Thế nào là khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập?

Sáng 25-7, Hội khuyến học (HKH) tỉnh Thanh Hóa đã sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2022 và tập huấn công tác khuyến học - khuyến tài (KH, KT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2021-2030.

Thế nào là khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập?

Toàn cảnh hội nghị.

Theo báo cáo, 6 tháng đầu năm công tác tuyên truyền tiếp tục được đẩy mạnh, các cấp HKH trên địa bàn tỉnh đã tập trung củng cố, phát triển cơ sở hội và hội viên. Toàn tỉnh hiện có 797 tổ chức hội cơ sở; 15.840 chi hội, ban khuyến học trực thuộc hội cơ sở; 31 tổ chức hội trực thuộc Tỉnh hội. Các tổ chức hội thu hút 983.905 hội viên tham gia, đạt 27% dân số toàn tỉnh, tăng 25.082 hội viên so với cuối năm 2021.

Thế nào là khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập?

Các đại biểu dự hội nghị.

Công tác xây dựng quỹ khuyến học nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân. Trong 6 tháng đầu năm 2022, HKH tỉnh đã vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm được trên 7 tỷ đồng và 3.994 máy tính bảng. Đến nay, tổng quỹ khuyến học trong toàn tỉnh đạt trên 338,2 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ huy động được các cấp hội đã khen thưởng, trao hàng nghìn suất học bổng cho học sinh, sinh viên đạt thành tích trong học tập và rèn luyện. Tính riêng trong hoạt động Tết Khuyến học Xuân Nhâm Dần 2022 các cấp HKH đã khen thưởng, trao 13.860 suất học bổng cho học sinh, sinh viên với số tiền hơn 6,8 tỷ đồng.

Thế nào là khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập?

Phó Chủ tịch HKH tỉnh Thanh Hóa Bùi Hải Vinh báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2022.

Ngoài ra, hoạt động hỗ trợ nhà trường, xây dựng các mô hình học tập, hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả tích cực. Từ đầu năm 2022 đến nay, các trung tâm học tập cộng đồng trong tỉnh đã mở được 4.182 lớp, chuyên đề ở cả 5 nội nhóm nội dung, thu hút 135.298 lượt người tham gia học tập.

Đối với việc xây dựng các mô hình học tập, tính đến hết tháng 6-2022 toàn tỉnh có 888.734/925.765 gia đình đăng ký xây dựng “Gia đình học tập”, đạt tỷ lệ 96%; 10.397/11.132 dòng họ đăng ký xây dựng “Dòng họ học tập”, đạt tỷ lệ 93,4%; 4.393/4.393 thôn, bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng “Cộng đồng học tập”, đạt tỷ lệ 100%; 2.598/2.630 đơn vị đăng ký xây dựng “Đơn vị học tập”, đạt tỷ lệ 98,8%...

Thế nào là khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập?

Chủ tịch HKH tỉnh Thanh Hóa Vương Văn Việt phát biểu tại hội nghị.

Phát huy kết quả đạt được, HKH tỉnh xác định một số nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2022 đó là: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tham mưu; phối hợp với các ban, ngành đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác KH, KT, xây dựng XHHT; không ngừng nâng cao chất lượng phong trào thi đua, học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong các tầng lớp Nhân dân; huy động mọi nguồn lực xây dựng quỹ khuyến học...

Tại hội nghị các đại biểu đã được quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ; các quyết định, chương trình, kế hoạch của các bộ, ngành, của tỉnh về công tác KH, KT, xây dựng XHHT giai đoạn 2021-2030; nghe báo cáo chuyên đề về xây dựng, tổ chức HKH, về quan điểm, chủ trương phát triển phong trào KH, KT, xây dựng XHHT trong giai đoạn mới…

Phong Sắc

Sáng 17/2, tại Hà Nội, Hội khuyến học Việt Nam đã tổ chức gặp mặt phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí nhằm thông báo những kết quả đã đạt được trong năm 2011 và kế hoạch tuyên truyền năm 2012. Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới các cơ quan báo chí đã cộng tác tích cực, có hiệu quả cùng Hội trong việc tuyên truyền rộng rãi đường lối giáo dục của Đảng, những chủ trương và chương trình giáo dục của nhà nước, nhất là chủ trương xây dựng xã hội học tập; giới thiệu các hoạt động của Hội, đề cao những điển hình về học tập của thế hệ trẻ.... một cách toàn diện, khách quan, kịp thời, qua đó đã hỗ trợ Hội khuyến học thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong cuộc vận động toàn dân tham gia khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, góp phần triển khai Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Bước sang năm 2012, Hội khuyến học Việt Nam mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự cộng tác, phối hợp chặt chẽ hơn nữa của các cơ quan báo chí. Thông báo về những kết quả đã đạt được trong năm 2011, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội khuyến học Việt Nam cho biết: Năm 2011 là năm có phong trào thi đua khuyến học khá sôi nổi, động viên mạnh mẽ các cán bộ, hội viên và lôi cuốn hàng triệu quần chúng đẩy mạnh công tác khuyến học. Trong năm 2011, có 3 sự kiện quan trọng tác động, thúc đẩy phong trào khuyến học phát triển nhanh. Đó là: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ hướng phát triển xã hội học tập và xác nhận vai trò nòng cốt của Hội Khuyến học Việt Nam trong cuộc vận động nhân dân học tập; Nhà nước đã công nhận Hội khuyến học Việt Nam là một tổ chức xã hội mang tính đặc thù, hoạt động trong phạm vi toàn quốc; Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Hội khuyến học Việt Nam là dịp để hội nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ của Trung ương giao “Khuyến học, khuyến tài, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập”, đồng thời nâng cao nhận thức của xã hội về sự nghiệp khuyến học, khuyến tài. Cụ thể, phong trào khuyến học trong năm 2011 đã đạt được những thành quả lớn sau: Chỉ tiêu phát triển hội viên đạt tỷ lệ 10% dân số và phát triển quỹ khuyến học trong toàn quốc đạt mức 10.000 đồng trên một người dân đã được hoàn thành vượt mức trước thời hạn 4 năm. Tổ chức cơ sở của Hội đã được thành lập tại 98,2% xã, phường và thị trấn, 28.453 trường học và 93.274 tổ dân cư, cơ quan doanh nghiệp đã có chi hội hoặc ban khuyến học với mục tiêu phát triển được thực hiện rất tích cực và có hiệu quả rõ rệt. Bên cạnh đó, các hoạt động xây dựng Trung tâm học tập cộng đồng, xây dựng các loại quỹ khuyến học, phát triển gia đình hiếu học... đã trở thành phong trào quần chúng rộng rãi có tính chất toàn quốc. Phong trào thi đua khuyến học tiếp tục được duy trì bền vững, mang lại những lợi ích thiết thực cho việc học tập của thế hệ trẻ cũng như của người lớn.   Đáng chú ý, Hội Khuyến học Việt Nam đã trở thành một trong những lực lượng xã hội tích cực nhất trong việc triển khai chủ trương xây dựng xã hội học tập trên các địa bàn dân cư, phát huy vai trò nòng cốt của mình trong việc liên kết, phối hợp với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ vận động nhân dân tham gia các hình thức học tập trên các địa bàn dân cư. Thông qua cuộc vận động xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học, Hội đã phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, tạo cơ sở vững chắc cho việc đẩy mạnh việc học tập trong nhân dân giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, phong trào khuyến học chưa được triển khai đồng đều giữa các tỉnh, thành; công tác tham mưu, tư vấn cho cấp ủy và chính quyền cũng như công tác tuyên truyền về những vấn đề giáo dục và khuyến học cho nhân dân ở một số địa phương chưa đủ mạnh... Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội khuyến học Việt Nam Phạm Tất Dong nhấn mạnh: Trong năm 2012, Hội khuyến học Việt Nam sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Tham mưu với cấp ủy các cấp sơ kết việc triển khai Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị; tổ chức và tiến hành Đề án xây dựng xã hội học tập tại các tỉnh, thành trong giai đoạn 2011-2020 theo quan điểm “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” được ghi trong văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng; phối hợp với ngành giáo dục nắm lại tình hình học sinh bỏ học, vấn đề bạo lực ở trường học và gia đình ... nhằm khắc phục hiệu quả trong cuộc vận động hỗ trợ hệ thống giáo dục chính quy, hưởng ứng và tích cực tham gia phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; đẩy mạnh công tác tuyên truyền các gương sáng hiếu học, các điển hình khuyến học, khuyến tài, đồng thời tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân để nâng cao hơn nữa nhận thức về xã hội học tập và học tập suốt đời; tiếp tục phát triển các Quỹ Khuyến học các cấp...

Học tập suốt đời, học tập thường xuyên, học tập cho mọi người là tư tưởng chủ yếu của Hồ Chí Minh về sự học và cũng là nội dung cốt lõi của xã hội học tập mà Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng.

  • Giáo sư Nguyễn Xiển - nhà khoa học cả đời theo cách mạng

  • 'Giáo dục nhi đồng là một khoa học'


Chính vì thế, ngày 16/9/2008, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1271/QĐ-TTg lấy ngày 2/10 hàng năm là Ngày Khuyến học Việt Nam để động viên các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; tôn vinh những gương sáng hiếu học, tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác khuyến học, khuyến tài.

Khuyến học là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, khuyến học đã trở thành một phong trào quần chúng rộng khắp đến từng cơ sở, từng gia đình và đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, nhất là tạo cơ hội học tập cho mọi người, trong đó có người nghèo, để cả nước trở thành một xã hội học tập.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước

Thế nào là khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập?

Bác Hồ đến thăm lớp bình dân học vụ phường Lương Yên, Hà Nội ngày 27/5/1956. Ảnh tư liệu

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ đã đề ra cho toàn dân nhiệm vụ đoàn kết chống giặc dốt, giặc đói và giặc ngoại xâm. Phong trào bình dân học vụ phát triển sôi nổi rộng khắp trên cả nước. Chính sách khuyến học, khuyến tài của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó đã phát huy tác dụng to lớn, nhanh chóng nâng cao dân trí, thu hút tầng lớp trí thức tham gia phong trào cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nên thợ, nên thầy thì phải có học”, “Bể học là không bờ”, “Phải học suốt đời, càng giỏi càng phải học, còn làm việc còn phải học, lấy tự học làm cốt”. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, muốn cho nước ta trở thành một nước giầu mạnh, thì dân tộc ta phải trở thành một dân tộc thông thái”.

Sau khi đất nước được hoàn toàn độc lập, Đảng và Nhà nước ta càng quan tâm tới công tác khuyến học. Năm 1986, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới. Mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài của nền giáo dục được khẳng định trong văn kiện Đại hội VI của Đảng.

Trước yêu cầu đó, năm 1993, đồng chí Phạm Văn Đồng đã gợi ý thành lập một đoàn thể xã hội có chức năng hoạt động hỗ trợ sự nghiệp chấn hưng và phát triển giáo dục. Tháng 2-1996, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 122-TTg thành lập Hội Khuyến học Việt Nam.

Ngày 13/4/2007, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 11-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Chỉ thị nêu rõ: Mở rộng và nâng cao chất lượng các phong trào khuyến học, khuyến tài, góp phần hỗ trợ các cơ sở giáo dục trong giảng dạy và học tập; xây dựng gia đình hiếu học; cộng đồng, dòng họ, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị khuyến học. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường, thị trấn; phát triển nhiều loại hình học tập đa dạng, phù hợp với điều kiện và nhu cầu học tập của cán bộ, nhân dân từng địa phương, đơn vị…

Ngày 16/9/2008, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1271/QĐ-TTg lấy ngày 2-10 hằng năm là Ngày Khuyến học Việt Nam để động viên các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; tôn vinh những gương sáng hiếu học, tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác khuyến học, khuyến tài.

Kết quả công tác khuyến học những năm gần đây

Mục đích của công tác khuyến học, khuyến tài là góp phần xây dựng một xã hội học tập. Xây dựng xã hội học tập được hiểu là quá trình cải cách giáo dục từ phương pháp “khoa cử, khép kín, dạy một lần cho cả đời người học” thành “giáo dục mở thường xuyên cho mọi người học suốt đời”.


Cả nước có hàng trăm nghìn chi hội khuyến học. Các chi hội khuyến học ở các địa bàn hoạt động rất đa dạng, từ bản, làng, thôn, xóm, khóm ấp đến cụm dân cư, tổ dân phố, trường học, dòng họ, doanh nghiệp.

Thế nào là khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập?

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tặng quà các em học sinh, sinh viên giỏi tiêu biểu toàn quốc, chiều 29/9. Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN

Nhờ có lực lượng đông đảo và hoạt động đều khắp, hội khuyến học chính là cơ sở để xây dựng xã hội học tập trên cả nước. Trung tâm học tập cộng đồng trải đều, tạo cơ hội học tập và nâng cao tri thức cho người dân địa phương. Nhiều trung tâm học tập cộng đồng đã mở các lớp học tại thôn bản (nhất là ở những xã có diện tích quá rộng, dân cư thưa, đường sá không thuận lợi).

Các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” được Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam triển khai thí điểm từ năm 2014 theo Đề án 281 của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”. Theo báo cáo của 42 tỉnh, thành, các mô hình thí điểm đã có trên 211.800 gia đình, hơn 6.300 dòng họ, 7.246 cộng đồng, trên 3.400 đơn vị, hơn 1.800 xã, phường, thị trấn và 380 quận, huyện, thị xã tham gia. Sau 1 năm triển khai, các mô hình đều đạt kết quả khả quan, hầu hết các tiêu chí đặt ra trong các mô hình đều đạt từ 60% trở lên, góp phần khơi dậy truyền thống hiếu học, xây dựng xã hội học tập ở cơ sở.

Thực tế cho thấy, ở đâu có phong trào khuyến học, khuyến tài tốt, thì ở đó việc tổ chức dạy, học trong và ngoài nhà trường, việc chăm lo học tập, rèn luyện đạo đức cho các cháu học sinh, sinh viên sẽ có nhiều thuận lợi; có điều kiện cho người lớn tuổi học tập, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, khuyến học đã trở thành một phong trào quần chúng rộng khắp đến từng cơ sở, từng gia đình và đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, nhất là tạo cơ hội học tập cho mọi người trong đó có người nghèo, để cả nước sẽ trở thành một xã hội học tập.

Phương Thảo (TTXVN)

Thế nào là khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập?

Nhà sử học Trần Huy Liệu, người sáng lập ngành khoa học xã hội

Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, Giáo sư Trần Huy Liệu (1901-1969) được cử làm Bộ trưởng Bộ Thông tin Tuyên truyền và đảm đương nhiều trọng trách khác. Nhưng có lẽ, đóng góp xuất sắc nhất của ông chính là việc gây dựng ngành khoa học xã hội, tiền thân của Viện Khoa học xã hội.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Ngày khuyến học,
  • khuyến tài,
  • xã hội học tập,
  • tư tưởng hồ chí minh,