ.

Mặc dù đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội vào tháng trước, Thủ tướng Anh và nội các của ông đã ngày càng vấp phải nhiều chỉ trích.

Sau khi Thủ tướng Boris Johnson từ chức, đảng Bảo thủ sẽ bắt đầu quy trình bầu người kế nhiệm ông mà không tổ chức tổng tuyển cử.

Theo hệ thống chính trị Vương quốc Anh, giữa các cuộc bầu cử, chỉ những nghị sĩ Bảo thủ tại quốc hội mới có thể phế truất một thủ tướng đương nhiệm thuộc đảng này cũng như bầu chọn người kế nhiệm.

Thủ tướng Johnson cho biết lộ trình bầu chọn lãnh đạo mới sẽ được công bố tuần tới, nhưng ông có thể tiếp tục nắm quyền cho đến khi đảng Bảo thủ tổ chức đại hội vào tháng 10.

Mỗi ứng viên chạy đua vào ghế lãnh đạo đảng Bảo thủ cần nhận được sự ủng hộ của ít nhất 8 nghị sĩ. Nếu có nhiều hơn hai ứng viên, các nghị sĩ đảng Bảo thủ sẽ tổ chức các vòng bỏ phiếu liên tục để loại ứng viên nhận được ít phiếu ủng hộ nhất, cho đến khi còn lại hai người.

Sau đó, toàn bộ thành viên đảng Bảo thủ trên toàn quốc sẽ bỏ phiếu qua thư chọn một trong hai ứng viên cuối cùng. Người chiến thắng trong vòng bỏ phiếu qua thư này sẽ trở thành lãnh đạo đảng Bảo thủ và nhậm chức thủ tướng Anh.

Ông Johnson được bầu làm lãnh đạo đảng Bảo thủ và được bổ nhiệm chức Thủ tướng Vương quốc Anh từ tháng 7/2019./.