Cách cầm máu cho người bị tiểu đường

Chăm sóc vết loét do đái tháo đường đúng cách

  • Tác giả:
  • Tham vấn Y khoa: Dược sĩ Lê Hải Linh
  • Ngày đăng: 06/06/2018

Biến chứng thần kinh, bệnh mạch máu ngoại vi là những nguyên nhân khiến người bệnh tiểu đường dễ gặp phải vết loét bàn chân nghiêm trọng. Từ một tổn thương trầy xước nhỏ, vết loét có thể lan rất nhanh do nhiễm trùng ngoài da. Trong số đó, cứ 5 người bệnh tiểu đường có bàn chân bị loét lại có 1 người phải cắt cụt chi để ngăn ngừa nhiễm trùng nghiêm trọng tới toàn cơ thể. Để nắm được cách chăm sóc vết loét bàn do đái tháo đường đúng cách và không phải chịu hậu quả khủng khiếp này, hãy tìm hiểu bài viết sau.

Cách cầm máu cho người bị tiểu đường

I. Nguyên nhân loét chân ở bệnh nhân đái tháo đường

1. Tổn thương thần kinh

Một trong những nguyên nhân gây loét chân ở bệnh nhân đái tháo đường là tổn thương thần kinh. Biểu hiện của biến chứng này là tình trạng giảm hoặc mất cảm giác. Bệnh nhân không còn cảm thấy bỏng rát hoặc nóng ran ở bàn chân khi tiếp xúc với nguồn nhiệt. Chân bị yếu cơ, teo cơ, giảm tiết mồ hôi và khô da, có khi da dày lên, nứt nẻ, dễ bị nhiễm trùng dẫn tới loét, hoại tử.

Biến chứng thần kinh của người bệnh đái tháo đường sẽ nặng lên nhiều nếu đi kèm nghiện rượu hoặc suy giảm chức năng thận gây tăng urê máu.

2. Biến chứng mạch máu ngoại vi

Biến chứng mạch máu ngoại vi khiến mạch máu co hẹp, bít tắc, dòng máu không được lưu thông bình thương. Do đó, nguồn dinh dưỡng và oxy tới nuôi các tế bào ở chân bị thiếu hụt. Tế bào trở nên yếu đuối, dễ bị tổn thương và khó có khả năng phục hồi.

Dấu hiệu cho thấy bàn chân đang thiếu máu, thiếu dinh dưỡng là da chân bị khô nứt nẻ; màu da tím sẫm; bàn chân tê bì, lạnh ngắt

3. Nhiễm trùng

Với người bình thường, vết trầy xước nhỏ sẽ lành lại nhanh chóng mà không cần chăm sóc. Với người bệnh tiểu đường, các vết trầy xước đó lại có thể là khỏi đầu của vết loét bàn chân nguy hiểm.

Do đường huyết tăng cao tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, vết thương ở người bệnh tiểu đường rất dễ bị viêm, nhiễm trùng. Không chỉ vậy, đường huyết cao cũng khiến chức năng của các tế bào bạch cầu trong máu bị suy giảm. Hệ miễn dịch tự nhiên không còn đủ mạnh để chống lại mầm bệnh bên ngoài, tái tạo tổn thương da. Do vậy, vết thương nhỏ có thể diễn biến nặng rất nhanh nếu không được xử lý đúng cách.

Cách cầm máu cho người bị tiểu đường

Bên cạnh những nguyên nhân trên, một số yếu tố nguy cơ cũng làm tăng khả năng loét bàn chân của người bệnh:

  • Mắc các bệnh lý về tim mạch: suy tim, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch
  • Béo phì
  • Hút thuốc lá
  • Điều kiện vệ sinh kém

II. Dấu hiệu nhận biết vết loét ở bệnh nhân đái tháo đường

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy vết loét đang hình thành là tình trạng chảy nước trên bàn chân của người bệnh. Nước bao gồm mồ hôi, dịch rỉ viêm tại bàn chân, có thể khiến tất hay giày bị ướt. Chân bị sưng tấy, mẩn đỏ, dễ bị kích ứng và có mùi hôi khó chịu cũng là những tín hiệu cảnh báo sớm của loét.

Khi tiến triển nặng hơn, bàn chân người bệnh sẽ xuất hiện những mô cứng màu đen sậm. Nguyên nhân của tình trạng này là do bàn chân không được cung cấp máu đầy đủ, các tế bào và mô dưới da đang dần dần chết di. Quá trình hoại tử một phần hoặc toàn bộ đang diễn ra dưới lớp mô cứng đó. Vì vậy, dịch tiết ra sẽ có mùi rất khó chịu, bàn chân dễ bị tê và đau nhức thường xuyên.

Trong nhiều trường hợp, vết loét bàn chân lại không có dấu hiệu gì cụ thể. Với những người bệnh không còn cảm giác, có đôi khi vết loét chỉ được phát hiện khi bộc lộ hoàn toàn. Loét tạo thành hố to và sâu như miệng núi lửa, bên trong có nhiều mủ và dịch chảy ra. Vùng xung quanh vết loét chai cứng, dày lên, có thể đổi màu.

Cách cầm máu cho người bị tiểu đường

Dựa trên mức độ nghiêm trọng của tổn thương, các chuyên gia y tế phân chia vết loét bàn chân tiểu đường theo thang điểm từ 0 đến 3:

  • Điểm 0: Chưa bị loét nhưng đang có nguy cơ
  • Điểm 1: Xuất hiện vết loét nhưng chưa nhiễm trùng.
  • Điểm 2: Vết loét sâu, lộ cả khớp và gân
  • Điểm 3: Vết loét rất rộng hoặc có ổ áp xe do nhiễm trùng.

Nhận biết vết loét bàn chân từ giai đoạn sớm và xử lý kịp thời sẽ giúp vết loét lành nhanh, ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng nặng.

III. Năm bước chăm sóc vết loét bàn chân đái tháo đường đúng cách

Bước 1: Kiểm soát đường huyết

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến loét bàn chân là do những biến chứng trên thần kinh, mạch máu. Cách duy nhất để giảm thiểu các biến chứng này là kiểm soát, duy trì đường huyết ở mức ổn định.

Các biện pháp để kiểm soát đường huyết:

  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Xem chi tiết tại bài viết: Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, loại bỏ các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu
  • Tái khám thường xuyên để kiểm tra đường huyết và nhận lời khuyên của bác sĩ.

Cách cầm máu cho người bị tiểu đường

Bước 2: Loại bỏ mủ dịch, mô hoại tử trên vết loét

Vết loét bàn chân có thể bị bao trùm bởi mủ, dịch và vảy đen của tổ chức hoại tử. Đây là lớp rào chắn ngăn cản tác dụng của các bước chăm sóc về sau. Vì thế, cần loại bỏ chúng sạch sẽ để việc chăm sóc ổ loét bên dưới được thuận tiện.

Với mủ và dịch thông thường, chỉ cần dùng bông thấm nước muối sinh lý để lau rửa hàng ngày. Nếu màng mủ dai và chắc chắn do vi khuẩn hình thành màng biofilm, cần dùng dụng cụ y tế để cắt bỏ.

Những vết loét có vảy đen bao phủ nên được đưa tới bệnh viện để được xử lý an toàn, tránh gây đau cho người bệnh.

Bước 3: Vệ sinh vết loét bằng dung dịch kháng khuẩn chuyên dụng

Đây là bước làm quan trọng nhất với mục tiêu chống viêm, nhiễm trùng cho vết loét. Khi đó, vết loét bàn chân sẽ được kiểm soát, giảm mủ dịch và dần dần co lại.

Do người bệnh tiểu đường có quá nhiều điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và tấn công, vết loét cần được xử lý bằng dung dịch kháng khuẩn hiệu lực mạnh, tiêu diệt được nhiều chủng vi khuẩn. Bên cạnh đó, nó cũng cần đảm bảo an toàn, không gây kích ứng, không làm cản trở quá trình lành thương tự nhiên.

Một số dung dịch kháng khuẩn được tin dùng cho vết loét bàn chân là: Dizigone, Chlorhexidine, Povidone Iod. Trong đó, Dizigone là giải pháp kháng khuẩn thế hệ mới được chứng minh với nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Tác dụng nhanh và mạnh: Diệt 100% mầm bệnh vi khuẩn CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY.
  • Không gây xót, kích ứng da, niêm mạc
  • Cơ chế tác dụng tương tự cách hệ miễn dịch tự nhiên bảo vệ cơ thể nên an toàn tuyệt đối.
  • Giảm mùi hôi khó chịu (nếu có) tại vết loét chỉ sau vài ngày.

Cách cầm máu cho người bị tiểu đường

Cách vệ sinh vết loét bàn chân bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone

  • Thấm dung dịch Dizigone ra bông, lau kỹ vết loét trong 1-2 phút.
  • Thực hiện 2-3 tiếng/lần để giữ vết loét sạch khuẩn.
  • Không cần rửa lại bằng nước.

Bước 4: Thoa kem dưỡng ẩm để kích thích lành loét nhanh chóng

Độ ẩm vừa đủ được chứng minh là có lợi cho quá trình phục hồi tổn thương da. Vì thế, ở những vùng bị loét đã khô se, không còn mủ dịch, nên cung cấp một lượng kem dưỡng ẩm thích hợp để lành nhanh.

Một số kem dưỡng ẩm thường dùng cho vết loét: Dizigone Nano Bạc, Vitamin E, Lanolin Dizigone Nano Bạc là sản phẩm đi kèm của dung dịch kháng khuẩn Dizigone, có khả năng thấm sâu, làm dịu, tái tạo da nhanh chóng. Thành phần của kem còn có chứa các phân tử nano bạc giúp duy trì hiệu lực kháng khuẩn kéo dài trên da.

Bước 5: Băng vết loét

Vết loét to, sâu và nhiều mủ dịch nên được băng lại để tránh bị vi khuẩn xâm nhập. Lưu ý chỉ băng nhẹ nhàng, không dính quá chặt để tránh gây đau.

Băng gạc cần được thay rửa để vệ sinh vết loét hàng ngày. Trong quá trình gỡ băng gạc, nếu gạc dính lại gây đau cho người bệnh, nên thấm ẩm gạc bằng nước muối sinh lý để mềm lại rồi mới nhẹ nhàng gỡ ra.

Cách cầm máu cho người bị tiểu đường

IV. Những điều cần tránh khi chăm sóc vết loét ở người bệnh đái tháo đường

  • Tuyệt đối không rắc thuốc bột kháng sinh lên vết loét. Kháng sinh tạo màng bột cứng khiến vết loét bị bít tắc, bên dưới nó vi khuẩn vẫn có thể gây viêm nhiễm như bình thường.
  • Không dùng dung dịch kháng khuẩn chứa cồn, oxy già để vệ sinh vết loét. Cồn, oxy già không chỉ gây xót mà còn làm tổn thương mô hạt, khiến vết loét khó lành.
  • Không gây áp lực lớn lên vết loét bàn chân. Khi đã bị loét, người bệnh nên hạn chế đi lại, tránh đè ép làm cản trở lưu thông máu.

Bài viết trên cung cấp đầy đủ thông tin cần biết để chăm sóc vết loét bàn chân do đái tháo đường. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh, vui lòng liên hệ HOTINE 19009482 hoặc 0964619482.

Tham khảo: Loét bàn chân do đái tháo đường nguyên nhân và cách điều trị

  1. 15/09/2020 at 10:53 chiều

    Bs cho toi hoi ba toi bi benh tieu duong nay da bi cat di mot con chan kia thi bi tai bien va liet gio k co cam giac gio toi thay tren ban chan ba toi hien len bong bong nuoc nhu bi phong nhu z ba toi co bi cua chan nua k xin bs tu van cam on

    Trả lời
    • Cách cầm máu cho người bị tiểu đường
      Dược sĩ Ngọc Minh đã bình luận

      16/09/2020 at 8:17 sáng

      Các dấu hiệu trên chân như vậy rất nguy hiểm, bạn nên đưa người nhà đi khám tại bệnh viện để được xử lý kịp thời nhé.

      Trả lời