Bướu giáp đa nhân là gì năm 2024

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hình con bướm ở phía trước cổ. Nó tạo ra các hormone kiểm soát cách cơ thể sử dụng năng lượng. Những hormone này ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể và kiểm soát nhiều chức năng quan trọng nhất của cơ thể. Ví dụ, chúng ảnh hưởng đến hơi thở, nhịp tim, cân nặng, tiêu hóa và tâm trạng của bạn.

Bướu giáp đa nhân 2 thùy được định nghĩa là sự phì đại bất thường của tuyến giáp. Sự hiện diện của nhiều nốt trên tuyến giáp gây tuyến giáp to bất thường. Tỷ lệ mắc bệnh bướu giáp đa nhân 2 thùy thay đổi tùy theo vị trí và lượng iốt sử dụng trong dân số. Ở những vùng thiếu iốt, tỷ lệ mắc bướu giáp có thể rất cao. Bệnh bướu giáp đa nhân 2 thùy nói riêng và bệnh tuyến giáp nói chung phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.

Phân loại bướu giáp dựa trên nồng độ hormone tuyến giáp bao gồm:

  • Bướu giáp đa nhân 2 thùy độc: Bướu giáp này sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho bạn.
  • Bướu giáp đa nhân 2 thùy không độc: Nếu bạn có tuyến giáp to nhưng mức hormone tuyến giáp bình thường thì đó là bướu giáp không độc. Có nghĩa là bạn có bướu giáp đa nhân 2 thùy nhưng không bị cường giáp hoặc suy giáp.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bướu giáp đa nhân 2 thùy

Hầu hết những người bị bướu giáp đa nhân 2 thùy không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác ngoài tình trạng sưng ở cổ. Các triệu chứng khác phụ thuộc vào có kèm theo tình trạng cường giáp hoặc suy giáp hay không, tốc độ phát triển của bướu giáp và nó có cản trở hô hấp hay không.

Các triệu chứng thường gặp của bướu giáp đa nhân 2 thùy bao gồm:

  • Một khối u ở phía trước cổ của bạn;
  • Cảm giác căng cứng ở vùng cổ họng;
  • Khàn giọng;
  • Nếu bướu giáp to có thể chèn vào đường thở gây các triệu chứng: Khó nuốt, khó thở khi gắng sức, ho, ngáy.

Trong một số trường hợp, bướu giáp đa nhân 2 thùy có thể kèm theo bệnh lý suy giáp. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy giáp bao gồm:

  • Mệt mỏi;
  • Sợ lạnh;
  • Ngủ nhiều;
  • Da khô;
  • Táo bón;
  • Yếu cơ;
  • Giảm tập trung và trí nhớ.

Trong một số trường hợp, bướu giáp đa nhân 2 thùy có thể kèm theo bệnh lý cường giáp. Các triệu chứng của bệnh cường giáp bao gồm:

  • Giảm cân;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Sợ nóng;
  • Đổ mồ hôi quá nhiều;
  • Kích động, bồn chồn, lo lắng;
  • Yếu cơ;
  • Tiêu chảy;
  • Khó ngủ;
  • Cao huyết áp.
    Các triệu chứng thường gặp của bướu giáp đa nhân 2 thùy

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ mắc bướu giáp đa nhân 2 thùy như nổi một khối sưng to ở cổ, cảm giác căng tức ở cổ họng,… hoặc trong gia đình có người thân mắc bệnh lý tuyến giáp thì nên gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến bướu giáp đa nhân 2 thùy

Bướu giáp đa nhân 2 thùy có thể do những nguyên nhân sau:

  • Thiếu iốt;
  • Mắc bệnh lý tự miễn;
  • U tuyến yên tăng tiết TSH;
  • Một số loại thuốc (Lithium, Amiodarone);
  • Di truyền trong gia đình.
    Thiếu iốt là nguyên nhân phổ biến nhất gây bướu giáp đa nhân 2 thùy

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc bướu giáp đa nhân 2 thùy?

Những đối tượng có nguy cơ mắc bướu giáp đa nhân 2 thùy bao gồm:

  • Phụ nữ;
  • Tuổi trên 45;
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh lý tuyến giáp;
  • Khu vực thiếu iốt;
  • Suy dinh dưỡng;

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bướu giáp đa nhân 2 thùy

Các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bướu giáp đa nhân 2 thùy bao gồm:

  • Chế độ ăn uống thiếu iốt.
  • Phụ nữ có nhiều nguy cơ bị bướu giáp đa nhân 2 thùy hoặc các bệnh lý tuyến giáp khác hơn đàn ông.
  • Mang thai và mãn kinh: Các vấn đề về tuyến giáp ở phụ nữ có nhiều khả năng xảy ra trong thời kỳ mang thai và mãn kinh.
  • Tuổi: Bướu giáp thường gặp hơn sau tuổi 45.
  • Tiền sử gia đình.
  • Thuốc: Một số phương pháp điều trị y tế, bao gồm thuốc điều trị rối loạn nhịp tim Amiodarone và thuốc điều trị rối loạn tâm thần Lithium làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Tiếp xúc với tia bức xạ: Nguy cơ sẽ tăng lên nếu bạn đã điều trị bằng bức xạ ở vùng cổ hoặc ngực.
    Phụ nữ có nguy cơ mắc bướu giáp đa nhân 2 thùy

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bướu giáp đa nhân 2 thùy

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh và khám bệnh cho bạn, đặc biệt là khám tuyến giáp. Sau khi hỏi bệnh và khám bệnh đầy đủ, nếu nghi ngờ có bướu giáp đa nhân 2 thùy, bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm sau đây để có thể chẩn đoán xác định và tìm ra nguyên nhân gây bệnh:

  • Siêu âm tuyến giáp: Siêu âm có thể phát hiện các u nang không sờ thấy được, sẽ ước tính kích thước (thể tích) của nốt và bướu giáp, sẽ theo dõi những thay đổi sau điều trị và sẽ hướng dẫn sinh thiết chọc hút bằng kim nhỏ (FNAB).
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp: Xét nghiệm có thể được sử dụng để đo lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH) do tuyến yên sản xuất và lượng thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) được sản xuất bởi tuyến giáp. Xét nghiệm giúp bác sĩ đánh giá được tuyến giáp của bạn có hoạt động bình thường hay không.
  • Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNAB): Xét nghiệm tốt nhất để xác định xem nhân tuyến giáp là lành tính hay ung thư. Tuy nhiên, giá thành cao và cơ sở y tế phải có thiết bị chuyên dụng.
  • Xạ hình tuyến giáp: Xét nghiệm hình ảnh này cung cấp thông tin về kích thước và chức năng của tuyến giáp của bạn. Nó được sử dụng thường xuyên trong quá khứ nhưng hiện tại ít có giá trị trong việc đánh giá bướu giáp đa nhân.
  • Chụp CT hoặc MRI: Ưu điểm chính của CT và MR là khả năng chẩn đoán và đánh giá mức độ bướu giáp dưới xương ức. Tuy nhiên, không xác định được chính xác bản chất của bướu là lành hay ác tính.
    Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNAB) là xét nghiệm tốt nhất để xác định xem nhân tuyến giáp là lành tính hay ung thư

Phương pháp điều trị bướu giáp đa nhân 2 thùy

Điều trị bướu giáp đa nhân 2 thùy phụ thuộc vào kích thước, tốc độ phát triển, nguy cơ ung thư, có triệu chứng chèn ép hay không và liệu bướu giáp đa nhân 2 thùy có lớn đến mức gây ảnh hưởng về thẩm mỹ hay không. Phương pháp điều trị bao gồm:

  • Không điều trị: Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tái khám mỗi 6 tháng để theo dõi triệu chứng và kích thước của tuyến giáp trong trường hợp bạn có bướu giáp đa nhân nhưng kích thích nhỏ và không triệu chứng.
  • Thuốc: Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc Levothyroxine nếu nguyên nhân gây bướu cổ là do suy giáp. Các loại thuốc Methimazole hoặc Propylthiouracil được kê toa nếu nguyên nhân gây bướu giáp là do cường giáp.
  • Điều trị bằng iốt phóng xạ: Phương pháp điều trị này được sử dụng trong trường hợp cường giáp, iốt đi đến tuyến giáp của bạn và giết chết các tế bào tuyến giáp, làm tuyến giáp co lại. Sau khi điều trị bằng iốt phóng xạ, bạn có thể sẽ bị suy giáp, tuy nhiên tình trạng suy giáp sẽ dễ điều trị hơn và ít gây nhiều biến chứng như cường giáp.
  • Phẫu thuật: Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp của bạn.
    Điều trị bằng iốt phóng xạ là phương pháp được sử dụng trong trường hợp bướu giáp đa nhân có kèm theo cường giáp

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bướu giáp đa nhân 2 thùy

Chế độ sinh hoạt:

  • Uống nhiều nước ít nhất 2 lít nước/ngày.
  • Bỏ rượu bia, thuốc lá.
  • Khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng và liên hệ ngay với bác sĩ nếu các triệu chứng nặng hơn hoặc xuất hiện triệu chứng mới.
  • Quản lý căng thẳng.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc điều trị hoặc thực phẩm chức năng nào.

Chế độ dinh dưỡng:

Bạn hấp thu iốt qua đường tiêu hóa từ các thực phẩm bạn ăn mỗi ngày. Hằng ngày, nên bổ sung muối iốt khoảng ½ muỗng cà phê hoặc bổ sung thực phẩm có chứa iốt để ngăn ngừa phát triển bướu giáp. Các thực phẩm có chứa iốt bao gồm:

  • Rong biển;
  • Cá tuyết;
  • Sữa chua nguyên chất, ít béo;
  • Sữa giảm béo;
  • Bánh mì trắng;
  • Tôm;
  • Trứng;
  • Cá ngừ.

Hãy liên hệ với chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn phù hợp với tình trạng hiện tại của bạn.

Ăn các thực phẩm có chứa iốt giúp ngăn ngừa bướu giáp đa nhân 2 thùy

Phương pháp phòng ngừa bướu giáp đa nhân 2 thùy hiệu quả

Bướu giáp đa nhân 2 thùy do thiếu iốt là loại bướu giáp duy nhất bạn có thể phòng ngừa. Áp dụng một chế độ ăn bao gồm cá, tôm, sữa ít béo, rong biển và một lượng muối iốt vừa đủ sẽ ngăn ngừa loại bướu giáp này.

Chủ đề