Các shark tank việt nam 2023

Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ Việt Nam vừa khởi động mùa 5. Đây là show truyền hình thực tế được nhiều người quan tâm trong lĩnh vực khởi nghiệp.

Tại “Thương vụ bạc tỷ”, người chơi là các doanh nhân khởi nghiệp sẽ thuyết trình về sản phẩm để kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư. Sự hấp dẫn của những dự án khởi nghiệp cùng màn hỏi đáp gay cấn tạo nên sức hút riêng của Shark Tank.

Năm nay, chương trình có sự góp mặt của 7 nhà đầu tư. Các “cá mập” (shark) sẽ thử thách khả năng cũng như đánh giá về tỷ lệ thành công của startup trước khi tiến hành rót vốn.

Hội đồng đầu tư của Shark Tank Việt Nam mùa 5 có sự tham gia của Shark Phạm Thanh Hưng (Phó chủ tịch HĐQT Cen Land), Shark Đỗ Thị Kim Liên (Nhà sáng lập ứng dụng bảo hiểm công nghệ LIAN), Shark Nguyễn Xuân Phú (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse), Shark Nguyễn Hòa Bình (Chủ tịch tập đoàn NextTech) và Shark Louis Nguyễn (Chủ tịch HĐQT Quỹ đầu tư Saigon Asset Management).

Các shark tank việt nam 2023

7 shark tham gia chương trình năm nay

Ngoài ra, so với mùa 4, Shark Tank mùa 5 đón chào sự trở lại của 2 “cá mập” cũ là Shark Lê Hùng Anh (Sáng lập kiêm CEO BIN Corporation Group) và Shark Thái Vân Linh (CEO TVL Group, Cố vấn cấp cao Openspace Ventures). “Thương vụ bạc tỷ” năm nay vắng bóng Shark Nguyễn Thanh Việt.

Shark Tank Việt Nam mùa 4 chứng kiến lượng đơn đăng ký khổng lồ với 1.200 startup tham dự. Không chỉ có các startup Việt Nam, Shark Tank còn thu hút sự tham gia của kiều bào Việt Nam ở nước ngoài và các startup là người nước ngoài (quốc tịch Australia, Mỹ…) khởi nghiệp tại Việt Nam.

Dù ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, Shark Tank Việt Nam mùa 4 vẫn ghi nhận 4 thương vụ ký kết hợp đồng và nhận giải ngân từ các “cá mập” của chương trình. Các startup này gồm Coolmate, Vua Cua, AnHome và Blusaigon.

“Thương vụ bạc tỷ” là phiên bản tiếng Việt của chương trình truyền hình nổi tiếng Shark Tank của Sony Pictures. Shark Tank sau đó được TV Hub mua bản quyền và sản xuất mùa đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2017.

Trải qua 4 mùa phát sóng, Shark Tank Việt Nam gây được ấn tượng với người xem. “Thương vụ bạc tỷ” cũng trở thành địa chỉ để các công ty khởi nghiệp xuất hiện trước công chúng và huy động vốn từ nhà đầu tư. Năm nay, Shark Tank mùa 5 lên sóng vào lúc 20h ngày 5/6 trên VTV3.

Các shark tank việt nam 2023

Shark Tank Việt Nam mùa 5 bắt đầu từ ngày 5/6

Theo Báo cáo toàn cảnh đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2021, Việt Nam hiện là nền kinh tế năng động mới nổi, là trung tâm phát triển cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tại khu vực ASEAN, Việt Nam vươn lên xếp vị trí thứ 3 về hệ sinh thái thái khởi nghiệp, chỉ đứng sau Indonesia và Singapore.

Trong bối cảnh khởi nghiệp Việt đang phát triển mạnh, những chương trình truyền hình như Shark Tank được kỳ vọng sẽ giúp khơi thông nguồn lực về cả nguồn vốn và con người, đồng thời đa dạng hóa kênh gọi vốn cho các startup. “Thương vụ bạc tỷ” cũng được đánh giá góp phần thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đồng thời trở thành bệ phóng cho nhiều startup Việt Nam.

Bên cạnh nguồn vốn, các startup được hưởng lợi khá lớn nhờ hiệu quả truyền thông của Shark Tank. Dat Bike - startup xe máy điện “Make in Vietnam” từng bị “cá mập” chê tại Shark Tank mùa 3 nhưng hiện khá thành công nhờ nhận vốn đầu tư sau khi xuất hiện ở chương trình.

Shark Tank Việt Nam mùa 3. Những nhận xét, đánh giá của các Shark Tank như Shark Linh, Shark Phú, Shark Khoa, Shark Vương, Shark Hưng. Cùng xem những quyết định đầu tư của các Shark trong thương vụ bạc tỷ mùa 2.

Shark Tank Việt Nam mùa 3 mới nhất

Shark Tank Việt Nam mùa 3 đã có những thể thức mới cùng những với các Shark mới để khiến cho nhiều màn gọi vốn hấp dẫn hơn và kịch tích hơn từ những ý kiến "Cá Mập".

Shark Tank Việt Nam là một chương trình truyền hình thực tế bắt nguồn từ Nhật Bản với tên gọi Shark Tank. Năm 2017, VTV mua thành công bản quyền chương trình và công chiếu trên VTV3 với tên gọi tiếng Việt là "Thương vụ bạc tỉ".

Trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa thứ nhất, những người đóng vai trò nhà đầu tư (cá mập) bao gồm ông Nguyễn Xuân Phú (Chủ tịch SunHouse), ông Phạm Thanh Hưng (Phó chủ tịch CENGROUP), bà Thái Vân Linh (Đại diện quĩ VinaCapital ở thời điểm đó) và ông Trần Anh Vương (Giám đốc Sam Holding).

Hiện tại, sau 3 mùa phát sóng đã có thêm các nhà đầu tư khác xuất hiện trong chương trình.

Có thể kể đến ông Lê Đăng Khoa (Nhà sáng lập khu du lịch sinh thái The Bamboo), bà Trương Lý Hoàng Phi (đại diện quĩ Vingroup Capital ở thời điểm phát song), ông Nguyễn Ngọc Thủy (nhà sáng lập & Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Egroup), ông Nguyễn Mạnh Dũng (Giám đốc quỹ đầu tư CyberAgent Việt Nam & Thái Lan), ông Louis Nguyễn (Chủ tịch Công ty Quản lý Quỹ Saigon (SAM), ông Nguyễn Thanh Việt (chủ tịch Intracom), ông Đặng Hồng Anh (chủ tịch Công ty CP Địa Ốc Sài Gòn Thương Tín), bà Đỗ Thị Kim Liên (Nhà sáng lập ứng dụng bảo hiểm LIAN) và ông Nguyễn Hòa Bình (Chủ tịch Nexttech).

Shark Tank Việt Nam là sân chơi cho các startup

Các startup nộp đơn đăng kí tới chương trình Shark Tank Việt Nam và có cơ hội được xuất hiện trên sóng truyền hình nếu vượt qua được vòng hồ sơ. Những nhà sáng lập sẽ trình bày trước các nhà đầu tư và thuyết phục họ rót vốn vào công ty của mình.

Sau khi hết phần trình bày, người đại diện công ty sẽ phải trả lời chất vấn từ các "cá mập", những nhà đầu tư tiềm năng. Điều này sẽ quyết định xem startup đó có nhận được vốn đầu tư hay không.

Về phía các nhà đầu tư, họ có quyền đàm phán lại tỉ lệ sở hữu nếu như cảm thấy số cổ phần mà đại diện công ty đưa ra quá thấp. Tuy nhiên các "cá mập" không có quyền đàm phán giảm số tiền kêu gọi ban đầu từ các startup.

Sau khi quyết định không rót vốn, các nhà đầu tư sẽ không có quyền quay lại. Sau khi các nhà đầu tư đưa ra đề nghị, nếu phía startup cũng đồng ý thì sẽ là một thương vụ thành công.

Shark Tank Việt Nam còn là sân chơi của các nhà đầu tư

Không chỉ các startup nỗ lực hết mình để gọi vốn, đôi khi các nhà đầu tư còn phải chứng tỏ mình để thuyết phục nhà sáng lập trong trường hợp có nhiều người cùng cam kết đầu tư.

Trên thực tế tại Shark Tank Việt Nam có không ít những trường hợp các nhà đầu tư phải cạnh tranh rất gắt gao. Thương vụ ống hút cỏ Greenjoy và mạng xã hội du lịch Liberzy là những ví dụ tiêu biểu trong Shark Tank Việt Nam mùa 3.

Sau khi các startup nhận được cam kết đầu tư, họ sẽ cần vượt qua được vòng thẩm định để đảm bảo những thông tin cung cấp là chính xác. Hai bên sẽ tiến hành kí kết hợp đồng đầu tư sau khi startup vượt qua vòng thẩm định.