Các phương pháp tạo ra biến dị to hợp

Có bao nhiêu phương pháp tạo được nguồn biến dị tổ hợp?

(1) Cho lai 2 cá thể cùng loài có kiểu gen khác nhau.

(2) Dung hợp tế bào trần (lai tế bào).

(3) Chuyển gen từ loài này sang loài khác.

(4) Cấy truyền phôi.


Phương pháp chủ yếu để tạo ra biến dị tổ hợp trong chọn giống vật nuôi, cây trồng là :

Phương pháp chủ yếu để tạo ra biến dị tổ hợp trong chọn giống vật nuôi, cây trồng là :

A. sử dụng các tác nhân vật lí

B. sử dụng các tác nhân hoá học

C. lai hữu tính ( lai giống)

D. thay đổi môi trường sống

Trong các phương pháp sau đây, có bao nhiêu phương pháp tạo ra được biến dị tổ hợp? I. Lai các dòng thuần với nhau. II.?

Trong các phương pháp sau đây, có bao nhiêu phương pháp tạo ra được biến dị tổ hợp?
I. Lai các dòng thuần với nhau.
II. Gây đột biến nhân tạo.
III. Nhân bản vô tính ở động vật.
IV. Lai tế bào sinh dưỡng.
V. Cấy truyền phôi.
VI. Chuyển gen từ tế bào người vào vi khuẩn.

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 1.

1. Khái niệm biến dị tổ hợp

Theo định nghĩa, biến dị tổ hợp là loại hình thức tổ hợp lại những tính trạng của bố mẹ trong quá trình sinh sản. Sự phân li độc lập của những nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử. Và sự tổ hợp tự do của chúng trong quá trình thụ tinh là cơ thể đã tạo nên các biến dị tổ hợp.

- Về nguồn gốc:Biến dị tổ hợp được xuất hiện nhờ quá trình giao phối.

-Về cơ chế:Biến dị tổ hợp được phát sinh do cơ chế phân li độc lập, hoán vị gen, tổ hợp tự do trong quá trình tạo giao tử. Và sự kết hợp ngẫu nhiên giữa những giao tử đực và cái trong quá trình thụ tinh.

-Về tính chất:Biến dị tổ hợp có thể dự đoán được quy mô, tần số xuất hiện nếu được biết trước kiểu di truyền từ bố mẹ. Biến dị tổ hợp thông thường không có giá trị đặc sắc như đột biến. Biến dị tổ hợp thường xuất hiện ở những mức độ nhỏ, đa dạng. Tất cả tạo ra nguồn biến dị thường xuyên và vô tận cho chọn lọc tự nhiên.

Ví dụ:Các kiểu hỉnh giống P là hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn. Các kiểu hình khác P là hạt vàng, nhăn và hạt xanh, trơn. Những kiểu hình khác P được gọi là biến dị tổ hợp

2. Nguyên nhân tạo ra biến dị tổ hợp

-Do quá trình phát sinh giao tử.

-Hoán đổi gen.

-Do quá trình thụ tinh.

Những hiện tượng của biến dị tổ hợp

3. Đặc điểm của biến dị tổ hợp

-Nguyên nhân: Phát sinh từ quá trình giao phối.

-Cơ chế phát sinh: Đây là hiện tượng xảy ra do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân và thụ tinh, do tương tác gen, hoán vị gen.

-Biểu hiện: Sự sắp xếp lại các tính trạng vốn có của tổ tiên, bố mẹ, hoặc xuất hiện tính trạng mới.

-Ý nghĩa: Đây là nguồn biến dị thường xuyên ở sinh vật, giúp tăng tính đa dạng cho sinh giới và cũng là nguồn nguyên liệu quan trọng cho chọn giống và tiến hóa.

4. Vai trò của biến dị tổ hợp

Sau khi đã cùng tìm hiểu biến dị tổ hợp là gì? Biến dị tổ hợp là gì cho ví dụ? Phần tiếp theo của bài viết hãy cùng xem qua vai trò của nó.

Trong quá trình lựa chọn giống, người ta luôn giữ lại những kiểu gen tốt và loại bỏ những kiểu gen xấu để đáp ứng nhu cầu đa dạng. Điều này đã giúp cho nguồn biến dị luôn phong phú và đa dạng.

Biến dị tổ hợp là một nguồn nguyên liệu biến dị di truyền thứ cấp, nó cung cấp cho tiến hoá. Nhờ những biến dị này mà từ 1 vài loài ban đầu có thể tạo nên nhiều loài mới. Trong phương pháp chọn giống dựa trên cơ chế biến dị tổ hợp, đã đề xuất những phương pháp lai giống nhằm tạo giống có giá trị nhanh chóng.

Biến dị tổ hợp là dạng biến dị thường xuyên và phong phú trong tự nhiên. Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình tiến hoá.Trong chọn giống, con người luôn duy trì những kiểu gen tốt và loại bỏ những kiểu gen xấu. Điều này để nhằm đáp ứng những nhu cầu phức tạp và đa dạng trong cuộc sống. Biến dị tổ hợp là nguồn biến dị rất quan trọng trong chọn giống.

Trong sinh sản vô tính, hầu như không có biến dị tổ hợp. Nguyên nhân là do những đặc điểm của hình thức sinh sản vô tính không có thụ tinh. Mà nó chỉ có sự giảm phân hình thành giao tử và hình thành qua tế bào mẹ nhờ quá trình nguyên phân.

Hình thức sinh sản hữu tính khác biệt hẳn so với hình thức sinh sản vô tính. Nó xuất hiện phân li, độc lập và tổ hợp gen trong quá trình phát sinh giao tử. Để nhằm tạo ra nhiều giao tử khác nhau, quá trình thụ tinh được tổ hợp lại để tạo ra nhiều tổ hợp khác nhau. Đây chính là căn nguyên làm xuất hiện biến dị tổ hợp.

Biến dị tổ hợp là một nguồn nguyên liệu biến dị di truyền thứ cấp

5. Ý nghĩa của biến dị tổ hợp

Ngoài những thắc mắc về biến dị tổ hợp là gì? Biến dị tổ hợp là gì cho ví dụ? Thì những ý nghĩa của biến dị tổ hợp cũng được nhiều người quan tâm.

-Trong chọn giống:Những tính đa dạng ở vật nuôi và cây trồng đã giúp con người có những điều kiện để chọn và giữ lại những dạng phù hợp. Để nhằm tạo ra giống mới có năng suất và phẩm chất tốt nhất.

-Trong tiến hóa:Tính đa dạng giúp cho mỗi loài có khả năng phân bố và thích nghi tại nhiều môi trường sống khác nhau. Điều này đã làm tăng khả năng đấu tranh và sinh tồn của chúng.

6. Tầm quan trọng của biến dị tổ hợp trong chọn giống

Hiện tượng này xuất hiện với tần số khái lớn, đây là loại biến dị có hướng và không gây hại, gây chết hay giảm khả năng sống của sinh vật. Biến dị tổ hợp tạo ra các kiểu gen khác nhau để làm nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.

Nhờ biến dị tổ hợp, mà từ một vài loài ban đầu có thể tạo thành nhiều loài mới. Trong phương pháp chọn giống dựa trên cơ chế xuất hiện biến dị tổ hợp, các phương pháp lai giống cây trồng và sinh vật có những năng suất cao, phẩm chất tốt.

Hiện nay, việc ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo. Để nhằm tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh với đầy đủ những tính trạng của cơ thể gốc. Tất cả đã trở thành một ngành kĩ thuật, có quy trình được gọi là công nghệ tế bào.

Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng trong chọn giống cây trồng, vật nuôi

Table of Contents

Biến dị tổ hợp xuất hiện do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của thế hệ bố, mẹ thông qua giao phối. Biến dị tổ hợp là nguyên nhân của sự đa dạng về kiểu gen, phong phú về kiểu hình của giống.

Các bước tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp:

  • Tạo dòng thuần.                                                            
  • Lai giống và chọn lọc những tổ hợp gen mong muốn.
  • Cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần những tổ hợp gen mong muốn dòng thuần chủng. 

Ví dụ:

Các phương pháp tạo ra biến dị to hợp

Ứng dụng chọn tạo giống lúa thuần dựa trên biến dị tổ hợp trong thực tế 

1.2 Tạo giống có ưu thế lai cao 

Ưu thế lai là hiện tượng mà con lai năng suất chống chịu, khả năng sinh trưởng phát triển cao vượt trội hợn so với bố mẹ. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở con lai , sau đó giảm dần qua các thế hệ  không dùng con lai làm giống, chỉ dùng vào mục đích kinh tế.

Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai: 

  • Giả thiết siêu trội: Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so với các dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp. 

Phương pháp tạo ưu thế lai: 

  • Tạo ra các dòng thuần: bằng tự thụ phấn qua 5 – 7 thế hệ.
  • Lai khác dòng: lai các dòng thuần chủng để tìm tổ hợp lai có ưu thế lai cao nhất hoặc lai thuận nghịch giữa các dòng hoặc lai khác thứ, khác loài để tìm ra tổ hợp lai có giá trị kinh tế cao.

Các phương pháp tạo ra biến dị to hợp

Ứng dụng ưu thế lai trong tạo giống lúa ở Việt Nam có năng suất cao

2. Bài tập về chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

Câu 1: Giao phối cận huyết được thể hiện ở phép lai nào sau đây? 

  1. AaBbCcDd × AaBbCcDd.     
  2. AaBbCcDd × aaBBccDD. 
  3. AABBCCDD × aabbccdd.     
  4. AaBbCcDd × aabbccDD. 

Câu 2: Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau thu được con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ. Hiện tượng trên được gọi là 

  1. đột biến.     
  2. ưu thế lai.   
  3. di truyền ngoài nhân.     
  4. thoái hoá giống.

Câu 3: Trong các giống có kiểu gen sau đây, giống nào là giống thuần chủng về cả 3 cặp gen?

  1. AABbDd.        
  2. AaBbDd.        
  3. aaBBdd.        
  4. AaBBDd.

Câu 4: Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn chủ yếu để 

  1. kiểm tra kiểu gen của giống cần quan tâm.     
  2. tạo giống mới. 
  3. củng cố các đặc tính tốt, tạo dòng thuần chủng.   
  4. cải tiến giống có năng suất thấp. 

Câu 5: Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ thường gây hiện tượng thoái hoá giống vì 

  1. các gen tồn tại ở trạng thái đồng hợp trội nên gen lặn có hại không biểu hiện. 
  2. các gen tồn tại ở trạng thái dị hợp nên gen lặn có hại không biểu hiện. 
  3. thể dị hợp giảm, thể đồng hợp tăng trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện. 
  4. thể đồng hợp giảm, thể dị hợp tăng trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện. 

Câu 6: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lai có thể cho ưu thế lai và ngược lại.
  2. Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện ở đời F1 sau đó tăng dần qua các thế hệ.
  3. Các con lai F1 có ưu thế lai luôn được giữ lại làm giống.
  4. Khi lai giữa hai cá thể thuộc cùng một dòng thuần chủng luôn cho con lai có ưu thế lai.

Câu 7: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây không đúng? 

  1. Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng cho việc nhân giống. 
  2. Để tạo ra những con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào đó, người ta thường bắt đầu bằng cách tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau. 
  3. Trong một số trường hợp, lai giữa hai dòng nhất định thu được con lai không có ưu thế lai, nhưng nếu cho con lai này lai với dòng thứ ba thì đời con lại có ưu thế lai. 
  4. Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa nhận là giả thuyết siêu trội. 

Câu 8: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây đúng? 

  1. Ưu thế lai tỉ lệ thuận với số lượng cặp gen đồng hợp tử trội có trong kiểu gen của con lai. 
  2. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1 của phép lai khác dòng. 
  3. Ưu thế lai có thể được duy trì và củng cố bằng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối gần. 
  4. Ưu thế lai chỉ xuất hiện ở phép lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen giống nhau. 

Câu 9: Trong trường hợp gen trội có lợi, phép lai có thể tạo ra F1 có ưu thế lai cao nhất là

  1. AABbdd × AAbbdd.     
  2. aabbdd × AAbbDD.   
  3. aabbDD × AABBdd.   
  4. aaBBdd × aabbDD. 

Câu 10: Phương pháp tạo giống thuần chủng có kiểu gen mong muốn dựa trên nguồn biến dị tổ hợp gồm các bước sau: 

(1) Cho các cá thể có tổ hợp gen mong muốn tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua một số thế hệ để tạo ra các giống thuần chủng có kiểu gen mong muốn. 

(2) Lai các dòng thuần chủng khác nhau để chọn ra các tổ hợp gen mong muốn. 

(3) Tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. 

Trình tự đúng của các bước là

  1. (3) → (2) → (1).   
  2. (2) → (3) → (1).   
  3. (3) → (1) → (2).     
  4. (1) → (2) → (3). 
ĐÁP ÁN

Câu 1: Đáp án: A

Câu 2: Đáp án: B

Câu 3: Đáp án: C

Câu 4: Đáp án: C

Câu 5: Đáp án: C

Câu 6: Đáp án: A

Câu 7: Đáp án: A

Câu 8: Đáp án: B

Câu 9: Đáp án: C

Câu 10: Đáp án: A

Giáo viên biên soạn: Nguyễn Thị Thùy Linh

Đơn vị: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến