Ở bán cầu Nam ngày 21 tháng 3 tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến bề mặt Trái Đất ở

Đề bài

Trong các ngày 21-3, 22-6, 23-9 và 22-12, tia sáng mặt trời lúc giữa trưa chiếu thẳng góc vào các vĩ tuyến nào trên Trái Đất? Tại sao?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào kiến thức về các mùa trên Trái Đất.

Lời giải chi tiết

- Ngày 21-3 và ngày 23-9, tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa chiếu thẳng góc với Xích đạo do không bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời.

- Ngày 22/6, tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa chiếu thẳng góc với vĩ tuyến 23o27′B do lúc đó bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời.

- Ngày 22/12 tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa chiếu thẳng góc với vĩ tuyến 23o27′N do lúc đó bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.

Loigiaihay.com

21-3 là ngày thu phân và 23-9 là ngày xuân phân. Trong hai ngày này, ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc với đường vĩ tuyến 0 độ hay xích đạo, tất cả các nơi trên trái đất có ngày và đêm dài bằng nhau.

Câu hỏi: Tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất là hiện tượng

A. Các mùa trong năm    

B. Luân phiên ngày, đêm    

Bạn đang xem: Tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất là hiện tượng | Địa Lý 10

C. Mặt trời lên thiên đỉnh 

D. Giờ trên Trái đất

Lời giải:

Đáp án C.

Tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất là hiện tượng Mặt trời lên thiên đỉnh. 

Cùng THPT Ninh Châu tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan đến hệ mặt trời nhé.

– Là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.

– Mỗi thiên hà là một tập hợp rất nhiều thiên thể (ngôi sao, hành tinh, vệ tinh,…) cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ.

– Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (có Trái Đất) => Dải Ngân Hà.

– Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà.

– Hệ Mặt Trời gồm: Mặt Trời ở trung tâm + các thiên thể chuyển động xung quanh và các đám bụi khí.

– Hệ Mặt Trời có tám hành tinh là : Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh..

– Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời.

– Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149.6 triệu km.

=> Khoảng cách đó cùng với sự tự quay làm cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển.

– Trái Đất vừa tự quay quanh trục, vừa chuyến động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời => Những hệ quả địa lí.

* Chuyển động tự quay quanh trục

– Trái Đất tự quay quanh một trục (tưởng tượng) nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời một góc 66 độ 33′

– Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông.

– Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là một ngày đêm (24 giờ).

* Chuyển động xung quanh Mặt Trời

– Ngoài chuyển động tự quay quanh trục, Trái Đất còn chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình elip gần tròn, có khoảng cách giữa hai tiêu điểm vào khoảng 5 triệu km.

– Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông với vận tốc rất lớn trung bình 28km/s. Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng trên quỹ đạo là 365 ngày 6 giờ.

– Vì quỹ đạo có hình elip nên trong khi chuyển động, có lúc Trái Đất ở gần Mặt Trời, có lúc ở xa Mặt Trời. Vị trí gần Mặt Trời nhất là điểm cận nhật, xa Mặt Trời nhất là điểm viễn nhật.

– Trái Đất đến điểm cận nhật thường vào ngày 3 tháng 1, lúc đó, nó cách xa Mặt Trời 147 triệu km, vận tốc của nó tăng lên đến 30,3 km/s. Trái Đất đến điểm viễn nhật thường vào ngày 5 tháng 7; khi đó nó cách Mặt Trời 152 triệu km và vận tốc giảm xuống còn 29,3 km/s.

– Trong khi chuyển động trên quỹ đạo (quanh Mặt Trời), trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc là 66°33 và không đổi phương. Chuyển động đó gọi là chuyển động tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời.

a. Sự luân phiên ngày, đêm

– Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm: nơi nhận tia nắng là ban ngày, nơi khuất trong tối là ban đêm.

b. Giờ trên Trái đất và đường chuyển ngày quốc tế.

– Bề mặt Trái đất chia làm 24 múi gờ, mỗi giờ rộng 15 kinh độ

– Giờ của các múi giờ bên phải sớm hơn giờ ở các múi giờ  bên trái mũi giờ số 0.

– Múi giờ số 0 được lấy làm khu vực giờ gốc, giờ tính theo giờ của khu vực giờ gốc là giờ GMT.

– Việt Nam nằm trong múi giờ số 7

– Kinh tuyến 180 độ là kinh tuyến đổi ngày quốc tế.

c. Sự lệch hướng chuyển động của Trái đất 

– Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của lực Criôlít.

+ Bán cấu Bắc: Lệch hướng bên phải so với nơi xuất phát.

+ Bán cầu Nam: Lệch hướng bên trái so với nơi xuất phát.

+ Lực Criôlít  khối khí, dòng biển, đường đạn.

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

Chọn đáp án đúng (Địa lý - Lớp 6)

3 trả lời

Chọn đáp án đúng (Địa lý - Lớp 6)

2 trả lời

Chọn đáp án đúng (Địa lý - Lớp 6)

3 trả lời

Trong các tầng đất, tầng dưới cùng là tầng (Địa lý - Lớp 6)

4 trả lời

Rừng nhiệt đới thường phân bố trải từ (Địa lý - Lớp 6)

4 trả lời

Trong các tầng đất, tầng ở giữa là tầng (Địa lý - Lớp 6)

1 trả lời

Dòng biển nóng là dòng biển (Địa lý - Lớp 6)

2 trả lời