Các chức vụ trong lớp học cấp 3

Trong các đơn vị trường học, dù lớn hay nhỏ thì các chức danh đều phải có và cũng đồng nghĩa với chuyện tăng nhân sự và tăng thêm tiền chi trả lương, phụ cấp hàng tháng. Một sự lãng phí đến vô cùng.

Hiện nay, các đơn vị trường học có quá nhiều chức danh. Ngoài Ban Giám hiệu ra thì có Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn thanh niên, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên phụ trách ngoài giờ, phổ cập, giáo viên làm công tác giáo dục cộng đồng. Rồi nhân viên kế toán, văn thư, thủ quĩ, thư viện, thiết bị, y tế học đường... Những trường THCS và Tiểu học còn thêm chức Tổng phụ trách Đội. Những thành phần này ngoài lương thì đa số có thêm phụ cấp chức vụ hoặc phụ cấp trách nhiệm…

Chúng ta cứ nói mãi chuyện không bố trí được nguồn tiền để tăng lương cho người hưởng lương theo ngân sách nhà nước. Nhưng, với cách bố trí nhân sự hiện nay rõ ràng vô cùng cồng kềnh và tốn kém. Chỉ riêng tiền phụ cấp cho những vị “cán bộ” này cũng ngốn một lượng lớn ngân sách hàng năm. Trong khi nhiều vị trí, chức danh thực hiện không hiệu quả hoặc quá chồng chéo nhiệm vụ nên gây lãng phí cho ngân sách nhà nước và ngay cả kinh phí hoạt động của từng đơn vị trường học.

Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT/BGĐT/BNV của Bộ Giáo dục - đào tạo và Bộ Nội vụ, ban hành ngày 23/8/2006 đã Hướng dẫn định mức biên chế ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập: Đối với cấp Tiểu học và THCS thì Trường loại I mới được bố trí 2 phó Hiệu trưởng, Trường loại 2, 3 thì chỉ được bố trí 1 phó Hiệu trưởng. Trường THPT thì trường loại I bố trí 3, loại II bố trí 2 và loại III bố trí 1 phó Hiệu trưởng. Nhưng, phần nhiều các địa phương đều bố trí tăng 1 phó Hiệu trưởng, nhất là đối với trường loại II. Cũng tại Thông tư liên tịch này hướng dẫn rất cụ thể về định mức biên chế về các chức danh Thư viện, Thiết bị, Văn thư - Thủ quĩ, Kế toán và Y tế học đường. Những trường loại II, III phần lớn các chức danh này có thể một người kiêm nhiệm hai chức danh nhưng phần lớn các trường thường bố trí mỗi người một chức danh.

Ngoài ra, những năm gần đây khi chúng ta chủ trương mỗi xã có một trung tâm giáo dục cộng đồng nên cũng đồng thời có 1 giáo viên làm công việc này với tên gọi là phó Giám đốc Trung tâm giáo dục cộng đồng. Nhưng, phần lớn các xã chưa có trung tâm, nên các trung tâm này chỉ hoạt động trên danh nghĩa hình thức. Mỗi tuần, giáo viên này đến xã một vài lần “điểm danh” rồi ngồi phòng này một chút, ngồi phòng kia một chút… rồi về. Nhiệm vụ cụ thể như thế nào, làm gì thì liên quan đến rất nhiều ban ngành của địa phương nên những trung tâm này đi vào hoạt động chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều người lợi dụng chức danh này để đưa những giáo sinh mới ra trường vào công việc này, sau một năm hết tập sự thì tìm cách để được hợp đồng dài hạn và chuyển công tác về trường dạy lớp. Giáo viên phụ trách phổ cập thì chỉ có mỗi nhiệm vụ là “lấp” hồ sơ cho “hợp thức hóa” số học sinh bỏ học để mỗi năm 1-2 lần cấp trên về kiểm tra và “công nhận” rồi thôi...

Trong một lần họp Hội đồng sư phạm nhà trường, một giáo viên nơi chúng tôi công tác đã có ý kiến: “Theo tôi thì BCH Công đoàn nên bầu ít thôi, chỉ vài người nhưng làm việc hiệu quả chứ trường mình có 50 người mà có tới 9 người trong BCH, cộng thêm 8 vị Tổ trưởng chuyên môn kiêm Tổ trưởng công đoàn là 17 người, mỗi tháng trả hết quá nhiều tiền phụ cấp. Trong khi kinh phí công đoàn ít mà dành đến 1/3 kinh phí để trả phụ cấp thì còn đâu tiền mà thăm hỏi anh em khi ốm đau, còn đâu kinh phí cuối năm mua gói quà tượng trưng cho mỗi cán bộ giáo viên nữa. Rồi, còn phải lo kinh phí để hoạt động phong trào cho đơn vị nữa”.

Dù kinh phí công đoàn là tiền anh em trong đơn vị đóng góp hàng tháng nhưng cũng cho thấy chỉ một tổ chức trong đơn vị mà có tới 1/3 giáo viên kiêm nhiệm thì trong vô vàn “chức danh” trong các đơn vị trường học, ngân sách của chúng ta đang phải oằn mình chi trả biết bao nhiêu?

Quá nhiều chức danh chồng chéo nhiệm vụ, hoạt động không hiệu quả, cầm chừng, thậm chí có những chức danh chỉ là hình thức, không có tác dụng gì. Những chức danh ấy có thể kiêm nhiệm được như Thư viện - thiết bị (phần lớn là vài đầu sách cũ, rách; thiết bị lạc hậu, hư hỏng); Phổ cập; Giáo dục cộng đồng; Văn thư - Thủ quĩ - Kế toán; Hiệu phó phụ trách ngoài giờ - BCH Đoàn; BCH công đoàn, Tổng phụ trách Đội đối với trường loại II, III (đối với trường dưới 18 lớp, trừ khu vực miền núi, hải đảo thì chức danh này chỉ được biên chế ½ giáo viên)... Nếu chúng ta bố trí tinh, gọn vừa phát huy được hiệu quả công việc, tránh chồng chéo và đùn đẩy trách nhiệm cho nhau và mỗi năm, mỗi đơn vị trường học giảm được hàng trăm triệu tiền lương, tiền phụ cấp chức vụ, trách nhiệm… Nhiều đơn vị như thế, cả ngành giáo dục như thế… Mỗi năm có thể tiết kiệm cho ngân sách hàng ngàn tỉ đồng - một số tiền lớn có thể đầu tư, thúc đẩy giáo dục phát triển.

Nguyễn Cao

Ðiều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng cho tất cả các lớp học sinh, sinh viên (HSSV) Trường Đại học Công nghệ GTVT, bao gồm: hệ chính quy, vừa làm vừa học, hệ đào tạo liên thông.

2. Ban cán sự lớp do tập thể HSSV trong lớp bầu ra, được Trưởng khoa, Giáo viên chủ nhiệm - Cố vấn học tập (GVCN - CVHT) xem xét và Phòng công tác HSSV trình Hiệu trưởng ra quyết định công nhận. Nhiệm kỳ của Ban cán sự lớp theo năm học.

3. Ban cán sự lớp đại diện cho lớp HSSV chịu trách nhiệm trước Nhà trường về toàn bộ hoạt động học tập, rèn luyện, đời sống của lớp trong thời gian đào tạo.

Điều 2. Cơ cấu tổ chức và tiêu chuẩn của Ban cán sự lớp

1. Cơ cấu tổ chức
Ban cán sự lớp gồm 03 người, trong đó có 01 lớp trưởng, 01 lớp phó học tập và 01 lớp phó đời sống.

2. Tiêu chuẩn của Ban cán sự lớp a) Có tư cách đạo đức tốt, không bị bất kỳ hình thức kỷ luật nào. Tích cực, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác tập thể, có lối sống lành mạnh, được HSSV trong lớp yêu mến, tín nhiệm. Gương mẫu trong việc thực hiện nội quy, quy chế cũng như các hoạt động tập thể khác. b) Có điểm trung bình chung học tập xếp loại TBK trở lên, số môn thi lại không quá 20%. Đối với HSSV năm thứ nhất dựa vào kết quả thi tuyển sinh vào trường và tinh thần xung phong (sau một học kỳ bầu tín nhiệm lại).

c) Có khả năng vận động và tập hợp quần chúng tốt; có khả năng diễn đạt và giao tiếp, thường xuyên liên hệ với GVCN - CVHT của lớp, Khoa, phòng Công tác HSSV và các đơn vị của Nhà trường để giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của HSSV trong lớp.

Ðiều 3. Nhiệm vụ của Ban cán sự lớp

1. Nhiệm vụ của lớp trưởng.  Lớp trưởng là người điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động của lớp và của từng thành viên trong lớp, thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổ chức, quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình đào tạo của Nhà trường và tham gia các hoạt động xã hội do các tổ chức đoàn thể phát động; - Tham dự đầy đủ, đúng giờ các phiên họp theo quy định hoặc theo giấy mời;  - Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, quy định về học tập và sinh hoạt của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Nhà trường. Xây dựng và thực hiện nề nếp tự quản đối với các thành viên trong lớp; - Truyền đạt và tổ chức lớp thực hiện các chỉ thị, thông báo, văn bản của Nhà trường, Khoa, Phòng Công tác HSSV; - Phản ánh tình hình của lớp, đề xuất những kiến nghị của lớp về những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của HSSV trong lớp với GVCN - CVHT, Khoa, Phòng công tác HSSV và Nhà trường để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của HSSV trong lớp. Tổ chức động viên những HSSV trong lớp gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện và đời sống; - Chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp của GVCN - CVHT, của Khoa chủ quản; thường xuyên liên hệ với phòng chức năng, Khoa để báo cáo về tình hình lớp; xin ý kiến tư vấn nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến diễn biến tư tưởng, học tập, rèn luyện và sinh hoạt của HSSV trong lớp. - Tổ chức và chủ trì sinh hoạt lớp theo thời khóa biểu, mời GVCN - CVHT dự để kiểm điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ học tập, thực hiện các nội quy, quy định của Trường trong tháng, bình xét Điểm rèn luyện tháng, đề ra nhiệm vụ cho tháng tiếp theo; tổ chức họp lớp đột xuất theo yêu cầu của Khoa, Trường; - Chủ trì các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, bình xét thi đua khen thưởng đối với cá nhân và tập thể; - Liên hệ với giáo viên để chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho học tập; đôn đốc các HSSV trong lớp đi học đầy đủ, đúng giờ, nghiêm túc. Phối hợp cùng giáo viên để điểm danh và ghi sổ theo dõi giảng dạy; - Liên hệ với phòng Đào tạo, phòng Đảm bảo chất lượng đào tạo, Khoa để nhận kế hoạch học tập và thời khóa biểu; - Phối hợp với chi Đoàn TNCSHCM và Hội Sinh viên trong các hoạt động của lớp cũng như hoạt động của Trường.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám hiệu, Phòng, Khoa và GVCN -CVHT trực tiếp giao cho.

2. Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách học tập Lớp phó phụ trách học tập là người giúp lớp trưởng điều hành, quản lý các hoạt động liên quan đến học tập của lớp và của từng thành viên trong lớp, cụ thể: - Giúp lớp trưởng điều hành và quản lý lớp, đôn đốc lớp thực hiện nghiêm túc Quy chế và các Quy định của Nhà trường; - Liên hệ với phòng Ðào tạo, phòng Đảm bảo chất lượng đào tạo, Khoa, giáo viên phụ trách môn học để nhận kế hoạch học tập (lý thuyết, thực hành, danh sách dự thi và lịch thi kết thúc học kỳ, kết quả thi học phần, kết quả xét lên lớp, danh sách học lại, lịch thi lại, kế hoạch thực tập, thực tập nghề nghiệp, thực tập tốt nghiệp, thi tốt nghiệp…), tổ chức lớp thực hiện đầy đủ và hoàn thành kế hoạch học tập; - Liên hệ với phòng HC-QT, tổ giảng đường và giáo viên phụ trách môn học để chuẩn bị giảng đường, thiết bị phục vụ cho môn học; - Ðôn đốc HSSV đi học đầy đủ, đúng giờ, đảm bảo học tập nghiêm túc; điểm danh, ghi sổ theo dõi giảng dạy đầy đủ, kịp thời;

- Liên hệ với Trung tâm thư viện để đăng ký mượn tài liệu học tập và phân bổ tài liệu cho HSSV của lớp.

3. Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách đời sống Lớp phó phụ trách đời sống là người giúp lớp trưởng điều hành, quản lý các hoạt động liên quan đến đời sống, sinh hoạt của lớp và từng thành viên trong lớp, cụ thể: - Lập danh sách HSSV thuộc diện đối tượng ưu tiên, hoàn cảnh khó khăn báo cáo với GVCN -  CVHT, Khoa, Phòng Công tác HSSV để thực hiện các chế độ chính sách ưu đãi theo quy định. - Tổ chức và quản lý HSSV thực hiện lao động nghĩa vụ và các hoạt động liên quan đến sinh hoạt đời sống, vật chất và tinh thần của lớp; - Tổ chức chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho HSSV trong lớp; động viên, thăm hỏi những HSSV có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, tai nạn...

- Theo dõi việc thực hiện các quy định về HSSV nội, ngoại trú; tổ chức đời sống cho HSSV của lớp trong các đợt đi thực tập ngoài Trường;

Ðiều 4. Bầu cử và bổ nhiệm, miễn nhiệm Ban cán sự lớp

- Ðối với lớp HSSV mới nhập học, Ban cán sự lớp do Phòng Công tác HSSV trên cơ sở thống nhất với Trưởng khoa trình Hiệu trưởng giao nhiệm vụ lâm thời. Nhiệm kỳ của Ban cán sự lớp lâm thời là một học kỳ. - Tháng đầu tiên của học kỳ thứ hai (đối với các lớp năm thứ nhất) hoặc tháng đầu tiên của năm học (đối với các lớp từ năm thứ hai trở đi) lớp tiến hành hội nghị sơ kết học kỳ I (hoặc tổng kết năm học cũ), đồng thời bầu Ban cán sự lớp mới dưới sự chủ trì của GVCN - CVHT. Danh sách phân công Ban cán sự lớp, biên bản bầu cử, phiếu bầu, Biên bản Hội nghị lớp với đầy đủ chữ ký xác nhận được gửi về Khoa và phòng Công tác HSSV tập hợp kết quả, trình Hiệu trưởng ra quyết định công nhận Ban cán sự lớp.

- Trong trường hợp Ban cán sự lớp hoặc một trong các thành viên Ban cán sự lớp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật, GVCN - CVHT đề xuất với Khoa, Phòng Công tác HSSV trình Hiệu trưởng ra quyết định miễn nhiệm, đồng thời bổ nhiệm tạm thời Ban cán sự lớp hoặc thành viên mới trong Ban cán sự lớp.

Ðiều 5. Quyền lợi của Ban cán sự lớp

- Ban cán sự lớp được hưởng các quyền lợi quy định trong Quy chế công tác học sinh - sinh viên, Quy chế tính điểm rèn luyện và các Quy định khác của Nhà trường; - Được Nhà trường xem xét cấp giấy khen khi tập thể lớp hai năm liên tiếp đạt danh hiệu “Lớp học tập tốt, rèn luyện tốt”; - Được ưu tiên xét ở trong ký túc xá của Trường; - Được mời dự các cuộc họp xét kỷ luật HSSV, đối thoại Hiệu trưởng và các hoạt động liên quan đến lớp;

- Mỗi lớp được hỗ trợ 500.000đ/ năm cho Ban cán sự lớp để dùng liên lạc cho các thành viên bằng điện thoại, in ấn tài liệu phổ biến tuyên truyền liên quan đến hoạt động chung của Nhà trường…Nhận hai lần trong năm vào đầu học kỳ.

Ðiều 6. Ðiều khoản thi hành

Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký quyết định ban hành. Các quy định trước đây trái với quy định này đều bị bãi bỏ. Mọi thay đổi trong các điều khoản của quy định này phải do Hiệu trưởng phê duyệt./.