Cách bấm quẻ Kinh Dịch

Lập gieo quẻ dịch là một phương pháp cơ bản để dự đoán vận số tương lai con người một cách chi tiết và khá chính xác. Hiểu đơn giản Dịch là biến dịch, biến dịch của Dịch chính là kết quả của sự biến hóa thời không dẫn tới sự biến dịch của vạn vật. Vậy gieo quẻ dịch có ý nghĩa gì, cách luận giải quẻ dịch ra sao xin mời quý bạn cùng theo dõi bài viết và chiêm nghiệm ngay!

I. Bói quẻ kinh dịch là gì?

1. Nguồn gốc của kinh dịch

Kinh dịch là hệ thống tư tưởng vĩ đại được nghiên cứu dựa trên quy luật bất biến của tạo hóa, sự vận động và biến đổi xoay quanh 3 yếu tố cốt lõi chính là thiên – địa – nhân.

Theo truyền thuyết, Kinh dịch bắt nguồn từ thời vua Phục Hy xuất xử ở Trung Quốc. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Kinh dịch đã được bổ sung thêm rất nhiều nội dung mới nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt tư tưởng tinh hoa một cách chi tiết và rõ ràng hơn. Đồng thời, Kinh dịch cũng được áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như thiên văn, địa lý, mệnh lý học hay quân sự,…

2. Quẻ kinh dịch là gì?

Quẻ kinh dịch là một trong những yếu tố dùng trong thuật bói toán. Trong đó, gieo quẻ kinh dịch là một phương pháp tiên đoán kết quả thành hay bại của việc tương lai sẽ làm gì hoặc dùng để dự đoán hung cát của vận số con người.

3. Các thành phần chính trong kinh dịch

Kinh dịch bao gồm 4 thành phần chính là Tứ tượng, Bát quái, Lưỡng nghi, Quả kép, trong đó cụ thể như sau:

- Lưỡng Nghi: hay còn gọi là Âm Dương, khởi nguồn tạo nên Kinh dịch. Dương được kí hiệu bằng một nét liền còn Âm thì được ký hiệu bằng nét đứt

- Tứ tượng: Tượng dùng hai Nghi chồng lên nhau đồng thời đảo chỗ cho nhau, vì thế ta được Tứ Tượng. Nó bao gồm: thái dương, thiếu dương, thái âm và thiếu âm.

- Bát quái: là 8 hình thái khác nhau được thêm bởi một vạch lên mỗi Tứ tượng, tạo ra 8 cái ba vạch bao gồm lần lượt: Càn, đoài, ly, chấn, tốn, khảm, cấn, khôn.

- Quẻ kép: ta đem quẻ đơn chồng lên nhau, tạo ra 64 hình thái khác nhau và tạo thành 64 quẻ.

II. Cách xem quẻ bói kinh dịch 

1. Quẻ chủ

Quẻ Chủ là quẻ lập nên ban đầu còn được gọi là quẻ gốc, biểu thị cho công việc đang ở giai đoạn đầu. Quẻ chủ là quẻ gốc rễ quyết định chính trong một vấn đề.

Ghép hai quẻ Thượng Quái và Hạ Quái ta được Quẻ Chủ. Ví dụ: Gióng cột số 1 xuống hàng số 2 giao nhau ở quẻ số 10, ta được tên quẻ là Thiên Trạch Lý: “Phượng Minh Kỳ Sơn” - Quốc gia cát tường. Quẻ dịch này có Nội quái là: ☱ (兌 dũi) Đoài hay Đầm (澤). Ngoại quái là: ☰ (乾 qiàn) Càn hay Trời (天). Ngũ hành của quẻ là Thổ. Trong đó, “Đoài” tượng trưng cho sông hồ và sự vui vẻ, hòa nhã còn Quẻ Càn tượng trưng cho sức mạnh to lớn.

Cách bấm quẻ Kinh Dịch


Luận quẻ Thiên Trạch Lý - Phượng Minh Kỳ Sơn thấy rằng “Lý” có nghĩa là “đi rón rén không tiến lên trước”, vì vậy nó tượng trưng cho chim phượng hoàng kêu ở núi Kỳ. Kỳ Sơn là ngọn núi nằm ở tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc, nơi có Chu Văn Vương xây lập căn cứ, tạo dựng lực lượng, lập nên nhà Chu. Phượng Minh là tiếng chim Phượng hoàng hót. Hiểu câu này có nghĩa là phượng hoàng đại diện cho sự cát  tường kêu ở Kỳ Sơn, sau đó Chu Văn Vương được tôn gọi là “Thánh Đức” xây dựng nhà Tây Chu. Nếu gieo được quẻ này chính là điềm “Quốc gia cát tường”, xuất hành thuận lợi, cầu tài thì được lợi, bệnh tật mau tiêu tan, mưu sự tất thành.

2. Quẻ Hỗ

Quẻ Hỗ là quẻ lập thông qua chọn các hào trong quẻ chủ theo 1 nguyên tắc được quy định thống nhất, biểu đạt giai đoạn giữa của công việc. Tiếp theo ta cần xác định Quẻ Hỗ từ Quẻ chủ bằng cách lấy hào 3, 4 và 5 của quẻ chủ làm Thượng Quái ta được Tốn - Gió và lấy hào 2, 3 và 4 của quẻ chủ làm Hạ Quái cũng được Ly - Hỏa.

Chú ý: Việc lấy hào rất hay nhầm nếu không để ý bởi khi xếp hào thì phải xếp từ dưới lên trên. Các bạn xem hình vẽ minh họa ngay dưới đây để hiểu cách tạo Quẻ Hỗ từ Quẻ Chủ là như thế nào:

Cách bấm quẻ Kinh Dịch

Ghép hai quẻ Thượng Quái và Hạ Quái ta được quẻ số 37 trong kinh dịch là Phong Hỏa Gia Nhân - “Kính Lý Quan Hoa” mang nghĩa là theo đuổi ảo ảnh. Quẻ này có Nội quái là: ☲ (離 li) Ly hay Hỏa (火). Ngoại quái là: ☴ (巽 xun) Tốn hay Gió (風). Ngũ hành của quẻ là Mộc.

Lời giải quẻ kinh dịch Phong Hỏa Gia Nhân có nghĩa là “người trong một nhà”, có hình tượng “Xem hoa trong gương” hiểu một cách đơn giản là người soi gương chải đầu, nhìn thấy hoa tươi rất đẹp, trong lòng muốn có nhưng không được. Vì vậy, người gieo mà gặp phải quẻ này có điềm bào là  “Theo đuổi ảo ảnh”. Đây là một quẻ xấu trong kinh dịch, trong xuất hành thì bất lợi, bệnh tật thi không khỏi, cầu lộc cầu danh lại không thành.

3. Quẻ Biến

Quẻ biến là quẻ do quẻ chủ mang hào động biến thành, biểu thị cho công việc đang ở giai đoạn cuối. Muốn xác định quẻ biến thì ta phải xác định được hào động bằng cách cộng tổng số lý của Giờ + Ngày + Tháng + Năm sau đó chia cho 6 còn dư bao nhiêu thì lấy số dư đó làm hào động. Cụ thể như sau:

  • Nếu phép chia không còn dư thì hào 6 (trên cùng) là hào động

  • Nếu phép chia dư 1 thì hào dưới cùng (hào 1) là hào động

  • Nếu phép chia dư 2 thì hào 2 là hào động

  • Nếu phép chia dư 3 thì hào 3 là hào động

  • Nếu phép chia dư 4 thì hào 4 là hào động

  • Nếu phép chia dư 5 thì hào 5 là hào động

Hào động là hào đó phải biến, vạch liền dương liền biến thành vạch đứt âm hoặc ngược lại vạch đứt âm biến thành vạch liền dương.

Cách bấm quẻ Kinh Dịch

Tiếp theo Gióng cột số 2 (Đoài) xuống bên dưới hàng số 2 (Đoài) được giao nhau ở quẻ số 58. Căn cứ vào bảng tra 64 quẻ kinh dịch ta được Quẻ Thuần Đoài - “Sấn Thuỷ Hoà Nê” – nghĩa là: “Vô cùng thuận tiện”. 

Quẻ có Nội quái mang nghĩa là: ☱ (兌 dui) Đoài hay Đầm (澤). Ngoại quái mang nghĩa là: ☱ (兌 dui) Đoài hay Đầm (澤). Ngũ hành quẻ: Kim. “Đoài” mang ý “vui vẻ” tức lâm sự mà vui. Vì vậy, nó có hình tượng giống như “nhân trời mưa đánh vữa”. "Sấn" - nhân là cơ hội, "Thuỷ" - mưa, "Hoà nê" - đánh vữa xây nhà. câu “Sấn thuỷ hoà nê” là chuyện động thổ làm nhà thì phải lo đánh vữa, nhưng giếng lại xa, hồ ao thì không có. Bỗng gặp trời mưa to, nước mưa tràn trề vì vậy mà lấy nước mưa đánh vữa, chẳng phải bỏ công sức đi xa gánh nước. Người gieo được quẻ này “Vô cùng thuận tiện” mọi sự như bệnh tật sẽ được tiêu tan, cầu tài sẽ được như ý, đại cát đại lợi.

4. Tổng kết

Việc gieo quẻ kinh dịch có thể giúp luận đoán hung cát, tiên đoán hôn nhân sinh con, xuất hành, kinh doanh sự nghiệp trong tương lai gần, từ đó có những kế hoạch chi tiết để hành động. 

– Luận hung để tránh.

Ví dụ: gia chủ có dự định làm việc gì lớn nhưng vẫn còn do dự chưa quyết thì nên gieo quẻ dự đoán hung cát. Nếu gặp quẻ hung thì nên dừng lại, tính toán chu toàn bình tâm suy nghĩ rồi tiến hành công việc sau.

– Luận cát để đón nhận

Ví dụ: Gia chủ vẫn còn do dự chưa có tự tin để quyết định có nên hợp tác làm  ăn kinh doanh lớn hay không. Vậy hãy gheo cho mình một quẻ nếu gặp được quẻ cát thì mau chóng triển khai công việc để thu tài lộc về mình. 

III. Bảng tra ý nghĩa các quẻ khi bói sim Kinh Dịch

Để nắm bắt được rõ hơn ý nghĩa tốt xấu của 64 quẻ Kinh Dịch thì quý bạn có thể tra cứu theo bảng dưới đây:

( Sách: Việt Dịch Chánh Tông)

Hướng dẫn lập Quẻ Dịch như sau:

1.Lấy năm tháng ngày giờ âm lịch đổi ra số thứ tự:

  • Năm Tý :1, Sửu:2, Dần:3, Mẹo:4, Thìn:5, Tỵ:6, Ngọ:7, Mùi:8, Thân:9, Dậu:10, Tuất:11, Hợi:12
  • Tháng Giêng:1, tháng hai:2, tháng ba: 3, tháng tư:4, tháng năm:5, tháng sáu:6, tháng bảy:7, tháng tám:8, tháng chín:9, tháng mười:10, tháng mười một: 11, tháng mười hai: 12
  • Ngày mùng một: 1, ngày mùng hai: 2 … ngày ba mươi: 30.
  • Giờ

+ Giờ Tý từ 11 giờ đêm đến 1h sáng ngày kế tiếp: 1

+ Giờ Sửu từ (1- 3 sáng): 2

+Giờ Dần từ (3 – 5 sáng): 3

+Giờ Mẹo từ (5 – 7 sáng): 4

 +Giờ Thìn (7 – 9 giờ sáng): 5  

 + Giờ Tị (9 – 11 giờ sáng): 6

  + Giờ Ngọ (11giờ trưa – 1 giờ chiều): 7

+ Giờ Mùi (1 – 3 giờ chiều): 8

+ Giờ Thân (3 – 5 giờ chiều): 9

+ Giờ Dậu (5 – 7 giờ tối): 10

+ Giờ Tuất (7 – 9 giờ tối_: 11

+ Giờ Hợi (9 – 11 giờ đêm): 12.
2) Cộng số của Năm, Tháng, Ngày (muốn biết) thành một tổng số.
3) Cộng số của Năm, Tháng, Ngày, Giờ (muốn biết) thành một tổng số.
4) Chia hai tổng số cho 8, rồi đổi số dư còn lại ra đơn quái

(xin xem số của đơn quái ở dưới).

– Nếu tổng số dưới 8 thì khỏi cần chia.

Lưu ý:

– Chia tổng số của Năm, Tháng, Ngày cho 8 làm thượng quái trước.

– Tổng số của Năm, Tháng, Ngày đó cộng thêm giờ vào rồi chia cho 8 làm hạ quái sau.

– Mỗi đơn quái chỉ có ba vạch.

Số của đơn quái: 1-Càn vi Thiên , 2-Đoài vi Trạch , 3-Ly vi Hỏa, 4-Chấn vi Lôi, 5-Tốn Vi Phong, 6-Khảm vi Thủy, 7-Cấn vi Lôi, 8-Khôn vi Địa
5) Ghép hai quái đơn đó thành chính tượng (quẻ kép):

– Thượng quái ở trên.

– Hạ quái ở dưới.
6) Lập hộ tượng (quẻ hộ, quẻ hỗ):

– Theo thứ tự của sáu vạch từ dưới lên, lấy hào 5, 4, 3 lập thành thượng quái của hộ tượng.

– Lấy hào 4, 3, 2 lập thành hạ quái của hộ tượng.
7) Biến tượng:

– Lấy tổng số của Năm, Tháng, Ngày, Giờ chia cho 6 tìm số dư, đó là hào động của quẻ (1 là hào 1 động, 2 là hào 2 động, … 6 là hào 6 động).

– Hào động là hào ấy phải biến, vạch liền (-) biến thành vạch đứt (–) , vạch đứt (–) biến thành vạch liền (-).

– Chép nguyên lại các vạch của chính tượng (quẻ chính), trừ hào động thì ghi vạch đã biến của nó, làm thành biến tượng (quẻ biến).
8) Khi lập xong chính, hộ , biến tượng phải hiểu cho tường tận ý nghĩa của dịch tượng trước khi đưa ra sử dụng.

Ví dụ: Ngày 27/7/2016 Dương Lịch. Lúc 7 giờ 3 phút tối

Bước 1: Quy ra âm lịch là ngày 24 tháng 6 năm Bính Thân giờ Tuất

Bước 2: Cộng năm tháng ngày ( Âm lịch) : 9+6+24 =39

Bước 3: Cộng năm tháng ngày giờ :9+6+24+11=50

Bước 4: Ta lấy 39 chia cho 8 được 4 dư 7. 7 ứng với đơn quái là Cấn (Thượng Quái)

              Ta lấy 50 chia cho 8 được 6 dư 2. 2 ứng với đơn quái là Đoài (Hạ Quái)

Bước 5: Ghép 2 đơn quái thành chánh tượng: Ta lập được Quẻ dịch là Sơn Trạch Tổn

Bước 6: Lập hộ tượng:

Lấy hào 5, 4, 3 lập thành thượng quái của hộ tượng: Ta được đơn quái là Khôn

Lấy hào 4, 3, 2 lập thành hạ quái của hộ tượng: Ta được đơn quái là Chấn

Vậy Hộ Tượng Là: Quẻ Dịch Địa Lôi Phục

Bước 7: Lập biến tượng:  Lấy 50 chia cho 6 được 8 dư 2. Vậy động hào 2

Sơn Trạch tổn động hào 2: Hào 2 đang là hào dương bị động biến thành hào âm

nên ta lập được quẻ dịch là Sơn Lôi Di.

Trích Việt Dịch Chánh Tông (Tài Liệu Việt Nam Dịch Lý Hội)

Bài 2: Ý tượng sơ giải của tám tượng đơn