Bức tượng phật ngồi trên lưng vua ở chùa nào năm 2024

Chùa Hòe Nhai (hay còn gọi là Hồng Phúc tự, nằm ở số 19 phố Hàng Than, quận Ba Đình, Hà Nội) tọa lạc trên khuôn viên rộng 3000 m2 gồm 2 tòa bái đường 5 gian, chính điện 3 gian và nhà tổ 7 gian tạo thành hình chữ “Công” sân chùa còn có 3 ngọn tháp cao ba tầng. Là ngôi chùa cổ, tương truyền có từ đời nhà Lý và là chốn tổ của phái Tao Động, một Thiền phái lớn của Phật giáo Việt Nam.

Bức tượng phật ngồi trên lưng vua ở chùa nào năm 2024

Cổng chùa Hòe Nhai tên chữ là Hồng Phúc tự

Chùa Hòe Nhai là nơi lưu giữ nhiều di vật có giá trị như tượng thờ đa dạng tấm bia đá cổ, mà nhờ có nó, giới sử học đã xác định được vị trí diễn ra trận chiến Đông Bộ Đầu đánh đuổi quân Mông Nguyên, giải phóng kinh đô nhà Trần năm 1258. Đặc sắc nhất ở ngôi chùa cổ thời Lý này là bức tượng một vị Phật ngồi trên lưng vua Lê Hy Tông, có bao nhiêu người được chiêm ngưỡng họ đều ngỡ ngàng và ngạc nhiên khi được nghe về sự ra đời của tượng, đó là câu chuyện mang đầy triết lý nhân sinh quan của nhà Phật gắn với tên tuổi của một vị vua trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Bức tượng Phật ngồi lưng vua được đặt bên phải phía sau điện chính

Bức tượng thể hiện hình ảnh một vị vua quỳ sát đất, lưng là nơi an tọa của một nhà tu hành tay kết ấn, vẻ mặt từ bi, thoát tục. Tổng thể pho tượng Phật ngồi trên lưng vua cao hơn 3m. Thoạt nhìn tưởng như đó là một pho tượng Phật liền khối, song thực tế đây là một bức tượng kép gồm 2 phần được khớp vào nhau một cách khéo léo. Theo tư liệu của chùa Hòe Nhai thì vào thời vua Lê Hy Tông (1663-1716), Phật giáo bị Nho giáo lấn át, vua ban sắc lệnh đuổi hết sư sãi ở các chùa lên rừng, trong đó có thiền sư Tông Diễn. Trước pháp nạn quá nặng nề này, ông đã tìm cách trở lại kinh thành Thăng Long, nhằm giáo hóa vua Lê Hy Tông. Hòa thượng Tông Diễn đã cải trang, vờ dâng tặng nhà vua một viên ngọc quý nhưng bên trong là một tờ sớ được viết với mong muốn giúp vua Lê Hy Tông ngộ ra được chân lý của Phật giáo. Cách lý giải có tình, có lý trong tờ sớ làm vua Lê Hy Tông bừng tỉnh. Vua đã gặp mặt vị hòa thượng và rút lại sắc lệnh đã ban.

Để thể hiện lòng thành, vua cho người tạc bức tượng lớn tạo hình vua đang phủ phục dưới đất, cõng trên lưng một vị thiền sư đắc đạo là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang ngồi thiền trên đài sen. Dáng quỳ gối phủ phục sát mặt đất của tượng vua thể hiện một sự quy phục tuyệt đối. Đó là sự hối lỗi chân thành, một sự thay đổi xuất phát từ sâu sắc trong tim chứ không gượng ép và do đó đây là một sự nhận lỗi, sửa sai chứ không phải là một sự trừng phạt.

Vua Lê Hy Tông cõng Phật

Bức tượng là một bài học về sửa bỏ thói hư tật xấu. Ai sống trên đời cũng đều mắc sai lầm, nhưng điều quan trọng là phải biết nhìn nhận và sửa sai, để được tha thứ. Khi biết nhận lỗi, những người khác sẽ không đánh giá và quy tội nữa.

Bên cạnh tượng Phật ngồi trên lưng vua, chùa Hòe Nhai còn nhiều tượng cổ độc đáo và nhiều di vật có giá trị.

Dưới đây là một số hình ảnh được PV ghi nhận tại chùa Hòe Nhai:

Khuôn viên bên trong chùa là một màu xanh ngắt với những tán lá cây đầy bóng mát

Tấm bia đá, cổ nhất là bia Chính hòa thứ 24 (1703)

Tháp Ấn Quang xây năm 1963 thờ Hòa thượng Thích Quảng Đức, người đã vị pháp vong thân

Ban chính điện chùa Hòe Nhai

Hệ thống tượng Phật ở đây được giới khảo cổ gia ghi nhận là đa dạng về chất liệu như gỗ quý, đất nện, đồng hun

Pho tượng thể hiện một hình ảnh vị vua quỳ sát mặt đất, lưng là nơi an tọa của Phật Thích Ca tay kết ấn, vẻ mặt từ bi, thoát tục. Bức tượng ẩn chứa câu chuyện tự sửa mình, ăn năn, hối lỗi bởi những việc làm hủy hoại Phật giáo của vua Lê Hy Tông. Không chỉ mang hình ảnh khắc họa độc đáo, bức tượng còn là lời răn dạy thế hệ khi nhìn thấy cái sai của bản thân phải tự biết sửa đổi mới mong có được thành công.

Vua Lê Hy Tông (1662 - 1716) là vị vua thứ 21 nhà Hậu Lê (1427 - 1789). Đồng thời, ông cũng là vị vua thứ 10 dưới thời Lê Trung Hưng. Dưới triều đại của ông đất nước yên ổn, thái bình, Lê Hy Tông được người đời đánh giá là vị vua anh minh. Tuy nhiên, cũng vào thời kỳ này, Phật giáo trong nước không còn ở vị trí độc tôn khi Nho giáo ngày một phát triển mạnh ở nước ta.

Sắc lệnh đuổi sư lên rừng

Khi Nho giáo lên ngôi cũng là thời kỳ nhọc nhằn của Phật giáo. Khoảng thời gian hậu nhà Trần, Phật giáo bị cho rằng không có lợi gì cho xã hội, các tăng ni phật tử sống trong chùa lười nhác và ăn bám xã hội.

Đến thời vua Lê Hy Tông có quan dâng sớ tâu vua về những sai phạm, phá giới của một số tăng sĩ. Ngay khi nghe lời tâu, không cần kiểm chứng đúng sai, nhà vua đã ra một sắc lệnh đuổi hết các sư về vùng thôn quê hoặc lên rừng núi, nếu ai không đi sẽ bị nghiêm trị. Chẳng mấy chốc, hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ trong kinh thành vắng bóng nhà sư.

Trước những bất công đối với Phật giáo, Hòa Thượng Tông Diễn một danh tăng lỗi lạc của kinh thành Thăng Long lúc bấy giờ đã không chịu khuất phục. Hòa thượng Tông Diễn là thế hệ thứ hai của phái Tào Động tại Việt Nam.

Việc ông thả toàn bộ mớ cua mẹ mua được xuống ao khi nhìn thấy chúng khóc (sùi bọt) là lý do ông mang tên Tổ Cua, Tổ Cáy. Cũng sau sự kiện phóng sinh cua, ông đã lên chùa theo Phật và sau này đã đắc đạo trở thành một vị Hòa thượng được người đời tôn kính bởi đạo hạnh và trí tuệ.

Bức tượng phật ngồi trên lưng vua ở chùa nào năm 2024

Hình ảnh vị vua quỳ sát mặt đất, thái độ cung kính, thành khẩn ăn năn hối lỗi là lời răn dạy cho nhiều đời sau.

Hòa Thượng Tông Diễn đã len lỏi trử lại kinh đô, tìm cách giáo hóa vị vua Lê Hy Tông đầy uy quyền và kì thị. Biết không thể mang danh nhà sư để gặp được vua. Hòa thượng Tông Diễn phải nhờ một vị quan tâu với vua: “có một người được ngọc quý muốn dâng vua, tuy nhiên để ngọc quý linh nghiệm vua phải trai giới và cho một vị quan văn uy tín mở hộp đựng ngọc”.

Đúng hẹn, người mang ngọc đến dâng vua, nhưng khi mở hộp ra không thấy ngọc mà chỉ có tờ biểu. Vua truyền trị tội kẻ xấc xược, song vị quan mở hộp tâu, xin vua xem biểu tấu gì rồi trị tội cũng chưa muộn. Vua đồng ý, quan đưa tờ biểu lên đọc : “Phật giáo tuy không phải ngọc, nhưng từ xưa đã được nghe, Phật giáo lấy trí đức làm đầu không gì sánh bằng, nên có câu, trí cao trời người trọng, đức lớn quỷ thần kinh. Nước ta, từ đời Lý, Trần các vua hết sức coi trọng Phật giáo, vì thế mà người theo đạo phật dốc lòng phò vua giúp nước, nên quốc gia hưng thịnh.

Đạo Phật với lối sống lục hòa, chính tín và nhân quả, khiến người người biết thương yêu, kính trọng nhau, bỏ điều xấu làm việc tốt, xem ra đạo Phật nếu biết dùng thì có lợi cho quốc gia còn hơn cả ngọc quý. Vậy tại sao nay đạo Phật lại bị cho rằng không mang lại lợi ích gì cho xã tắc”.

Bức tượng phật ngồi trên lưng vua ở chùa nào năm 2024
Chùa Hòe Nhai (Hà Nội) nơi có bức tượng Phật ngồi lưng vua độc nhất vô nhị Việt Nam.

Nghe xong biểu tấu vua Hy Tông chuyển ý, bừng tỉnh sau những sai phạm với Phật giáo, vua cho mời Hòa thượng Tông Diễn vào trò chuyện. Sau khi được nghe Hòa Thượng Tông Diễn thuyết pháp, vua Lê Hy Tông đã cho rút sắc lệnh đã ban. Để thể hiện sự sám hối của bản thân, tự sửa mình, vua Lê Hy Tông đã đề nghị Hòa Tượng Tông Diễn nên làm một bức tượng mà trong đó vua phủ phục dưới Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Đây là bức tượng có kiến trúc độc đáo nhất của văn hóa Phật giáo Việt Nam và thế giới. Bức tượng mang đậm dấu ấn văn hóa và lịch sử Việt Nam mà không một nơi nào trên thế giới có được. Pho tượng “Phật cưỡi vua” được thờ tại chùa Hòe Nhai, (quận Ba Đình, TP Hà Nội) nơi được coi là đất tổ của phái Tào Động, một Thiền phái lớn của Phật giáo Việt Nam.

Tự sửa mình và răn dạy đời

Bức tượng “Phật cưỡi vua” được sơn son thếp vàng, được đặt ở góc phải phía sau của chính điện chùa Hòe Nhai. Bức tượng cao hơn 3m được ghép từ hai phần rời nhau một cách khéo léo. Bên dưới là vị vua đang quỳ gối, mặt úp xuống đất, hai bàn tay ngửa lên trên, thái độ cung kính, ăn năn một cách chân thành. Trên lung vua là Phật Thích Ca đang ngồi thiền với khuôn mặt nghiêm nghị.

Theo TS Hán học Cung Khắc Lược: “Trong triết học nhà Phật, nghĩa gốc của chữ tu là sửa, con người hàng ngày thể nào rồi cũng đụng chạm đến đời sống của chúng sinh hoặc làm những điều bị ngăn cấm. Vua Lê Hy Tông đã vi phạm một điều rất lớn là phá đạo, trong khi đạo Phật luôn chủ trương đường lối không dùng sự thủ tiêu và tàn nhẫn, đó là một cách “cai trị” mà không cần vũ trang, đó là Phật trị”.

Ông cũng cho rằng, dáng nằm của nhà vua như gãy đó thể hiện một sự quy phục tuyệt đối, dáng mẫu mực của sự thuần phục, ra sức, nó hơn hẳn sự thành khẩn của mọi nền phê bình. Đó là sự chân thành, một sự thay đổi xuất phát từ sâu sắc trong tim chứ không gượng ép và do đó, đây không phải là một sự trừng phạt.

Bức tượng phật ngồi trên lưng vua ở chùa nào năm 2024
Quang cảnh chùa Hòe Nhai.

“Pho tượng này là để muôn đời chứ không phải là để hoài cổ, như một di tích. Vị vua này đã nghĩ đến một mai hậu của tấm lòng con người, rằng muốn phát triển và thúc đẩy thì phải thay đổi, phải nhận ra mình và cung kính sửa bỏ, thành thực và có một thái độ, nghị lực lớn thì mới đạt được trí tuệ để thay đổi nhân quần xã hội”, TS. Cung Khắc Lược nhận định.

Cũng theo Hòa thượng Thích Tâm Hoan, Trụ trì chùa Hòe Nhai, bức tượng do vua Hy Tông sai tạc ngoài việc để sám hối với Đức Phật vì hành động “phá đạo” của mình, ông còn muốn tất cả mọi người hãy tự biết tu thân sửa mình để sống tốt hơn, nhất là những quan lại nắm chức, cầm quyền trong tay cũng phải xem lại chính mình. Sự ngự trị trong cõi này còn có một cõi ngự trị siêu hùng ưu việt hơn, đó là lực lượng của trí tuệ, một sự tự thân, của bản thể duy nhất.

Hòa thượng Thích Tâm Hoan đã từng chia sẻ rằng: “Sống trên đời ai cũng có lỗi lầm nhưng ít người chịu nhận, có nhận thì họ cũng chỉ tự nhận với mình hoặc nhận với nhau, những người sẽ không đánh giá và quy tội họ, hoặc có người nhận thì chỉ là nhận suông thôi, không chịu sửa. Vị vua này, người mang quyền lực tối cao trong một nhà nước đã biết nhận lỗi, sửa lỗi. Sự sám hối này không chỉ cho mình ông, mà còn để răn dạy bao thế hệ về sau nữa”.

Năm 2006, nhân dịp UNESCO công nhận lễ Phật đản là lễ hội tôn giáo thế giới, nhiều công trình văn hóa Phật giáo đặc sắc khắp châu Á được nhắc đến. Trong đó có pho tượng “Vua sám hối” độc nhất chỉ có ở Việt Nam, với tạc hình độc đáo, pho tượng đã được ghi vào sách kỷ lục Guinness.