Các phương pháp đánh giá trong giáo dục tiểu học năm 2024

Trong quá trình dạy học, người giáo viên có thể đưa ra các bài tập để kiểm tra, đánh giá việc học tập của các em học sinh.

Bài tập, theo Từ điển Tiếng Việt 1997 (trang 25), được hiểu là: Bài ra cho học sinh làm để tập vận dụng những điều đã học

Như vậy, bài tập nhằm mục đích giúp học sinh tập vận dụng tri thức. Nhưng không chỉ có vậy, bài tập còn giúp học sinh:

Các loại bài tập

Trong quá trình dạy học, người giáo viên sử dụng nhiều loại bài tập tùy theo cách phân loại. Có thể tham khảo mấy cách phân loại sau đây:

  1. Dựa vào mục đích của bài tập

Dựa vào mục đích của bài tập đề ra, người ta có các loại bài tập sau:

  • Bài tập nhằm củng cố trí thức đã học.
  • Bài tập nhằm vận dụng tri thức vào thực tế, tình huống nhất định.
  • Bài tập nhằm hệ thống hóa, khái quát hóa những tri thức đã học.
  • Bài tập nhằm phát huy trí thông minh, sáng tạo của học sinh.
  1. Dựa vào địa điểm thực hiện bài tập

Bài tập mà học sinh thực hiện - Đó là một căn cứ để phân loại bài tập. Nếu dựa vào căn cứ này thì bài tập có hai loại:

  • Bài tập trên lớp

Trong dạy học, người giáo viên có thể ra cho học sinh những bài tập làm ngay tại lớp ở bước củng cố tiết học. Qua đó giáo viên nhanh chóng nắm được kết quả việc nắm vững tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo mới thu của học sinh.

Có thể đọc đề bài cho các em chép vào tập vở, cũng có thể giáo viên chép bài tập lên bảng và yêu cầu học sinh làm bài tại chỗ. Giáo viên là người theo dõi tình hình làm bài, sau đó chỉ định một vài học sinh lên bảng trình bày lời giải. Những học sinh khác theo dõi bổ sung. Sau đó giáo viên sửa chữa, từng em đối chiếu với lời giải của mình.

Cũng có thể học sinh trao đổi tập cho nhau để giúp nhau kiểm tra kết quả.

  • Bài tập ở nhà

Mục đích của việc ra bài về nhà cho học sinh là giúp giáo viên nhanh chóng nắm được kết quả học tập của học sinh.

Bài tập về nhà cần được sửa chữa tại lớp vào đầøu tiết học sau hoặc trong tiết sửa bài tập.

Giáo viên có thể chọn một số bài vở của học sinh để kiểm tra và chấm điểm.

Cần phát triển kịp thời những thiếu sót của học sinh để bổ sung và có kế hoạch giúp đỡ riêng đối với những em yếu kém để các em thuận lợi trong việc tiếp thu những bài học tiếp theo.

Bài tập phát triển óc tìm tòi, sáng tạo

Trong số các bài tập giáo viên ra cho học sinh giải, cần lưu ý phải có những bài tập nhằm phát triển óc tìm tòi, sáng tạo của học sinh

Để phát triển tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo cho học sinh, có thể sử dụng một số bài tập sau:

  1. Những bài toán không có câu hỏi:

Trong những bài toán này, người ta cố ý không nêu ra câu hỏi, những nó được suy ra một cách lôgíc từ những quan hệ toán học đã cho. Học sinh luyện tập hiểu lôgíc của những mối quan hệ và phụ thuộc đó. Bài toán sẽ được giải sau khi học sinh phát biểu được câu hỏi.

Lưu ý: Trong dấu ngoặc là một trong những câu hỏi mà học sinh sẽ phát biểu sau khi phân tích những quan hệ đã cho trong bài toán.

Ví dụ:

Trên những quãng đường dài 155 mét, người ta đặt những ống nước có chiều dài 8m và 5m. (Hỏi người ta đã đặt mỗi loại bao nhiêu ống dẫn nước trên đoạn đường đó? ).

  1. Bài toán thiếu dữ kiện

Trong những bài toán này, thiếu một số dữ kiện, vì thế không thể trả lời chính xác câu hỏi đặt ra được. Học sinh phải phân tích bài toán và chứng minh tại sao không thể trả lời chính xác câu hỏi của bài toán này được. Cần phải thêm những gì vào các điều kiện của bài toán để giải được nó.

Người ta hỏi học sinh:

  • Tại sao không thể trả lời chính xác được câu hỏi của bài toán?
  • Còn thiếu cái gì?
  • Phải thêm cái gì?
  • Sau khi thêm vào, em hãy giải bài toán đó?

Đối với các em khá giỏi, giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi:

  • Liệu có thể khai thác được gì từ những dữ kiện chưa đầy đủ này?
  • Có thể rút ra kết luận gì từ sự phân tích những dữ kiện đã cho?

Ví dụ:

+ Tính chiều dài của một thửa ruộng hình chữ nhật có diện tích là 3600m2? (Phải biết độ lớn của một cạnh [Chiều rộng] hay tỉ lệ độ lớn của các cạnh)

+ Một bình đựng mật ong nặng 500gam. Cũng bình đó đựng dầu hỏa nặng 350gam. Hỏi bình rỗng nặng bao nhiêu gam? (Cần biết tỉ số giữa trọng lượng của mật ong và trọng của dầu hỏa, chẳng hạn dầu hỏa nhẹ hơn mật ong hai lần).

  1. Bài tập thừa dữ kiện

Trong những bài toán này, người ta cố ý đưa vào những dữ kiện bổ sung, không cần thiết, làm che lấp những chỉ số cần thiết để giải bài toán. Học sinh phải tách ra cái cần thiết và chỉ ra cái thừa.

Ví dụ:

Trong một cửa hàng, người ta cân khoai tây trong 24 sọt, có loại sọt nặng 3kg và sọt nặng 5kg, trong đó số sọït loại thứ nhất nhiều hơn số sọt loại thứ hai. Trọng lượng của tất cả những sọt loại 5kg bằng trọng lượng của tất cả các sọt nặng 3kg. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu sọt?

Lưu ý: Những dữ kiện thừa được gạch chân

  1. Những bài toán có nhiều cách giải

Loại bài toán có nhiều cách giải nhằm hình thành cho học sinh năng lực di chuyển từ thao tác tư duy trí tuệ này sang thao tác tư duy trí tuệ khác, từ phương thức hành động này sang phương thức hành động khác (rèn luyện tính mềm dẻo của tư duy)

Ví dụ:

  • Tính giá trị biểu thức sau : A = a2 + 2ab + b2 khi a = 17, b = 3
  • Giải phương trình : 1 1 x + = 3 x 3 ???
  • Tính : 1132 - 1122
  • Tính tổng các số nguyên từ 1 đến 100
  1. Bài tập có nội dung thay đổi.

Loại bài tập này giúp học sinh hình thành năng lực di chuyển từ thao tác trí tuệ đã được củng cố vững chắc sang thao tác khác.

Ví du: Đối với ô tô hiệu “Môtxcôvic” thì tiêu chuẩn hao tổn xăng trên 100 km về mùa hè là 10 lít, còn về mùa đông là 11 lít. Hỏi sự hao tổn xăng về mùa đông lớn hơn mùa hè là bao nhiêu phần trăm?