Các phẩm chất đạo đức của học sinh

1. ĐẶT VẤN ĐỀ1.1. Lí do, sự cần thiết thực hiện đề tài:Từ ngày xưa ông cha ta rất coi trọng về đạo đức chính vì thế mà việc giáodục đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu: “Tiên học lễ hậu học văn”. Hồ ChủTịch đã dạy: “ Dạy cũng như học phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức,là cái gốc quan trọng, nếu không có đạo đức thì tài cũng vô dụng”. Trong nhữngnăm gần đây đất nước ta đang từng bước đổi mới. Vì thế mọi ngành nghề đềuphải thực hiện đổi mới một cách toàn điện. Trong đó ngành giáo dục luôn đượcđặt lên vị trí hàng đầu. Cụ thể là việc đổi mới về dạy học được thực hiện rất tốttuy nhiên công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải được quan tâm nhiềuhơn nữa. Vì tiểu học là bậc học nền tảng, cơ bản cho các cấp học sau, nhiệm vụgiáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là rất quan trọng.Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh thì ngoài việc họctập rèn luyện kiến thức ở lớp, học sinh còn phải tu dưỡng và rèn luyện về đạođức, kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập và ứng xử trong cuộc sống. Tăng cườngđẩy mạnh việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua các hoạt động trong nhàtrường, góp phần nâng cao nhận thức của học sinh, giúp các em có ý thức hơntrong từng hành động, có những ước mơ đẹp trong cuộc sống.Qua thực tế từ các năm học tôi nhận thấy vẫn còn có một số đối tượng họcsinh có hành vi chưa tốt. Làm thế nào để giáo dục đạo đức cho học sinh củamình được tốt hơn đây chính là câu hỏi mà bản thân tôi đã nhiều đêm trăn trở.Vìvậy tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức cho họcsinh lớp 2” để góp phần làm nền tảng, hành vi đạo đức cho các em trong cư xửvới ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo với mọi người và bạn bè cùng trang lứa.Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, để góp phần vào công tác giáo dụcđạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, và qua thực tiễn công tác quản lývà giảng dạy học sinh ở trường Tiểu học Phùng Ngọc Liêm, tôi nhận thấy việcNgười thực hiện: Phạm Thị Ngọc Anh - Trường TH Phùng Ngọc Liêm1Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Lớp 2nắm rõ thực trạng và đề ra biện pháp về công tác giáo dục đạo đức cho học sinhlà một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm. Đó là lý dotại sao tôi chọn đề tài này.•Mục tiêu trong giáo dục đạo đức cho học sinh:Việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm giúp học sinh:- Có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực, hành vi đạo đức vàpháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ giữa các em với gia đình,nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc đưa nhữngchuẩn mực đạo đức đó vào trong nhận thức, lối sống, hành động của các em.- Giúp các em từng bước hình thành kĩ năng tự nhận xét, đánh giá hành vicủa bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đạo đức đúng đắn, kĩnăng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp trong các quan hệ tìnhhuống đơn giản, cụ thể trong cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thựchiện.Dần dần hình thành trong các em thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôntrọng con người, yêu con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tìnhvới cái ác, cái sai, cái xấu.•Đối tượng nghiên cứu:Nghiên cứu về công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường Tiểu họcPhùng Ngọc Liêm•Nhiệm vụ nghiên cứu:Nghiên cứu một số vấn đề về sơ sở lý luận giáo dục đạo đức, tiến hànhđiều tra thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh, phân tích nguyênnhân, tìm ra những yếu tố liên quan đến công tác giáo dục đạo đức học sinh đểtừ đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.•Phương pháp nghiên cứu:Phương pháp nghiên cứu lý luận:2Trên cơ sở những kiến thức về tâm lý, giáo dục học và những quan điểmđường lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếploại, khen thưởng và kỷ luật học sinh.Phương pháp quan sát :Nhìn nhận lại thực trạng trong các năm học vừa qua vẫn còn một vài hànhvi chưa đúng của một số học sinh trong cách cư xử,giao tiếp,xưng hô với bạn bèvà người xung quanh từ đó đưa ra một số biện pháp giáo dục đạo đức cho họcsinh của trường trong những năm học sau.•Thời gian nghiên cứu:Từ tháng 09 năm 2016 đến tháng 5 năm 20171.2.Phạm vi đề tài:Việc giáo dục đạo đức ở đây lấy nền tảng từ những nội dung của môn họcđạo đức lớp 2, nhưng hình thức phổ biến, nội dung giáo dục, rộng rãi trải đềutrên các môn tạo thành quá trình theo dõi và giáo dục thường xuyên, thiết thực.Đưa ra các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phương phápứng xử của giáo viên trên lớp; qua các tiết học, cách định hướng các em tự liênhệ thực tế bản thân để tìm ra cách ứng xử có văn hoá, lễ phép. Ngoài ra còn tổchức những buổi ngoại khoá, sinh hoạt với nhiều hình thức thông qua đó giáodục hành vi đạo đức cho các em. Đối tượng mà tôi đang tìm hiểu và áp dụng làhọc sinh lớp 22. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:Theo điều 30 chương IV điều lệ Trường tiểu học Ban hành kèm theoQuyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo qui định giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạynhưng bên cạnh đó việc giáo dục nhân cách, phẩm chất cho học sinh cũng khôngkém phần quan trọng. Vì thế giáo dục đạo đức cho học sinh một cách có hiệuNgười thực hiện: Phạm Thị Ngọc Anh - Trường TH Phùng Ngọc Liêm3Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Lớp 2quả là trách nhiệm của giáo viên2.1.Thực trạngTrong những năm qua mặc dù đơn vị không có học sinh nào vi phạm đạođức, học sinh đều được đánh giá về mức độ hình thành và phát triển phẩm chấtđạt 100%.Tuy nhiên vẫn còn xuất hiện một bộ phận nhỏ học sinh đã có nhữnglời lẽ thiếu thiện cảm khi tiếp xúc với bè bạn,hay là trong cách xưng hô,nóichuyện với thầy cô giáo,người lớn tuổi chưa được lễ phép. Ở học sinh chúng tavẫn còn tồn tại những biểu hiện chưa tốt trong cách ứng xử với cha mẹ, bạn bè;có em chưa vâng lời cha mẹ - thầy cô - anh chị, nhiều em chưa hình thành ý thứctập thể, bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh chung cho trường lớp và nơi công cộng.Những tình trạng ấy đôi khi vẫn còn xãy ra với những mức độ khác nhau đặcbiệt có những em khi ở trên lớp thì có biểu hiện ngoan, lễ phép... nhưng ngượclại về nhà thì lại không vâng lời, nói năng không lễ phép,hay nũng nịu với chamẹ.Những biểu hiện trên có nhiều yếu tố tác động như: môi trường xã hội, điềukiện sinh hoạt gia đình…. Đạo đức học sinh cũng bị ảnh hưởng rất lớn do nhiềuyếu tố tác động, nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế kinh tế thị trường làm chomọi người trong xã hội bận rộn nhiều với công việc, với những toan tính để làmgiàu mà lãng quên đi một việc hết sức quan trọng là cần phải gần gũi giáo dụcnhân cách cho con cái trong gia đình.Trong cuộc sống hằng ngày tồn tại nhữngsai lệch về đạo đức, xảy ra trước mắt các em đã có những tác động không nhỏđến tâm lý và sự hình thành ý thức đạo đức sai lệch ở các em. Trong khi phươngpháp giáo dục đạo đức của chúng ta chưa thật sự đem lại hiệu quả. Mặt khác cóthể là do chúng ta chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục đạo đức cho học sinhchỉ quan tâm nhiều đến truyền thụ kiến thức.Đặc thù của việc giáo dục đạo đứcchính là ở chỗ giúp học sinh tiếp nhận được những bài học làm người, tạo nên ýthức rèn luyện đạo đức nơi các em, chứ không phải là những câu, những chữ (lýthuyết – giáo điều về đạo đức) mà thầy giáo, cô giáo cố nhồi vào đầu các em màkhông đem lại sự nhận thức nào về đạo đức. Nhiệm vụ của người thầy là không4chỉ giới thiệu dạy dỗ bằng lý thuyết đạo đức mà hơn thế phải giúp các em hiểuđược những giá trị đạo đức đúng đắn, giúp các em trở thành người học tròngoan.Đạo đức là một khía cạnh quan trọng quyết định giá trị tinh thần của mộtcon người. Thế nhưng, những gì mà thầy cô chúng ta làm vẫn chưa đủ. Doquãng thời gian eo hẹp trên lớp học chỉ đủ để giảng dạy các môn theo đúngchương trình quy định, việc lồng ghép, kết hợp giáo dục đạo đức cho học sinhcũng trở nên khó khăn.Trong môi trường giáo dục của chúng ta phải có khenthưởng, động viên và chê trách nhẹ nhàng, tinh tế. Trong tất cả các tiết học, việcđộng viên, khích lệ hoặc chê trách tế nhị đúng cách luôn mang lại hiệu quả lớn.Nhưng khi việc học sinh mắc phải sai phạm, phải chịu hình phạt thế nào chođúng mức, cho hợp lý để đem lại hiệu quả giáo dục.Do đó một nhiệm vụ hết sứcquan trọng đặt ra cho mỗi giáo viên là phải tìm ra những giải pháp tốt nhất,những kinh nghiệm giáo dục có hiệu quả nhằm phổ biến rộng rãi mọi nơi đểcùng nhau giáo dục đạo đức cho học sinh và hi vọng sau này các em có thể trởthành những người tốt, người có ích cho xã hội.Ở lứa tuổi các em việc tự ý thức hành vi chưa rõ nét, các em có thể cónhững suy nghĩ lệch lạc mà không hề biết, qua đó việc tìm hiểu học sinh có suynghĩ như thế nào để uốn nắn các em là một vấn đề không kém phần quan trọngso với việc giúp các em lĩnh hội kiến thức.Vì thế đòi hỏi giáo viên phải gần gũi,thương yêu và luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các em.Như chúng ta đã biết, trong thực tế mọi sản phẩm được làm ra cho dù tốtđến mấy, chất lượng cao đến mấy cũng không thể hoàn hảo tuyệt đối. Một ngườihọc trò có tài mà không có đức thì đối với người giáo viên đó là một kết quảđáng buồn. Làm thế nào để đào tạo được những học sinh vẹn toàn cả tài và đứcđó là mong muốn của mỗi chúng ta. Vì thế để đạt được điều đó đòi hỏi sự nổ lựcvà cố gắng rất nhiều của giáo viên và dĩ nhiên chúng ta phải bắt tay vào việc đàotạo ngay từ bậc Tiểu học nhất là đối với những lớp đầu cấp.Chính vì lí do đó tôiNgười thực hiện: Phạm Thị Ngọc Anh - Trường TH Phùng Ngọc Liêm5Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Lớp 2xin được chia sẻ một số biện pháp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh2.2.Các biện pháp, giải pháp:Trong sự nghiệp trồng người điều quan trọng nhất đối với mỗi giáo viên làphải có tâm với học sinh, từ đó mới tìm ra cách giáo dục các em có hiệu quả mộtcách toàn diện. Giáo viên cần đảm bảo quyền lợi chính đáng, thưởng phạt phânminh, kịp thời và công bằng, không được phân biệt đối xử với học sinh. Khôngcó công thức nào chung nhất cho công tác giáo dục các em, nhưng trước tiên cầnphải có cái tâm, lòng nhiệt tình và phương pháp hợp lý thì sẽ đem lại thànhcông. Phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình và tận tâm với công việc. Phảigần gũi yêu thương tôn trọng học sinh. Mỗi giáo viên thực sự là một tấm gươngsáng cho học sinh noi theo thể hiện qua tư tưởng, tác phong ngôn ngữ, cách làmviệc và ứng xử hàng ngày. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục đạođức học sinh tôi xin đưa ra các biện pháp sau đây.Biện pháp 1: Hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớpĐể giáo dục học sinh có đạo đức tốt trước hết người giáo viên phải gươngmẫu là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, bên cạnh đó để hiểu rõ từng họcsinh của mình bản thân tôi thường tìm hiểu học sinh chẳng hạn như: Đầu nămtôi xem qua lí lịch, học bạ và tìm hiểu thêm thông qua các bậc phụ huynh đểnắm được phần nào về gia đình và học lực của học sinh. Cách tìm hiểu này theotôi thì đạt hiệu quả rất tốt. Ngoài ra tôi còn tìm hiểu học sinh qua từng thói quen,hoạt động của các em ở lớp như: sinh hoạt lớp, giờ ra chơi, những buổi lao động,sinh hoạt sao, sinh hoạt ngoại khóa... trong cách tìm hiểu này tôi đã giúp đỡđược rất nhiều học cá biệt,học sinh chưa ngoan cụ thể như sau:Năm học vừa qua bản thân tôi được chủ nhiệm lớp 2/6, trong lớp có mộtsố học sinh rất nghịch ngợm. Chính vì thế mà tôi thường quan sát các em vàogiờ sinh hoạt ngoại khóa và giờ ra chơi để tìm ra những học sinh có thái độ,6hành vi đạo đức chưa tốt như: nói lời chưa hay với bạn hay xưng hô mày-tao vớibạn, gây gỗ và thậm chí là đánh bạn.... Tôi tìm cách động viên, quan tâm và uốnnắn các em kịp thời.Trong một lớp học với số lượng học sinh khá đông,mỗi emmột tính cách có em suốt ngày không nói một tiếng nào nhưng rất cộc tính sẵnsàng đánh bạn khi bạn chọc ghẹo mình .Có những em có những biểu hiện khôngtốt nhưng thể hiện một cách khá kính đáo khó phát hiện như thỉnh thoảng lấyviết, lấy thước của bạn khi bạn không để ý,lại có những em bộc phát khá rõthường xuyên chọc phá các bạn .Tuy nhiên không phải những em nào khi cónhững biểu hiện không tốt đều dùng chung một biện pháp để giáo dục .Ngườigiáo viên đòi hỏi phải có tầm quan sát ,phải nắm được tâm sinh lí của từng emđể có biện pháp giáo dục phù hợp.Một cách tìm hiểu nữa là phải thường xuyên đến thăm và trao đổi với phụhuynh để tạo sự liên hệ mật thiết giữa giáo viên, phụ huynh và học sinh từ đónắm rõ được hoàn cảnh cụ thể của từng em để có biện pháp giáo dục phù hợp.Biện pháp 2: Xây dựng mối quan hệ đoàn kếtQua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy rằng: chỉ khi nào xây dựng đượcmột tập thể lớp đoàn kết thì các biện pháp giáo dục khác mới đạt hiệu quả cao.Để thực hiện được điều này thì giáo viên cần phải tạo điều kiện cho các em hiểunhau và xử lí các tình huống một cách hợp lí. Ví dụ những em có hành vi đối xửkhông tốt với bạn tôi thường nhắc nhở riêng em. Đối với học sinh bị bệnh nghỉhọc, tôi tổ chức thăm hỏi và phân công học sinh giảng lại bài cho bạn. Đối vớihọc sinh thiếu thốn tình cảm hay e dè, rụt rè, nhút nhát tôi thường xuyên tròchuyện gợi mở cho các em, tạo không khí vui vẻ khuyến khích học sinh thamgia tích cực vào các hoạt động của nhóm, lớp, trường.Lôi cuốn các em vào một sân chơi lành mạnh, vui vẻ... Thường xuyên kểcho các em nghe những câu chuyện về lòng nhân hậu, tình đoàn kết, nói cho cácem biết về tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, nhắc nhỡ họcsinh tham gia tìm hiểu về biển đảo Việt Nam, ... hoặc tổ chức những trò chơiNgười thực hiện: Phạm Thị Ngọc Anh - Trường TH Phùng Ngọc Liêm7Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Lớp 2mang tính tập thể. Mỗi khi nhà trường có những hoạt động nào tôi đều khuyếnkhích các em tham gia, tuyên dương những học sinh có đóng góp nhiều trongcác hoạt động như: văn nghệ, ủng hộ người nghèo... Bên cạnh đó cần phải tổchức và tạo điều kiện để lớp giúp đỡ học sinh khó khăn. Những học sinh cóhoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong việc học tập tôi phân công học sinh khá giỏikèm thêm. Cứ mỗi cuối tháng sẽ tổng kết một lần và tuyên dương những họcsinh có tiến bộ, những nhóm học tập đạt chất lượng..Biện pháp 3: Xây dựng nề nếp thói quen tốt- Lễ độ với mọi người:+ Có thói quen chào hỏi thầy cô và khách khi vào trường.+ Biết xin lỗi khi làm việc sai.+ Biết cám ơn khi nhận quà hoặc khi người khác giúp đỡ mình.+ Biết xưng hô đúng mực với mọi người xung quanh.+ Không nói tục, chữi thề, đánh nhau.+ Biết giúp đỡ mọi người, nhất là người già và trẻ em.- Làm điều tốt:+ Thẳng thắn, trung thực, thật thà, không quay cóp trong khi làm bài kiểmtra.+ Nhặt được của rơi biết trao trả lại cho người mất hoặc đưa giáo viên đểthông báo cho người mất biết.+ Giữ gìn tài sản riêng, tài sản của bạn và của nhà trường.8- Kỷ luật: Thực hiện nghiêm túc các quy định của trường, lớp.Biện pháp 4: Giúp học sinh mạnh dạn trong mọi tình huốngĐối với những học sinh còn rụt rè trong giao tiếp, chưa mạnh dạn trướctập thể tôi luôn nhẹ nhàng, động viên, khích lệ các em từ từ, tránh nóng vội sẽlàm các em hoảng sợ. Trong các giờ sinh hoạt lớp tôi thường kể những mẫuchuyện về gương tốt, việc tốt, những câu chuyện về tấm gương vượt khó. Saumỗi lần kể tôi đều phân tích cặn kẽ nhằm hình thành cho các em một suy nghĩ:con người sống phải có mục đích, phải có ý chí vươn lên.Tôi thường khen trướclớp những học sinh luôn cố gắng và có nhiều tiến bộ,Biện pháp 5: Giáo dục đạo đức cho học sinh qua từng môn họcĐể thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức cho học sinh tôi quan tâm theo dõiviệc giảng dạy của các giáo viên dạy các môn và trao đổi các đồng nghiệp mìnhcần quan tâm giáo dục đạo đức cho các em mọi lúc, mọi nơi. Đối với những đốitượng học sinh có biểu hiện không tốt tôi nhờ các giáo viên theo dõi và giáo dụccác em trong các tiết học.Đối với môn Đạo đức có thể xem là một phương tiện quan trọng để thựchiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, và những hiểu biết trong cuộc sốngcho học sinh một cách trực tiếp, hoàn chỉnh và sâu sắc. Ngoài môn Đạo đức thìtất cả các môn học còn lại đều có tri thức giáo dục trong từng bài học. Do đó,nhiệm vụ của giáo viên là phải cung cấp những tri thức về các hành vi đạo đứcphù hợp cho các em. Giáo viên luôn động viên và nhắc nhỡ các em ý thức họctập tốt vì một khi các em đã có ý thức học tập thì đạo đức của các em sẽ tốt hơn.Biện pháp 6: Thông qua các hoạt động trong nhà trường để giáo dụcđạo đức cho học sinhGiáo dục đạo đức cho học sinh qua hoạt động Đội Thiếu niên tiền phongvì phong trào Đội là phong trào thu hút nhiều học sinh nhất, ở đây học sinh đượcNgười thực hiện: Phạm Thị Ngọc Anh - Trường TH Phùng Ngọc Liêm9Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Lớp 2rèn luyện, vui chơi trong một tập thể đầy tình thương của bè bạn thầy cô. Hoạtđộng Đội là hoạt động phong trào, phong phú và nhiều hình thức, mang tính trựcquan sinh động phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học do đó việc giáo dục đạođức cho học sinh luôn đem lại hiệu quả rất cao. Đặc biệt là phong trào phátthanh măng non hàng tuần vì phong trào này được toàn thể học sinh trong nhàtrường quan tâm và theo dõi.Phối hợp với Tổng phụ trách đội tổ chức các hoạtđộng ngoài giờ cho học sinh. Bên cạnh đó, trong buổi chào cờ đầu tuần vào sángthứ hai việc giáo dục đạo đức học sinh cũng vô cùng quan trọng. Vì đây là buổinhận xét, đánh giá tổng kết và đưa ra phương hướng trong một tuần, có thể giáodục đạo học sinh một cách trực tiếp và hiệu quả. Nêu những gương tốt của cáchọc sinh trong tuần cho học sinh noi theo để giáo dục đạo đức cho các em.Ngoài các hoạt động giáo dục ở trên thì tất cả các thầy cô giáo trong nhàtrường luôn là một tấm gương sáng cho các em noi theo. Các em luôn để ý đếnthầy cô, từ cách ăn nói, đến những cử chỉ hàng ngày. Và hành vi ở trường củathầy cô tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách học sinh.Biện pháp 7: Giáo dục hành vi ứng xử của học sinh mọi lúc mọi nơiLứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi đang hình thành nhân cách. Nếuchúng ta định hướng kịp thời và đúng lúc cho các em thì nhân cách ấy ngày cànghoàn thiện, các em sẽ trở thành một người có đạo đức tốt. Tuy nhiên, nếu thiếusự quan tâm, sửa chữa kịp thời của người lớn, thầy cô thì hành vi đạo đức củacác sẽ bị mai một, các em sẽ dần dần tạo những thói quen xấu, bắt chước nhữnghành vi đạo đức xấu như nói chuyện với bạn là “mày- tao” trong lúc chơi đùa,không biết giúp đỡ người khác,…Việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinhkhông chỉ dành riêng cho các buổi học, các giờ lên lớp mà phải luôn được quantâm mọi lúc mọi nơi. Việc làm này đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết,yêu thương học sinh hết mực do phải mất nhiều thời gian. Để thực hiện tốt việcgiáo dục hành vi đạo đức cho học sinh mọi lúc mọi nơi tôi thường xuyên để mắt10đến tất cả những sinh họat của học sinh bên trong nhà trường từ trong học tập,vui chơi, giao tiếp với thầy cô, người lớn, bạn bè,…Khi các em có những biểuhiện bất thường về việc vi phạm hành vi đạo đức,tôi phải kịp thời điều chỉnh chocác em một cách thật tế nhị, mềm dẻo, linh họat, tránh những lời nói xúc phạmnhư quát, mắng, phạt học sinh. Không chỉ dừng lại ở khía cạnh giáo dục hành viđạo đức đối với những học sinh vi phạm tôi còn thường xuyên, kịp thời tuyêndương những học sinh có những biểu hiện hành vi đạo đức tốt, nhằm gây lan tỏa, nhân rộng hành vi đạo đức tốt trong lớp.Biện pháp 8: Kết hợp hợp vững chắc giữa ba môi trường gia đình,nhà trường và xã hội để giáo dục học sinhNhư ta đã biết hiện nay việc giáo dục đạo đức cho học sinh không còn làviệc của riêng nhà trường nữa mà phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình,nhà trường và xã hội. Việc hình thành nhân cách học sinh cũng phụ thuộc phầnlớn từ phía gia đình và xã hội.Việc kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh nhằm mụcđích cùng chăm lo giáo dục học sinh chưa ngoan về đạo đức, chưa ngoan về họctập. Đặc biệt đối với diện học sinh chưa ngoan, mối quan hệ này lại cần thiếthơn bao giờ hết.Trong nhà trường học sinh thường mắc những sai lệch mà chúngta cùng với phụ huynh phải lo toan cần giáo dục. Theo tôi các em thường cónhững biểu hiện sau:Ở học sinh chúng ta vẫn còn tồn tại những biểu hiện chưa tốt trong cáchứng xử với cha mẹ, bạn bè; có em chưa vâng lời cha mẹ - thầy cô - anh chị,nhiều em chưa hoàn thành ý thức tập thể, bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh chungcho trường lớp và nơi công cộng;ý thức tự giác học tập chưa cao;chưa có tínhtrung thực . Những tình trạng ấy vẫn xảy ra nhiều, hầu hết ở các học sinh vớinhững mức độ khác nhau. Đặc biệt có những em khi ở trên lớp thì có biểu hiệnngoan, lễ phép... nhưng ngược lại về nhà thì lại không vâng lời, nói năng khônglễ phép, nủng nịu với cha mẹ. Những trường hợp đó nếu giáo viên thiếu quanNgười thực hiện: Phạm Thị Ngọc Anh - Trường TH Phùng Ngọc Liêm11Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Lớp 2tâm, thăm hỏi hoặc không có sự liên hệ với phụ huynh thì khó mà có cái nhìntoàn diện và đúng đắn về các em.Vì vậy ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu kỹ học sinhlớp của mình thông qua thầy cô dạy lớp trước, tìm hiểu qua học sinh để báo phụhuynh biết ngay buổi họp phụ huynh đầu tiên tất cả những sai lệch, những biểuhiện tiêu cực mà học sinh dễ mắc phải để họ soi vào con em mình mà có giảipháp kịp thời ngăn chặn, sửa chữa.Bên cạnh đó có thể kết hợp các tố chức, đoàn thể ở địa phương để giáodục đạo đức cho học sinh.Bản thân tôi nghĩ rằng để các em phát triển tốt phẩm chất đạo đức trongnhà trường thì đòi hỏi tất cả giáo viên trong nhà trường phải là một tấm gươngsáng và luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho học sinh.Tạo dựng một khôngkhí vui tươi trong nhà trường để các em nhận thấy rằng: “ Mỗi ngày đến trườnglà một ngày vui”.•Khả năng ứng dụng SKKNTrên đây chỉ là một vài biện pháp nhỏ trong chuỗi các biện pháp về côngtác giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh. Theo tôi đề tài này có thể thựchiện được ở các trường tiểu học.Rất mong được sự góp ý để công tác này ngày càng được hoàn thiện hơn.2.3. Kết quả:Sau một năm học vận dụng các biện pháp trên vào quản lý công tác giáodục đạo đức cho học sinh ở lớp mình phụ trách. Sự quản lý chặt chẽ các giảipháp giáo dục tại trường, cũng như sự phối hợp với các môi trường giáo dục.Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh đã có những kết quả khả quan. Bản thântôi thật sự hài lòng về kết quả thu được, các em gần gũi hơn với bạn bè trong12lớp, cởi mở hơn đối với thầy cô, hạn chế rất nhiều tình trạng nói lời chưa hay,các em ngày càng lễ phép hơn với người lớn. Học sinh đã có nề nếp hơn, ngoanhơn và có ý thức hơn trong nhiệm vụ học tập, sinh hoạt, tham gia các phong tràotại trường. Các hiện tượng vi phạm đạo đức ở học sinh cũng không có. Cụ thểkhông còn xảy ra lấy trộm đồ dùng của bạn, đánh nhau,nói lời chưa hay… vềphía phụ huynh học sinh cũng có chuyển biến tích cực trong việc quan tâm giáodục con em mình. Phụ huynh thường xuyên quan tâm liên lạc với giáo viên thămhỏi về việc học của học sinh. Và phối hợp tốt với nhà trường trong việc giáo dụccon em họ.Áp dụng các biện pháp này đạt hiệu quả cao. Cuối năm học,các em đều cónhững hành vi đạo đức tốt thể hiện qua hành vi ứng xử và lời nói.Song song vớiđạo đức học sinh có tiến bộ tốt thì các hoạt động phong trào và kết quả học tậpcủa lớp cũng đạt kết quả cao, như :Kết quả kiểm tra cuối HKII năm học 2016 -2017:Tổng sốĐiểm 10-9HS: 49 emSLTLToán49100%Tiếng Việt49100%Điểm 8-7SLTLĐiểm 6-5SLTLĐiểm dưới 5SLTL- Về phẩm chất đạo đức cuối năm các em đều đạt Tốt 100%3. KẾT LUẬN:Để thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh, giáo viên phải thật sựhết sức yêu quý học sinh, phải biết lấy sự tiến bộ của học sinh làm niềm vui làhạnh phúc trong cuộc sống của mình, phải biết hy sinh cả thời gian, sức lực, đặthết tâm huyết vào công việc, quyết tâm giáo dục đến nơi đến chốn.Trong côngtác chủ nhiệm ngoài sự nhiệt tình của người giáo viên còn đòi hỏi phải có nhữngphương pháp giáo dục thích hợp.Phải luôn bám sát theo dõi sự thay đổi của từnghọc sinh, những biểu hiện thái độ sai trái nhằm uốn nắn kịp thời cũng như phátNgười thực hiện: Phạm Thị Ngọc Anh - Trường TH Phùng Ngọc Liêm13Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Lớp 2hiện gương người tốt việc tốt để biểu dương khuyến khích động viên. Phải biếtkết hợp giáo dục học sinh từ nhiều phía. Giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chứcđược một tập thể lớp đoàn kết.Giáo viên phải gương mẫu, chuẩn mực, bình tĩnh xử lý trong các tình huốngĐôi lúc phải có tấm lòng bao dung vị tha, hạn chế việc hành động theo suy nghĩchủ quan nóng vội, tránh gây cho các em cảm giác bị mặc cảm, phải có khơi dậynhững mặt tốt của các em để giúp các em có động cơ phấn đấu.Trên đây là những công việc mà bản thân tôi đã thực hiện trong thời gianlàm công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.Tôi tin rằng nếu cố gắng cộng vớisự nhiệt tình, làm bằng cái tâm thì làm bất cứ việc gì cũng thành công`.Giáo dục đạo đức học sinh Tiểu học là vấn đề chính trị - Xã hội quantrọng, có giá trị cơ bản và lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời cá nhânmỗi người. Lúc sinh thời Bác đã dạy: “ Nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo rấtnặng nề nhưng rất vẻ vang. Muốn làm tròn nhiệm vụ đó thì phải luôn gươngmẫu và sáng suốt về mọi mặt ”. Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm có một vị tríđặc biệt quan trọng. Lao động của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là laođộng sáng tạo không ngừng, sự sáng tạo đó đòi hỏi phải toàn diện: sáng tạotrong tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, trong sinh hoạt tập thể và đặc biệtlà trong các biện pháp giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.Vì vậy chỉ có những giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, thực sự thương yêuhọc sinh và luôn xem công việc của mình đúng là một sự nghiệp trồng người thìmới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.Bạc Liêu, ngày 30 tháng 5 năm 2017NGƯỜI VIẾT14Phạm Thị Ngọc AnhTÀI LIỆU THAM KHẢO1/. Bài viết dựa trên sự tìm hiểu những nội dung trong SGV môn Đạo đứclớp 2 (nhà xuất bản Giáo dục) sách bài tập Đạo đức lớp 2.2/Tạp chí “Dạy và học hiện nay” của Trung ương Hội khuyến học ViệtNam.3/. Một số vấn đề về đổi mới quản lý giáo dục Tiểu học vì sự phát triểnbền vững (Đặng Huỳnh Mai )4/. Cẩm nang giáo dục “ Quan hệ nhà trường gia đình và xã hội” của Nhàxuất bản Lao động – xã hội.5/. Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho HS do GS – TS Phan Ngọc Liênbiên soạn.6/.Phương pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học sách của trường Đạihọc sư phạm Hà Nội.Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Anh - Trường TH Phùng Ngọc Liêm15Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Lớp 216MỤC LỤCTT1Nội dungTrangĐặt vấn đề11.1 Lí do, sự cần thiết thực hiện đề tài31.2 Phạm vi đề tài32Nội dung đề tài32.1 Thực trạng32.2 Các biện pháp, giải pháp52.3 Kết quả113Kết luậnNgười thực hiện: Phạm Thị Ngọc Anh - Trường TH Phùng Ngọc Liêm1217Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Lớp 218