Các tỉnh nộp ngân sách nhà nước cao nhất

Theo phân cấp, thu ngân sách trung ương đạt 66,4% dự toán, thu ngân sách địa phương đạt xấp xỉ 67% dự toán. Tại khu vực miền Trung, hầu hết các tỉnh đều hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước mà Trung ương giao.

Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh diễn ra vào trung tuần tháng 7/2022, ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa, cho biết thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt mức cao nhất trong lịch sử. Cụ thể, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đã ước đạt 26.334 tỷ đồng, bằng 93,6% dự toán cả năm và tăng 63% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, kết quả thu nội địa ước 6 tháng đạt 16.678 tỷ đồng, bằng 97% dự toán và tăng 60% so với cùng kỳ năm 2021. Cùng với đó, thu tiền sử dụng đất thực hiện đạt 7.778 tỷ đồng, bằng 141% dự toán và tăng 101% so với cùng kỳ.

Hơn nữa, hoạt động xuất nhập khẩu có mức thu ngân sách nhà nước đạt mức cao, ước thực hiện thu 6 tháng đạt 9.656 tỷ đồng, bằng 88% dự toán và tăng 169% so cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt, trong đó nguồn thu chủ yếu là tiền thuế GTGT mặt hàng dầu thô nhập khẩu.  

Với trên 26.000 tỷ, Thanh Hóa xếp thứ 7 cả nước và dẫn đầu khu vực 14 tỉnh Duyên hải miền Trung về thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng đầu năm 2022.

Các tỉnh nộp ngân sách nhà nước cao nhất
Biểu đồ TOP 6 tỉnh thu ngân sách nhà nước cao nhất khu vực miền Trung 6 tháng đầu năm

Ông Thi cũng cho hay, trong năm 2022, Thanh Hóa sẽ phấn đấu thu ngân sách nhà nước từ 40.000 tỷ đến 50.000 tỷ, vượt tối thiểu 40% dự toán cả năm được Bộ Tài chính phân bổ. Theo một số chuyên gia nhận định, nếu như tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, thị trường bất động sản ấm trở lại và giá dầu thế giới tiếp tục ở mức cao thì Thanh Hóa có thể hoàn thành 200% kế hoạch thu ngân sách nhà nước 28.100 tỷ mà Trung ương giao trong năm 2022.

Xếp thứ 2 tại khu vực miền Trung về thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2022 là tỉnh Quảng Nam. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm số thu ngân sách nhà nước đạt trên 18.000 tỷ đồng, đạt 78,8% dự toán. Trong đó thu nội địa là 13.600 tỷ đồng, tăng 30,5% so với cùng kỳ; thu xuất nhập khẩu đạt trên 5.000 tỷ đồng.

Đóng góp quan trọng trong nguồn thu ngân sách nhà nước đến từ hoạt động của Công ty CP ô tô Trường Hải với mức nộp ngân sách 9.205 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm; cùng với đó là các nhà máy thủy điện, với mức nộp ngân sách 281 tỷ đồng và nhà máy Bia Heineken Quảng Nam với mức nộp ngân sách 320 tỷ đồng.

Về chi ngân sách địa phương, trong 6 tháng đầu năm ước chi gần 12.000 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển đạt gần 4.000 tỷ đồng và chi thường xuyên đạt gần 7.000 tỷ đồng.

Các tỉnh nộp ngân sách nhà nước cao nhất
Nhà máy lắp ráp ô tô Thaco là đơn vị nộp ngân sách lớn nhất tại Quảng Nam

Tỉnh khu vực miền Trung có số thu ngân sách nhà nước đứng thứ 3 cùng kỳ là Quảng Ngãi. Cụ thể tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2022, ước đạt gần 16.950 tỷ đồng (không tính hoàn thuế GTGT từ hoạt động xuất nhập khẩu), bằng 88,1% dự toán Trung ương giao.

Trong số này, nguồn thu nội địa ước đạt 10.401 tỷ đồng, bằng 89,2% dự toán Trung ương giao, bằng 62,2% dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 165,6%, so với cùng kỳ năm 2021.

Đáng chú ý là nguồn thu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất ước đạt 6.750 tỷ đồng, bằng 113,7% dự toán Trung ương giao và 85,1% dự toán HĐND tỉnh giao và so với cùng kỳ năm 2021, tăng 119,7%. Các khoản thu còn lại ước đạt 3.108 tỷ đồng, bằng 63,2% dự toán Trung ương giao và bằng 54,8% dự toán HĐND tỉnh giao; so với cùng kỳ năm 2021, bằng 109,4%.

Thu hoạt động xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 6.516 tỷ đồng (không tính hoàn thuế GTGT), đạt 86,9% dự toán Trung ương giao; tăng 50,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Các tỉnh nộp ngân sách nhà nước cao nhất
Nhà máy lọc dầu Dung Quất nộp 6750 tỷ trong 6 tháng đầu năm

Đối với thành phố Đà Nẵng, tính đến 30/6/2022, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 13.882 tỷ đồng bằng 70,3% dự toán giao trung ương giao, trong đó thu nội địa không kể tiền sử dụng đất đạt 71,4% dự toán, thu xuất nhập khẩu đạt đạt 67,1% dự toán. Tổng chi ngân sách địa phương là 8.126,7 tỷ đồng, đạt 49,7% dự toán, trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản theo dự toán đầu năm đạt 24,5%, chi thường xuyên đạt 44,7%.

Đứng thứ 5 về số thu Theo phân cấp, thu ngân sách trung ương đạt 66,4% dự toán, thu ngân sách địa phương đạt xấp xỉ 67% dự toán. Tại khu vực miền Trung, hầu hết các tỉnh đều hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước mà Trung ương giao. 6 tháng trong khu vực là Hà Tĩnh. Vượt qua nhiều khó khăn, tiến độ thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Hà Tĩnh đạt khá, các khoản thu, sắc thuế đều đạt và vượt kế hoạch đề ra; tính đến ngày 25/6/2022 đạt 10.401,66 tỷ đồng, tăng 38,04% so với cùng kỳ.

Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 15.243 tỷ đồng, tăng 32,61% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này đã phản ánh kết quả tích cực của các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và các chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư của tỉnh. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,58% so với cùng kỳ năm trước.

Các tỉnh nộp ngân sách nhà nước cao nhất
Khu kinh tế Vũng áng là địa bàn nộp NSNN trọng điểm tại Hà Tĩnh

Trong khi đó, Giám đốc Sở Tài chính Nghệ An ông Nguyễn Xuân Hải cho biết, 6 tháng đầu năm 2022, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An ước thực hiện 10.100 tỷ đồng, đạt 67,4% dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 100,6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, thu nội địa ước thực hiện 9.162 tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước thực hiện 937 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh này cũng đã chi 15.303 tỷ đồng, đạt 49,3% dự toán HĐND tỉnh giao. Trong đó, chi cho đầu tư phát triển là 5.600 tỷ đồng; chi thường xuyên là 9.242 tỷ đồng; chi dự phòng ngân sách là 278 tỷ đồng và chi trả nợ vay là 5,3 tỷ đồng.

Ngày 19.3, tại TPHCM, Cụm Thi đua 5 thành phố trực thuộc Trung ương đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện giao ước thi đua năm 2021; phát động và ký giao ước thi đua năm 2022.

Theo kết quả chấm điểm thi đua năm 2021, Thành phố Hải Phòng dẫn đầu với 946,62 điểm, Thành phố Hà Nội đứng thứ 2, TPHCM đứng thứ 3, Thành phố Đà Nẵng đứng thứ 4 và Thành phố Cần Thơ xếp thứ 5.

Hội nghị thống nhất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua cho Thành phố Hải Phòng và Thành phố Hà Nội, tặng bằng khen cho 3 thành phố còn lại.

Năm 2022, Thành phố Đà Nẵng là Cụm trưởng Cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc Trung ương, cụm phó là Thành phố Hải Phòng.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, năm 2021, tổng thu ngân sách 5 thành phố Trung ương đạt 834.875 tỉ đồng, chiếm 53,4% tổng thu ngân sách cả nước.

Cụ thể, tổng sản phẩm địa bàn (GRDP) của TPHCM ước đạt gần 1,3 triệu tỉ đồng (giảm 6,78% so với cùng kỳ), thu ngân sách năm 2021 đạt 381.531 tỉ đồng (đạt 104,5% dự toán).

Đối với 4 thành phố còn lại, GRDP của Thành phố Đà Nẵng tăng 0,18%, thu ngân sách hơn 22.800 tỉ đồng (đạt 108%); GRDP của Thành phố Hà Nội tăng gần 3%, thu ngân sách gần 324.500 tỉ đồng (đạt 137,8%); GRDP của Thành phố Hải Phòng ước tăng 12,38%, tổng thu ngân sách đạt hơn 95.600 tỉ đồng; GRDP của Thành phố Cần Thơ giảm gần 2,8%, tổng thu ngân sách đạt 10.370 tỉ đồng.

"Dân số của 5 thành phố chưa bằng 1/3 dân số của cả nước nhưng đóng góp rất lớn cho ngân sách, đó là niềm tự hào nhưng cũng là trách nhiệm đối với cả nước" - ông Phan Văn Mãi nói.

Thay mặt Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến ghi nhận và đánh giá cao công tác thực hiện giao ước thi đua năm 2021 của 5 thành phố trực thuộc Trung ương.

Năm 2022 được xác định là năm tập trung cho phục hồi kinh tế - xã hội, ông Đỗ Văn Chiến đề nghị 5 thành phố cần phát huy tính chủ động, linh hoạt, bám sát thực tiễn đề ra các giải pháp, xây dựng phong trào thi đua sâu rộng đến cơ sở.

Đồng thời, tập trung giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội hậu COVID-19. Trong đó, cần có chính sách, cơ chế khôi phục lại giáo dục sau thời gian dài học trực tuyến; đầu tư thỏa đáng cho y tế cơ sở, y tế dự phòng theo hướng gần dân, sát dân nhất.

Các tổ chức hiện nay dùng nhiều chỉ số để đánh giá sự năng động của một địa phương: Tăng trưởng, thu ngân sách, năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài... Trong số 63 tỉnh/thành phố của Việt Nam, nhiều địa phương gần như có mặt ở top đầu của hầu khắp các 'bảng xếp hạng'. 

Các tỉnh nộp ngân sách nhà nước cao nhất
Ảnh: Hoàng Hà

Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu... là những địa phương như vậy. 

Những địa phương này thường xuyên góp mặt trong danh sách các tỉnh/thành phố thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất, thu ngân sách cao nhất. Bảng dữ liệu dưới đây được VietNamNet tổng hợp từ các nguồn thông tin của các cơ quan nhà nước đã cho thấy điều đó.

Các địa phương kể trên cũng thường xuyên nằm trong danh sách tỉnh/thành phố đóng góp nhiều nhất cho ngân sách nhà nước. Kết quả thu ngân sách hàng năm thường không thể thiếu vắng những cái tên chủ chốt này. Chẳng hạn, danh sách các tỉnh/thành phố thu ngân sách nhiều nhất năm 2021 có TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Ninh...

Kết quả này tiếp tục được lặp lại trong 6 tháng năm 2022. Những dữ liệu được VietNamNet tập hợp từ các báo cáo công khai ngân sách của các tỉnh đã cho thấy rõ điều đó.

Tăng trưởng cao, hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, cho nên thu nhập và mức sống của người dân các tỉnh/thành phố này cũng được nâng cao. Đời sống vật chất, tinh thần cũng được cải thiện rõ rệt. 

Các địa phương ghi nhận người dân có thu nhập cao nhất được Tổng cục Thống kê công bố trong khảo sát mức sống dân cư năm 2021 đã điểm tên Bình Dương ở vị trí số 1 về thu nhập của người dân, kế đó là TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bắc Ninh...

Kết quả đó xuất phát từ những lợi thế tự nhiên về vị trí địa lý, địa chính trị, cơ sở hạ tầng, tài nguyên, giáo dục... Cũng không thể phủ nhận một thực tế những địa phương có thành tích tốt kể trên đều rất quan tâm đến cải thiện môi trường kinh doanh, giải quyết thủ tục hành chính, đồng hành cùng doanh nghiệp...

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đến nay đã trải qua 17 kỳ công bố kết quả. Trong 17 năm đó, những địa phương giàu thành tích nhất về tăng trưởng, thu ngân sách, hút vốn FDI... cũng là những địa phương thường xuyên góp mặt trong bảng xếp hạng PCI với điểm số được đánh giá từ "rất tốt" đến"tốt".

Kết quả PCI 2021 dưới đây là minh chứng khi gọi tên Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Bắc Ninh... trong top đầu.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận xét: Những thành tựu cải cách của Việt Nam thời gian qua đã có đóng góp lớn của chính quyền các tỉnh, thành phố. Việc tổ chức tốt thực hiện chính sách, pháp luật, sự năng động và sáng tạo trong giải quyết các yêu cầu từ thực tiễn chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Sự vươn mình của các tỉnh thành như Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Thanh Hóa,... những năm gần đây chứng tỏ, nếu địa phương quyết tâm vươn lên, đồng hành cùng doanh nghiệp thì nguồn vốn sẽ đổ về, kinh tế sẽ cất cánh, thu ngân sách sẽ tăng cao, đời sống người dân được cải thiện... 

Các tỉnh nộp ngân sách nhà nước cao nhất