Caác hoạt động văn nghệ cho bé 10-15 tuổi

Những năm gần đây, chương trình học cho trẻ nhỏ thường thiên về những môn học chủ đạo như tập đọc và làm toán, còn môn học nghệ thuật thì sao? Cho dù 1 số người quan niệm rằng nghệ thuật là những hoạt động mang tính xa xỉ, nhưng bạn có biết các hoạt động mang tính sáng tạo, và cảm thụ mỹ thuật đóng vai trò quan trọng rất lớn trong sự phát triển của bé sau này? Bài viết này sẽ đề cập đến những lợi ích có giá trị lâu dài mà nghệ thuật sẽ mang lại cho bé.

1. Phát triển kỹ năng vận động

Rất nhiều thao tác vận động phát huy trong quá trình sáng tạo, chẳng hạn việc cầm cọ vẽ hoặc việc nguệch ngoạc với bút chì đều rất cần thiết cho sự phát triển kỹ năng vận động tinh cho bé. Theo Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ, bé từ 1 đến 2 tuổi bắt đầu phát triển kỹ năng vận động qua việc cầm cọ hoặc bút chì màu khi nghuệch ngoạc vẽ và nhào nắn đất sét với sự phối hợp các thao tác của cổ tay, ngón tay, và lòng bàn tay. Với bé 3 tuổi, Bộ Y Tế Hoa Kỳ cho rằng kỹ năng vận động sẽ phát triển bằng việc bé bắt đầu tạo ra hoặc vẽ những hình tròn và cầm kéo đúng cách hơn. Khi lên 4 tuổi, bé bắt đầu tạo được những hình vuông và cắt các đườmg thẳng. Các trường mầm non đang phát huy việc sử dụng kéo cho bé vì chúng giúp bé phát triển kỹ năng viết sau này.

2. Phát triển ngôn ngữ

Quá trình sáng tạo nghệ thuật hoặc mô tả chúng tạo điều kiện cho bé làm giàu vốn từ vựng của mình (màu sắc, hình dáng, hành động…). Với các bé nhỏ, ba mẹ có thể thực hiện những hoạt động giản đơn như vo tròn giấy và nói “banh”. Khi vào tiểu học, các em sẽ có khả năng vận dụng những từ ngữ miêu tả để nói về sự sáng tạo hoặc cảm xúc của mình khi ngắm nhìn những tác phẩm nghệ thuật khác.

3. Ra quyết định

Theo báo cáo của Hội Mỹ Thuật Hoa Kỳ, giáo dục nghệ thuật củng cố kỹ năng giải quyết tình huống và kỹ năng tư duy cho bé. Trong quá trình tạo nghệ thuật, những trãi nghiệm về sự lựa chọn cũng như việc đưa ra quyết định sẽ có ảnh hưởng đến những mặt khác trong cuộc sống. Theo Mary Ann Kohl, một nhà nghệ thuật học và tác giả của các sách về giảng dạy nghệ thuật cho trẻ: “Nếu các bé có cơ hội khám phá, tư duy, vận dụng, và thực hành những ý tưởng mới mẻ thì sự sáng tạo của bé sẽ thăng hoa.”

4. Tư duy hình tượng

Việc vẽ tranh, nắn hình tượng đất sét, và xâu những chuỗi hạt giúp bé phát triển kỹ năng rất quan trọng- kỹ năng trực quan thị giác. Khoảng 2-3 tuối, bé đã có thể mở điện thoại hoặc máy tính bảng, điều này cho thấy trước khi biết đọc, bé đã có khả năng thu thập thông tin bằng thị giác. Những thông tin này trong các thiết bị điện tử, sách, và tivi chính là những hình ảnh, hoặc vật thể 3 chiều mang tính gợi ý. Theo Giáo sư Kerry Freedman, trưởng khoa Giáo dục Nghệ thuật và Thiết kế, “Ba mẹ nên hiểu rằng, khác với thế hệ trước, ngày nay các bé học rất nhiều từ những hình ảnh mang tính minh họa. Ngoài các bài đọc và con số, các bé cần được học hỏi nhiều hơn nữa về thế giới xung quanh. Việc giáo dục nghệ thuật sẽ giúp các bé làm thế nào để chuyển tải, bình phẩm, và vận dụng những thông tin hình ảnh hợp lý cho mình.” Những kiến thức về mỹ thuật, như biểu tượng, đóng vai trò quan trọng giúp bé trở thành người tiêu dùng thông minh trong thế giới đầy những hình ảnh logo quảng cáo.

5. Sự sáng tạo

Khi bé được khuyến khích thể hiện chính mình và mạnh dạn trong sáng tạo, bé sẽ phát huy khả năng tìm tòi sự mới mẻ - một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống tương lai của bé. Kohl cho rằng “Xã hội ngày nay cần những công dân có tính sáng tạo và đổi mới thay cho những công dân chỉ biết đi theo lối mòn cũ. Nghệ thuật là cách khích lệ những quá trình và những trãi nghiệm tư duy cho hoàn thiện hơn.”

6. Sự nhận thức về văn hóa

Khi chúng ta sống trong xã hội đa văn hóa, hình ảnh của các phương tiện truyền thông có thể tạo nên những thông điệp kết hợp. Freedman cho rằng “Khi bé chơi món đồ chơi mang tính phân biệt chủng tộc hoặc giới tính, bé sẽ bị chịu ảnh hưởng bởi thông điệp ấy từ chính hình thức của món đồ chơi đó (chẳng hạn màu sắc, hình dáng, chất liệu của tóc).” Giáo dục bé nhận định được sự lựa chọn của người họa sỹ trong tác phẩm của họ giúp bé hiểu đươc sự truyền tải của tác giả vào tác phẩm của họ.

7. Nâng cao khả năng học thuật

Các nghiên cứu cho thấy có sự tương quan giữa nghệ thuật và sự thành đạt. Hội Nghệ Thuật Hoa Kỳ nhận định rằng những bé tham gia vào các hoạt động nghệ thuật thường xuyên (1 tuần 3 ngày, 3 tiếng mỗi ngày trong 1 năm) có tỷ lệ thành đạt gấp 4 lần trong học đường, trong các cuộc thi toán, khoa hoc, luận văn, hoặc thơ văn so với các bé không tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.

Đăng ký tại Gymboree để trải nghiệm lớp học giáo dục sớm hàng đầu thế giới cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi.

Nguồn: www.pbs.org. Tác giả: Grace Hwang Lynch

Cùng với việc chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, những năm qua, các trường học ở Giao Thuỷ đã đẩy mạnh phát triển phong trào văn hoá, văn nghệ, tạo khí thế vui tươi, phấn khởi trong môi trường học đường, góp phần thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Caác hoạt động văn nghệ cho bé 10-15 tuổi
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của Trường Mầm non Hoành Sơn nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi (1-6) năm 2019.

Toàn huyện hiện có 22 trường mầm non, 29 trường tiểu học, 23 trường trung học cơ sở, 5 trường trung học phổ thông, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. Hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, hàng năm, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện chỉ đạo các nhà trường xây dựng quy chế nếp sống văn hoá theo đặc thù mỗi cấp học. Các nhà trường luôn xác định việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động văn hóa, văn nghệ là một trong những nhiệm vụ quan trọng, tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh. Ở một số địa phương, phụ huynh học sinh đã tự nguyện đóng góp kinh phí, mua tặng các nhà trường các thiết bị: loa, đài, âm ly… để phát triển các hoạt động văn hoá, văn nghệ. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11), Ngày Thành lập Đoàn (26-3), lễ khai giảng năm học mới, lễ tổng kết năm học, nhiều trường tổ chức chương trình văn nghệ đặc sắc với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Ở bậc học mầm non, hầu hết các trường đều thành lập đội văn nghệ với số lượng từ 10-15 em, sinh hoạt đa dạng các thể loại như: múa dân gian, nhảy đương đại, kể chuyện, đọc thơ. Hoạt động văn nghệ ở các nhà trường gồm hai hình thức: Tổ chức đội văn nghệ giáo viên và xây dựng phong trào ca hát thường xuyên trong các lớp học để phát triển năng khiếu cho các em. Nhiều trường mầm non ở các xã: Giao Thịnh, Hoành Sơn, Giao Châu, Giao Thanh, Thị trấn Quất Lâm, Thị trấn Ngô Đồng… đã quan tâm đến việc phát triển việc giáo dục thẩm mỹ, thể chất cho các bé thông qua các hội thi: “Bé khỏe, bé ngoan”, “Bé kể chuyện, hát hay”, “Bé khéo tay, hay làm”… Bên cạnh đó, vào dịp Tết Trung thu, Ngày hội đến trường của bé, Ngày Quốc tế thiếu nhi (1-6)… các bé còn được tham gia nhiều hoạt động có ý nghĩa mang tính cộng đồng như: cắm trại, tham quan và chơi các trò chơi dân gian: nhảy bao bố, bịt mắt đánh trống, bịt mắt bắt dê, kéo co… Xã Bình Hoà có 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở. Với phương châm “Vui để học, khoẻ để cống hiến”, phong trào văn hóa, văn nghệ trong các trường học ở xã không chỉ thu hút các em học sinh tham gia mà còn có sự “góp mặt” của nhiều cán bộ, giáo viên. Ở Trường Mầm non Bình Hoà, vào dịp lễ, tết, nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ trường tổ chức với mục đích để giáo viên và các em học sinh có cơ hội giao lưu và thể hiện tài năng nghệ thuật. Ngoài ra, các thành viên trong đội văn nghệ nhà trường còn tích cực tham gia biểu diễn trong các lễ hội truyền thống tại các di tích lịch sử - văn hoá: Đền - Chùa Diêm Điền, Đền - Chùa Hoành Đông... Trường Mầm non Giao Hương với đội ngũ giáo viên giàu tâm huyết với nghề thường xuyên tham gia các chương trình văn nghệ của xã, của huyện. Cô Nguyễn Thị Cúc, quyền Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Để khơi dậy tình yêu nghệ thuật cho các em, nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa và xây dựng phong trào ca hát thường xuyên ở các lớp. Vừa qua, tại Lễ đón Bằng công nhận danh hiệu “Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II”, “Trường chuẩn xanh, sạch, đẹp, an toàn” (tháng 4-2019), chương trình văn nghệ được nhà trường tổ chức có sự tham gia của hơn 20 giáo viên và các bé độ tuổi từ 4-5 tuổi, biểu diễn nhiều tiết mục ca múa nhạc dân gian, đương đại. Phong trào ca hát ở Trường Mầm non Giao Hương đã khơi dậy niềm đam mê, sáng tạo nghệ thuật trong mỗi giáo viên, học sinh, tạo sự đoàn kết, gắn bó giữa các giáo viên với các cháu mầm non. Phong trào văn nghệ tại các trường tiểu học, trung học cơ sở trong huyện cũng phát triển sâu rộng với các hình thức: múa hát, đọc thơ, vẽ tranh cổ động, làm báo tường, thi cắm hoa, dẫn chương trình... Nhiều trường có phong trào văn nghệ phát triển mạnh như: Tiểu học Giao Phong, Tiểu học Bình Hoà, Trung học cơ sở Giao Thuỷ, Trung học cơ sở Giao Thiện… Vào sáng thứ hai hàng tuần, lễ chào cờ tại các trường đều có các tiết mục văn nghệ do các lớp trực tuần biểu diễn với thời lượng từ 15-20 phút theo các chủ đề: Phòng chống tệ nạn xã hội, An toàn giao thông, Giáo dục kỹ năng sống, Giáo dục STEM... Trong chương trình học cơ bản của bậc học tiểu học và trung học cơ sở đều có tiết học Âm nhạc; trong đó, bậc tiểu học 4 tiết/tuần, bậc trung học cơ sở 2 tiết/tuần. Trường Trung học cơ sở Giao Thuỷ là cơ sở giáo dục chất lượng cao của huyện với 16 lớp, trên 630 học sinh. Thầy Trần Văn Chung, giáo viên dạy âm nhạc của trường cho biết: Học nhạc, các em không chỉ được luyện giọng, cung cấp kiến thức về nhạc lý mà còn giúp giải trí, giảm căng thẳng sau mỗi giờ học. Do đó, học sinh rất thích thú khi tham gia tiết học này. Bậc trung học phổ thông của huyện có nhiều đơn vị điển hình trong phong trào văn nghệ học đường; tiêu biểu như các Trường Trung học phổ thông: Giao Thuỷ, Giao Thuỷ B, Giao Thuỷ C, Quất Lâm, Thiên Trường. Các trường đều thành lập nhiều mô hình câu lạc bộ như: Câu lạc bộ Văn học, Câu lạc bộ tiếng Anh, Câu lạc bộ Nhạc hoạ, Câu lạc bộ thể chất, Câu lạc bộ văn nghệ…; trong đó, các câu lạc bộ văn nghệ có số lượng từ 15-25 học sinh, sinh hoạt đa dạng các thể loại ca múa nhạc tổng hợp. Tại các trường, nhiều thế hệ học sinh được rèn luyện, phát triển tài năng và trở thành những hạt nhân văn nghệ tiêu biểu. Không chỉ tham gia sinh hoạt trong đội văn nghệ của trường, nhiều em còn tập hợp những người có cùng sở thích, đam mê để thành lập những nhóm, câu lạc bộ: nhạc kịch, múa dân vũ, nhảy hiện đại… Tiêu biểu là Câu lạc bộ Âm nhạc Giao Thuỷ có gần 40 thành viên, đa số là học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện. Các thành viên trong Câu lạc bộ còn là những người tích cực tham gia phong trào văn nghệ tại địa phương và các hội diễn nghệ thuật quần chúng do Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện tổ chức. Những hoạt động này giúp các em có dịp thử sức và thể hiện mình ở các sân khấu ngoài trường học. Trên nền tảng phát triển phong trào văn hoá, văn nghệ trường học, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Giao Thủy duy trì tổ chức Tuần lễ Văn hoá - Giáo dục vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11) hàng năm. Đây là cơ hội để huyện đánh giá chất lượng công tác giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và thể chất trong các nhà trường, tuyển chọn những học sinh có năng khiếu văn nghệ, thể thao để bồi dưỡng, tham gia các hội thi, hội diễn của huyện, của tỉnh.

Việc xây dựng và phát triển phong trào văn nghệ trong các trường học ở Giao Thuỷ đã khơi dậy niềm đam mê, sáng tạo nghệ thuật trong mỗi giáo viên, học sinh. Nhiều năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tích cực tuyển chọn những hạt nhân văn nghệ trường học tiêu biểu làm lực lượng nòng cốt tham dự hội thi “Giai điệu tuổi hồng” toàn tỉnh và đoạt nhiều giải cao./.