Các khanh nghĩ thế nào có ý nghĩa gì

Các khanh nghĩ thế nào có ý nghĩa gì
Đặt câu hoặc viết đoạn văn ngắn có sử dụng: (Ngữ văn - Lớp 8)

Các khanh nghĩ thế nào có ý nghĩa gì

1 trả lời

Nêu những lỗi thường gặp khi sử dụng từ (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Tìm cụm danh từ trong đoạn văn sau (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

      >>Qua tìm hiểu tôi thấy đa số nhân dân đồng tình

Các khanh nghĩ thế nào có ý nghĩa gì

      ĐB NGÔ VĂN MINH  (QUẢNG NAM): Thủ đô phải đủ sức cạnh tranh với các nước ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương là cạnh tranh cái gì, cạnh tranh như thế nào?
      Tại sao Hà Nội lại phải là loại thủ đô đa chức năng mà không phải là thủ đô đơn chức năng hoặc ngược lại. Thủ đô phải xứng tầm là trái tim của cả nước, là trung tâm đầu não về chính trị, hành chính quốc gia và mong ước của nhân dân Việt Nam. Nhưng có cần phải có quy mô dân số đông từ 10-12 triệu người như vậy không? Diện tích tự nhiên rộng lớn như thế không, có cần phải có nhiều trường đại học, có nhiều bệnh viện, nhiều nhà máy, công ty, xí nghiệp như đề án của Chính phủ đã trình không?       Có nên xây dựng Thủ đô xứng tầm, đủ sức cạnh tranh trong khu vực châu Á Thái Bình Dương hay không? Tôi không hiểu được từ “xây dựng Thủ đô chúng ta phải đủ sức cạnh tranh với các nước ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương là cạnh tranh cái gì, cạnh tranh như thế nào?       Theo tôi trong 9 tiêu chí cơ bản của đề án mở rộng thủ đô Hà Nội có nhiều điểm chưa thật hợp lý. Quỹ đất không đủ lớn làm giảm áp lực cho Hà Nội và khu vực nội thành, bây giờ chúng ta thiếu đất thì thiếu bao nhiêu? Hiện nay Hà Nội có 920 km2 thì còn bao nhiêu đất chưa sử dụng hết- cũng cần phải làm rõ vấn đề này. Chúng ta không công khai dự án để nhiều người biết, chúng ta nói vấn đề này nhạy cảm, làm đất đai lên giá. Nhưng chính ra chúng ta phải công khai mới đúng, thì mới lộ diện ra những người đầu cơ đất vì mục đích trục lợi, không phải vì lợi ích của nhân dân, của đất nước. Tôi xin đề nghị QH nên thảo luận thống nhất chủ trương về việc mở rộng Hà Nội để Chính phủ tiếp tục nghiên cứu mở rộng đến đâu là hợp lý, trên cơ sở đó xây dựng những gì, ở chỗ nào, bao giờ làm phải có lộ trình cụ thể trên một định hướng quy hoạch cụ thể.  Tất cả những vấn đề đó cần phải công khai lấy ý kiến rộng rãi các chuyên gia trong và ngoài nước, các nhà khoa học, văn hóa lịch sử, các nhà nghiên cứu trên tất cả các lĩnh vực để khi QH biểu quyết phải chính xác, phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước nhân dân. Khắc phục việc QH đã quyết định nhưng không chính xác lúc đó trách nhiệm sẽ thuộc về QH, lỗi tại QH như có ĐBQH đã phát biểu ngay trong kỳ họp này. 

Các khanh nghĩ thế nào có ý nghĩa gì

      ĐB NGUYỄN MINH THUYẾT (LẠNG SƠN): Vừa chạy vừa xếp hàng, hậu quả không tốt       So với những việc quan trọng khác thì Đề án này lớn hơn nhiều, nó mang tầm vóc lịch sử, QH phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về quyết định lần này của mình. Cho nên, chúng tôi xin đề nghị Quốc hội hết sức cân nhắc.       Hiện nay có ý kiến đặt vấn đề kỳ này Quốc hội chỉ cần thông qua chủ trương mở rộng Hà Nội thôi, còn quy hoạch cụ thể thì giao Chính phủ. Tôi không đồng tình với cách đặt vấn đề như vậy. Vì tôi cho rằng kiểu vừa chạy vừa xếp hàng như thế thì nó dẫn đến hậu quả không tốt. Thực tế chúng ta đã từng làm một số việc vừa chạy, vừa xếp hàng và chúng ta đã thấy hậu quả rồi.       Tôi chỉ muốn nói một việc rất đơn giản, rất nhỏ ở ngay Hà Nội này. Vào thời kỳ mà cả nước thiếu điện, mà xe điện chạy lừ lừ giữa thành phố, ai cũng thấy khó chịu, lãnh đạo cũng thấy khó chịu, dân cũng thấy khó chịu, đến khi bóc toàn bộ đường ray đi thì dân hả hê, như thế là tốt, nhưng đến bây giờ chúng ta mới thấy là sai lầm, bởi vì nếu có hệ thống xe điện ấy thì có thể nói là giải quyết được nhiều vấn đề về giao thông. Chứ không thể đặt vấn đề là cứ thông qua chủ trương rồi sẽ quyết quy hoạch sau.       Chúng ta nghĩ chúng ta mở rộng Hà Nội là để giải quyết vấn đề giao thông. Nhưng như một ĐBQH phát biểu trước tôi đã nói là đến lúc đó thì người dân từ khắp tất cả các vùng xa xôi vài ba chục cây số cũng lại phải đi xe máy, xe đò về trung tâm Hà Nội này để làm việc với các cơ quan chính quyền Hà Nội vậy thì giao thông giải quyết được hay tắc nghẽn thêm.       Theo tôi cần làm rõ, mở rộng đến đâu, Hà Nội có cần phải mở rộng không? Tôi nghĩ cũng có thể mở rộng, nhưng mở rộng đến đâu? Chúng tôi xin nói là diện tích của Hà Nội hiện nay gấp 1,5 nước Singapor, mà chỉ diện tích như thế Singapor đã xây dựng được một đất nước công nghiệp đàng hoàng không thua kém gì các nước Âu Mỹ. Mình nhà chật do mình bầy biện kém, người ta nói “vụng múa thì lại chê đất lồi”, bây giờ mình lại nói nó chật quá thì tại sao mình lại không sắp xếp lại để cho nó không chật.       Nhưng bây giờ có một vấn đề lớn đặt ra như thế này: Dừng lại dự án này , QH không quyết trong kỳ này thì có ảnh hưởng không? Các đồng chí bên Chính phủ nói rất ảnh hưởng, bởi vì Hà Tây gần như dừng lại rồi, nhiều việc không giải quyết rồi, đã thành lập một số ban trù bị, thành lập Sở này, Sở kia rồi, Hà Nội, Hà Tây đã liên kết thành lập rồi, bây giờ mà dừng lại thì không giải quyết được. Chúng tôi xin nói đây là một việc làm sai, QH chưa hề bàn, tại sao lại đi chỉ đạo dừng các công việc đấy lại, tôi nghĩ rằng đây là một việc phải rút kinh nghiệm và theo tôi không phải vì cái sai ấy mà bây giờ QH cứ phải đâm lao theo lao quyết nhập Hà Tây với Hà Nội. Theo tôi vấn đề này chúng tôi đề nghị Quốc hội hết sức cân nhắc, cân nhắc hết sức thận trọng.

Các khanh nghĩ thế nào có ý nghĩa gì

      ĐB NGUYỄN LÂN DŨNG (ĐĂK LĂK): Chúng tôi làm tròn trách nhiệm trước cử tri, sao phải biểu quyết vội vã?
      Nếu Hà Nội được mở rộng đến 3344,7 km2 thì theo số liệu trên Internet Hà Nội sẽ là Thủ đô lớn thứ ba trên thế giới trong số tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hiệp quốc, chỉ đứng sau vùng Thủ đô Tokyo Yokohama, một vùng có tới 33,2 triệu dân; Những Thủ đô nổi tiếng đều nhỏ hơn rất nhiều.       Mục tiêu của đề án chưa được làm rõ, mục tiêu này phải trả lời được nhiều câu hỏi chẳng hạn như để làm gì? Đem lại lợi ích gì, cho từng giai đoạn cụ thể nào? Lợi ích cho những ai? Trước mắt hay lâu dài? những ai tham gia và ai chịu trách nhiệm? Tốn kém là bao nhiêu tiền? Tiền này lấy ở đâu? Sau khi làm rõ được mục tiêu sẽ phải xem xét phương án nào tối ưu để đạt được mục tiêu này      Sau khi có mục tiêu chung rồi lại phải xét đến từng mục tiêu cụ thể. Muốn như vậy phải lập các quy hoạch tổng thể trên bản đồ, rồi mới tiến hành lấy ý kiến các chuyên gia, lấy ý kiến của đông đảo tầng lớp nhân dân, các đại biểu HĐND cũng như ĐBQH. Chúng tôi muốn làm tròn trách nhiệm trước cử tri của mình thì làm sao có thể biểu quyết vội vã. Tôi chưa thấy bất kỳ lý do gì buộc các ĐBQH vội vã biểu quyết trong kỳ họp này. Các luật không mấy quan trọng cũng còn phải thảo luận qua 2 kỳ họp nữa là chuyện quốc gia đại sự này, giữa lúc trình độ quản lý Thủ đô chưa mở rộng mà còn biết bao lúng túng bất cập như vậy thì khi mở to ra liệu năng lực quản lý có đảm đương được hay không? Trên công luận chưa bao giờ quyết một đề án lớn mà lại có nhiều ý kiến băn khoăn của các nhà khoa học, các nhà quy hoạch, các kiến trúc sư, các nhà văn hóa như đề án này.       Đề án phải trải qua một lộ trình chặt chẽ, đầu tiên là giai đoạn nghiên cứu khả thi với sự tham gia của những cơ quan chuyên môn đủ mạnh và làm việc với sự chỉ đạo của một Ủy ban quốc gia do Chính phủ chỉ định. Bên cạnh đó phải có một Hội đồng phản biện để làm bộc lộ hết tất cả các vấn đề cần làm sáng tỏ cần tháo gỡ trước khi quyết định. Trong giai đoạn thẩm định cần tổ chức một Hội đồng cấp Nhà nước với sự tham gia của các chuyên gia có uy tín trong và ngoài nước, sau khi trải qua các bước này hãy trình lên Chính phủ và Quốc hội.       Tâm tư của đại biểu Quốc hội là muốn được làm sáng tỏ các vấn đề nói trên, được yên tâm bấm nút tham gia quyết định một sự kiện quan trọng này, sau khi các vấn đề nói trên đã được làm sáng tỏ. 

Các khanh nghĩ thế nào có ý nghĩa gì

      ĐB NGUYỄN NGỌC ĐÀO (HÀ NỘI): “Trên vâng mệnh Trời, dưới theo ý dân”
      Tôi ủng hộ phương án mở rộng Hà Nội. 
      Tuy nhiên, nên đặt vấn đề mở rộng Hà Nội như thế nào? Người ta hay nói một câu rất hay là mở rộng Hà Nội nếu theo đề án này của Chính phủ  thì hình như nó đồng nghĩa với khái niệm dịch đô nhiều hơn là khái niệm dịch cư. Để dịch Hà Nội, để mở rộng Hà Nội như thế nào, tôi xin trích lại một câu cũng rất hay trong Chiếu dời đô để chúng ta hiểu cách làm như thế nào của Lý Công Uẩn. Trong Chiếu dời đô, Người viết: Chỉ vì muốn đóng đô ở trung tâm mưu toan việc lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng mệnh Trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước mới lâu dài, phong tục được phồn thịnh, được thế rồng cuộn, hổ ngồi, đặt đúng ngôi nam, bắc, đông, tây xem khắp nước Việt ta chỉ nơi này là thánh địa, thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Trích Đại Việt sử ký quyển 2, trang 241, 242. Chúng ta thấy Hà Nội quan trọng lắm. Bởi vì mỗi khi nói đến Hà Nội và dịch chuyển nó thì phải hết sức quan trọng.       Tôi đề nghị 3 phương án:       Một là Chính phủ thành lập ngay một Uỷ ban đặc trách trực thuộc Thủ tướng bàn về vấn đề lớn này. Uỷ ban ấy quan trọng như thế nào thì Thủ tướng nhìn nhận mời các chuyên gia và mời ai để bàn về việc này.       Hai là trên cơ sở đó Chính phủ sẽ có một tờ trình hợp lý về ý và chặt chẽ về mặt khoa học, được ý Đảng, lòng dân. Chúng ta không lo muộn trình Quốc hội. Khi có một tờ trình đừng phản cảm như Tờ trình vừa rồi, đừng có 8 phút phim phản cảm như vừa rồi. Hãy có một tờ trình nghiêm túc rồi trình Quốc hội. Đấy là phương án thứ nhất.       Phương án thứ hai: Lần này chúng ta thông qua một nghị quyết, nhưng tôi đề nghị chỉ một nội dung thôi, đó là nghị quyết QH nhất trí việc mở rộng Hà Nội và giao cho Chính phủ thực hiện ngay từ giờ đến Kỳ họp thứ Tư để có một tờ trình nghiêm túc và chúng ta thông qua việc mở rộng Hà Nội.       Phương án thứ ba là lãnh đạo các tỉnh sẽ ngồi với Hà Nội. Có một cuộc họp hay một hội nghị mang tính tầm cỡ, Hội nghị lịch sử để quyết định cuối cùng Hà Nội sẽ là bao nhiêu? 

Các khanh nghĩ thế nào có ý nghĩa gì

      ĐB DƯƠNG TRUNG QUỐC (ĐỒNG NAI): Kết thúc Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn viết: “Vậy các khanh nghĩ thế nào”?
      Bản Đề án của Chính phủ có thể vẽ ra một viễn tưởng hơn 20 năm nữa vào năm 2030, hơn 40 năm nữa năm 2050 to đẹp hơn, nhưng cách làm tôi cảm thấy chưa đàng hoàng. Đàng hoàng hiểu theo nghĩa nó phải được xây dựng trên một quá trình chuẩn bị lâu dài, được cân nhắc với một vấn đề hệ trọng của đất nước, nó phải có cơ sở khoa học, đặc biệt trong thời đại chúng ta nó phải hợp lòng dân, điều mà cách đây 1.000 năm Lý Thái Tổ đã nhắc đến: hợp lòng trời, hợp lòng người. Nhưng tất cả những gì diễn ra trong quy trình thực hiện Chính phủ đã chứng minh có 6 năm làm việc cật lực nhưng nhân dân chưa hề biết đến. Tôi là người chép sử, tôi biết chắc rằng vấn đề mở rộng Hà Nội mới đặt ra gần đây, đúng là vấn đề xây dựng vùng Hà Nội điều mà rất nhiều người ủng hộ được đặt ra cách đây 6, 7 năm, những người đại diện cho một số tổ chức nghề nghiệp cũng khẳng định rằng chưa bao giờ được hỏi ý kiến về việc mở rộng Hà Nội, chỉ có bàn thảo về xây dựng Hà Nội mà thôi. Chúng tôi không đủ khả năng thẩm định tương lai của năm 2050, nhưng nếu chúng ta coi hiện tại là tương lai của quá khứ, chúng ta có thể nhìn lại rất nhiều bài học chúng ta chưa học hết. Các vị đã nhắc đến việc Lý Công Uẩn dời đô với áng hùng văn đầy cơ sở khoa học, đầy tinh thần dân chủ, chúng ta không nhắc đến kết thúc Chiếu dời đô này là câu: “Vậy các khanh nghĩ thế nào?” Tức là để hỏi ý kiến quần thần. Chiếu dời đô được ban ra mùa xuân năm Canh Tuất 1010 đến mùa thu năm đó Lý Thái Tổ xa giá dời đô. Trong khi đó ngày 15.3.2008 Chính phủ “ban chiếu” mở rộng thủ đô, ngày 1.7.2008 Chính phủ sẵn sàng thay đổi, chúng ta dám làm nhanh hơn các cụ ngày xưa, chúng ta không dân chủ bằng các cụ ngày xưa, không thận trọng bằng các cụ ngày xưa, đó là sự thực.       Một trong những bằng chứng nhắc đến rất nhiều là Nghị quyết của Bộ Chính trị và Pháp lệnh của Thủ đô, nhưng nếu chúng ta đọc chính văn bản, chúng ta thấy tinh thần rất khoa học, có mục tiêu rõ ràng đến năm 2010 chúng ta đạt những chỉ tiêu ấy, đến nay còn 2 năm nữa mới đến năm 2010, năm 2010 là năm có ý nghĩa khi chúng ta kỷ niệm 1000 năm thủ đô mà chúng ta lại thay đổi bằng một giải pháp mở rộng. Trong khi những chỉ tiêu của Bộ Chính trị chúng ta đã thực hiện được đâu, mặc dù mở rộng là một giải pháp, mà giải pháp chúng tôi cũng rất ủng hộ nếu nó có cơ sở khoa học, nó có lộ trình đầy đủ và đặc biệt nó có một quy trình bảo đảm tính pháp lý và dân chủ của nó.       Điều thứ ba, chúng tôi cũng muốn nói rằng rất nhiều vị nhắc đến lịch sử, đọc sử nhưng chưa hiểu hết lịch sử, bảo vệ thủ đô chúng ta có 2 nguyên lý lớn nhất mà cả Trần Hưng Đạo và Hồ Chí Minh đều nói là thành bền vững nhất chính là lòng người. Xin thưa ĐBQH ở Phú Thọ, chúng ta đánh thắng giặc Tống ở trên bờ sông Như Nguyệt hoặc sang tận bên đất Phú Thọ để chặn đứng chỉ có 2 lần chúng ta coi thủ đô là thành trì thì chúng ta thua. Còn 3 lần nhà Trần khi giặc đến chúng ta bỏ về quê, nơi sức mạnh của nhân dân, chiến tranh nhân dân và khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ Trung ương về Hà Nội thì Bác Hồ vẫn giao cho rất nhiều các đồng chí lãnh đạo quan trọng ở lại củng cố miền Bắc hoặc Thanh Hóa chuẩn bị tinh thần và ngay cả trong 60 ngày đêm đánh Điện Biên Phủ trên không, lực lượng phòng không của chúng ta tỏa khắp cả nước, áo giáp Hà Tây bảo vệ chúng ta, Hải Phòng và nhiều nơi chứ đâu phải chỉ thành phố Hà Nội. Cho nên quan điểm về phòng thủ đất nước tôi nghĩ cũng nên nhìn nhận lại, mặc dù chúng tôi không phản đối việc mở rộng ra, tạo thuận lợi cho sự điều hành trong những tình huống khác nhau. Chính vì thế, chúng tôi nghĩ rằng điều đáng suy nghĩ là tại sao lại vội vã như vậy trước một vấn đề quan trọng như vậy. Trong những lời bình luận của người dân họ đưa ra một cách nhận thức không phải là không đúng rằng nếu chúng ta thực thi một việc quan trọng như thế này thì đây chẳng khác là cuộc du canh vĩ đại của Thế kỷ XXI mà thôi. Mà chúng tôi còn nói thêm rằng, không những chỉ du canh mà chúng ta lại không du cư. Bởi vì tất cả các vị đại biểu người Hà Nội đang sống ở Hà Nội ở đây liệu có sẵn sàng đi lên Hòa Bình, Sơn Tây ở không? Hay chúng ta chỉ có trang trại ở đấy thôi. 

      Tôi xin nói với đồng chí Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, tất cả chúng ta đã điều hành đất nước hơn 50 năm nay, lại có 20 năm đổi mới, tất cả những hệ quả là chiến tranh giao thông chúng ta gây ra, chúng ta nhớ trước kia bước ra khỏi cửa ô Hà Nội là đất rộng mênh mông, lúc đó nếu chúng ta quy hoạch giao thông tỷ lệ, tỷ trọng đúng với tiêu chuẩn quốc tế thì chúng ta có ngay. Nhưng tại chúng ta làm như vậy, chúng ta xử lý như vậy, chúng ta chịu trách nhiệm về nó, chúng ta lại mở rộng để giải quyết, tôi cho đấy là một giải pháp không thực tế. Nếu chúng ta sáp nhập vùng đất nằm ngoài Hà Nội hiện nay thành Hà Nội thì xin nói chúng ta càng khó giải tỏa hơn, vì giá đất ở đấy là giá đất của thủ đô rồi. Chính vì thế tôi xin nói đề nghị Quốc hội có thể chia sẻ với Chính phủ về những ý tưởng mở rộng, nhưng đề nghị làm đúng điều Chính phủ đã đặt ra là xây dựng đồ án thật tốt thì chúng ta sẽ mở rộng.