Cách dán lại gọng kính bị gãy

Gọng kính bị gãy muôn hình muôn kiểu do cách sử dụng, do không may va chạm rơi rớt, bị vật nặng đè lên, trẻ em quậy phá và đôi khi chính bạn ngồi phải, đặc biệt vào đúng lúc bạn đang đi du lịch, đi công tác thì kính bị hỏng. Tùy từng mức độ mà ta có cách xử lý riêng, ngoại trừ tròng kính bị vỡ thì không có cách nào khác là phải ra tiệm mắt kính để làm lại.

Chất lỏng Aceton là loại dung dịch dùng để tẩy sơn móng tay có mùi hăng (bạn có thể xin nó trong cửa hàng Nail), sử dụng nó bạn cần phải cẩn thận vì nhưng thứ gì là nhựa bị chất này bám lên thì có thể bay luôn sơn hoặc bay mất chữ.

Cách dán lại gọng kính bị gãy

Nối gọng kính nhựa bị gãy bằng cách sử dụng bột backing soda

Với cách này sử dụng nguyên liệu chính đó là keo 502 và bột backing soda (bột backingsoda được nhiều gia đình sử dụng để thông ống nước hoặc súc rửa, bạn có thể xin họ), trong trường hợp cần thiết bạn có thể thay bằng loại bột khác cũng được.

Với 2 cách trên dường như là 2 cách đơn giản nhất do những nguyên liệu hay dụng cụ yêu cầu đều đơn giản và dễ kiếm

Rõ ràng, bị cận thị phải đeo kính đã là một điều "cực chẳng đã", vậy mà hội kính cận còn thường xuyên phải đối mặt với những sự phiền toái không thể yêu thương nổi. Trong đó, việc mắt kính bị lệch hay gọng kính trễ xuống dưới mắt là tình trạng xảy ra như cơm bữa.

Chẳng cần chờ lâu thêm nữa, cùng khám phá những cách khắc phục đơn giản bạn có thể làm ngay tại nhà cho cặp kính nhựa của mình nhé.

 

Kính bị mất ốc: Sử dụng tăm răng hoặc ghim tài liệu để luồn vào ren ốc

 

Cách dán lại gọng kính bị gãy

 

Khi kính bị rớt óc có thể sử dụng tâm/kim tây/chỉ may/cọng kẻm nhỏ... để gắn tạm và đến cơ sở mắt kính gần nhất để thay

Lưu ý: Không dùng keo dán dính lại

 

Kính bị  rộng, lỏng, tuột: Sử dụng dây thun để quấn chuôi càng kính

 

Cách dán lại gọng kính bị gãy

Kính tuột ảnh hưởng tầm nhìn, gây khó chịu, mỏi mắt....và dễ bị tình trạng "mắt dại" nếu không được điều chỉnh thời gian dài.

1. Sử dụng thun cột ở phần "tai kính"

2. Sử dụng máy sáy tóc hơ nóng phần "tai kính" và dùng tay uốn cho phần "tai kính" cong lại hơn để tăng độ bám vào tai mình giúp nâng kính lên.

 

 

Cách dán lại gọng kính bị gãy

 

Kính bị gẫy đôi: Sử dụng khăn giấy hoặc chỉ may kết hợp keo 502

 

Cách dán lại gọng kính bị gãy

Nếu kính bị gãy ở phần giữa gọng (cầu mủi) dùng keo 502 và khăn giấy/chỉ may quấn lại để dùng tạm thời

Kính bị vỡ khung: Sử dụng keo 502 và dây thun để định hình

 

Cách dán lại gọng kính bị gãy

Trường hợp kính bị nứt phần tròng kính, dùng keo 502 (Vào vùng kính bị nứt) và thun cố định 

Chú ý hạn chế tối đa để 502 dính vào tròng kính sẽ không phục hồi được.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp được quý khách hàng khắc phục tạm thời chiếc kính nếu không may bị hư hỏng.

Đối với team cận thị không còn gì đau lòng hơn việc chiếc kính của mình đột nhiên bị gãy. Muốn đi cắt lại thì ít nhất cũng phải có kính rồi mới đi được nên rơi vào cảnh 'hoang mang không biết làm sao'.


Ngoài ra, kính cận đeo lâu cũng thường xuyên xảy ra tình trạng bị lệch, lỏng lẻo, đeo hay bị trễ xuống mũi, cảm giác khó chịu và không nhìn rõ. Trường hợp này nhiều người không biết xử lý đành bỏ đi cắt kính mới nên rất phí.


1. Làm gì khi gọng kính bị gãy


Trường hợp kính bị gãy gọng hoặc kể cả mỗi mắt một nơi thì bạn cũng đừng vội vàng vứt đi. Việc cần làm lúc này là khéo léo làm sạch chỗ bị gãy và chuẩn bị 1 ít giấy, băng dính, keo dán nhựa.


Chú ý: Nếu vết gãy đó là vết cũ và trước đó bạn có từng dùng keo dán nó lại rồi thì hãy dùng axeton hoặc nước đánh bóng móng tay để rửa cho sạch rồi thực hiện các thao tác dưới đây.


- Đầu tiên, bạn dùng keo nhỏ lên vết gãy rồi dính chúng lại với nhau cho khớp


- Dùng kéo cắt giấy thành 1 dải dài để quấn xung quanh vết gãy đó, lấy băng dính 2 mặt hoặc băng dính thường quấn lại xung quanh vết gãy cho chắc chắn hơn.




Chú ý: Bạn không nên cắt giấy chỉ vừa khít với phần bị gãy, nên cắt rộng một chút để không gặp trường hợp vừa dính vào đã bong ra. Nếu kính bị gãy lần đầu thì chỉ cần dùng nước rửa qua chỗ vết gãy thôi. Với cách này bạn có thể tiếp tục dùng chiếc kính ấy trong khoảng 1 – 2 tháng nếu không có va chạm nhưng tốt nhất vẫn nên đi thay sớm đi nhé.


2. Khi kính bị lệch


Kính đeo được một thời gian thường bị lệch (tròng kính xộc xệch, không còn như ban đầu hoặc kính bị trượt trên mặt kính, bị lỏng) khiến bạn nhìn không rõ, mọi thứ cứ bị lệch về một bên. Đáng tiếc là nó chưa sử dụng bao lâu nên giờ lại đi thay kính thì rất tốn kém. Những lúc ấy bạn chỉ cần dùng một chiếc máy sấy là đủ.




- Đầu tiên, bạn dùng một chiếc máy sấy để chế độ nóng để gọng nhựa nóng lên, mềm ra, đảm bảo không gãy khi chỉnh sửa.


- Cách chỉnh như sau: Nếu nó bị lệch phần gọng thì bạn cầm chắc phần viền rồi uốn cong lên, còn nếu bị lệch mắt kính thì vặn cầu kính sao cho hai bên kính đều nhau. Thế là xong, bạn đã giải quyết được vấn đề rồi đấy.


3. Gọng kính lỏng, trễ dưới mắt


Thông thường, gọng kính đeo được khoảng 2 tháng là bắt đầu dãn, đến tầm 6 tháng là nó trở nên lỏng lẻo, dễ rơi. Nếu bạn phải cúi xuống, gọng kính sẽ trễ xuống dưới mắt, hoặc đơn giản là đi đường mà bị xóc cũng bị lệch kính rất khó chịu, nhiều khi nhìn vào còn thấy kì cục nữa. Lúc đó, bạn hãy:


- Lấy máy sấy làm nóng phần tai kính hay còn gọi là phần gọng trong khoảng 60 giây. Phần tai kính vì là nhựa nên sẽ mềm ra, hãy nhẹ nhàng vặn gọng kính lại tới khi thấy vừa thì thôi.Chú ý là không nên dùng quá nhiều sức vì có thể khiến kính bị gãy.




Trường hợp kính bạn sử dụng là kính kim loại thì bạn có thể chỉnh ve kính, nó chính là cái đệm nhỏ nhỏ màu trắng trắng trên kính. Hãy dùng ngón tay tì vào mặt trong của từng chiếc ve kính rồi đẩy nhẹ chúng ra cho đến khi bạn có cảm giác vừa với mắt mình là được.