Cách diệt sâu cuốn chiếu cho lan

Côn trùng, sâu bọ luôn là những vị khách không mời mà ta phải tìm cách tiêu diệt càng nhanh càng tốt. Bên cạnh các loài côn trùng như sùng đất, bọ trĩ… Thì sự xuất hiện của những vị khách nghìn chân cuốn chiếu không hại bằng nhưng nếu không xử lý sớm thì chúng có thể ăn rễ non, chồi non của cây trồng. Ở bài viết này, giathe.vn sẽ hướng dẫn mọi người cách diệt cuốn chiếu trong đất trồng đơn giản mà hiệu quả, cùng tìm hiểu nhé!

Cuốn chiếu là con gì?

Cách diệt sâu cuốn chiếu cho lan

Con cuốn chiếu hay còn được gọi bằng cái tên khác là quấn chiếu, sâu chiếu. Chúng thuộc động vật chân đốt, chân khớp, nhóm chân kép (Diplopoda). Sở dĩ gọi là cuốn chiếu là bởi vì loài này có tập tính cuộn tròn cơ thể khi gặp nguy hiểm, trông giống như khi chúng ta cuốn một chiếc chiếu nên mới có tên gọi như vậy. Loài côn trùng này xuất hiện nhiều tại khu vực ẩm ướt, có nhiều chất hữu cơ phân hủy, đặc biệt là sau khi trời mưa sẽ có nhiều cuốn chiếu. Chúng thường sống ở dưới lớp mùn cưa hay dưới lá cây chết đang phân hủy.

Cuốn chiếu thường hoạt động ở xung quanh nhà, ít khi sống trong nhà. Chúng khá hiền lành nên không hay cắn người trừ khi gặp nguy hiểm. Tuy nhiên cơ thể sâu chiếu sẽ tiết ra chất có mùi hắc gây đau nhức, bỏng da…

Đặc điểm của loài côn trùng này là cơ thể phân thành nhiều đốt và di chuyển theo dạng sóng. Đầu có dạng tròn ở mặt trên, dẹt ở mặt dưới, cơ thể có dạng ống tuýp tròn hay dẹt. Cấu tạo của cuốn chiếu gần giống với rết. Nhưng khác ở chỗ là chúng có 2 cặp chân và không lộ ra bên ngoài cơ thể. Số lượng chân từ 24 – 750 tùy từng họ, vì vậy tên khoa học của chúng là Millipedes (có ngàn cái chân).

Cuốn chiếu có hại cây không?

Loại côn trùng này vừa có lợi mà vừa có hại. Trước tiên là về lợi, sâu chiếu có tác dụng phân hủy rác hữu cơ và làm mềm đất. Nhưng chúng có tập tính sinh sản nhanh nên có thể gây bất lợi đối với cây trồng. Cuốn chiếu thường ăn lá cây khô mục, thực vật bị phân rã. Nhưng khi môi trường của chúng trở nên khô ráo, thức ăn ít đi thì cuốn chiếu sẽ chuyển sang ăn luôn phần rễ non, chồi non của cây trồng.

Đặc biệt với những cây ưa ẩm, đất có nhiều mùn, hữu cơ là điều kiện lý tưởng để cuốn chiếu phát triển. Điển hình là loại côn trùng này thường xuất hiện nhiều ở các chậu cây hoa hồng. Chính vì vậy nếu vào mùa mưa, thời tiết ẩm ướt thì nên thực hiện các biện pháp diệt cuốn chiếu để tránh gây hại cho cây.

Cách diệt cuốn chiếu trong đất trồng nhanh gọn cho nhà vườn

Tay không bắt giặc — Cách diệt cuốn chiếu trong đất trồng tiết kiệm 

Cách diệt sâu cuốn chiếu cho lan

Phương pháp bắt cuốn chiếu bằng tay được thực hiện đơn giản và ít tốn kém nhất. Nhưng chỉ hiệu quả khi số lượng cuốn chiếu ít. Nên bắt vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, lúc này chúng sẽ nằm trên bề mặt đất, còn vào buổi trưa thì cuốn chiếu trốn đi hết nên rất khó bắt. Ngoài ra sau những lần trời mưa, mọi người có thể tranh thủ ra bắt cuốn chiếu.

Bên cạnh đó, ngoài bắt bằng tay thì mọi người cũng có thể diệt bằng cách lau dọn xung quanh sân vườn. Nên loại bỏ những đám cỏ cao ẩm ướt vì đây là điều kiện thích hợp cho cuốn chiếu. Ngoài ra chỉ nên tưới nước cho cây vào sáng sớm hoặc chiều mát. Tưới vào buổi tối dễ đọng lại nước trên lá, tạo môi trường ẩm cao cho cuốn chiếu phát triển. Tóm lại, mọi người nên dọn dẹp sân vườn, xung quanh chậu cây thường xuyên để hạn chế cuốn chiếu ẩn nấp.

Cách diệt cuốn chiếu trong đất trồng bằng vôi bột và tro

Cách diệt sâu cuốn chiếu cho lan

Đây cũng là phương pháp được nhiều người sử dụng vì rất đơn giản mà hiệu quả. Bạn có thể trộn tro vào đất, tro có tác dụng làm khô đất nên cuốn chiếu sẽ không còn nơi sinh sản. Ngoài ra có thể rải 1 lớp trấu tươi và rắc vôi bột xung quanh vườn là diệt được cuốn chiếu nhanh gọn lẹ.

Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học

Cuốn chiếu có đặc điểm sợ tỏi, ớt, chanh, bưởi… Lợi dụng điều đó để tự làm thuốc trừ sâu sinh học tại nhà diệt cuốn chiếu trong đất trồng. Phương pháp này không chỉ diệt cuốn chiếu mà còn có thể phòng ngừa các loại côn trùng hại cây khác.

Đầu tiên mọi người hãy chuẩn bị 1 lít nước, 1 củ gừng, 1 quả ớt, 2 củ tỏi. Sau đó xay nhuyễn các nguyên liệu này với nhau để tạo ra hỗn hợp thuốc trừ sâu tự nhiên cực hiệu quả. Cách sử dụng là tưới hỗn hợp này vào gốc nơi có cuốn chiếu ẩn nấp trong 5 ngày liên tiếp.

Tuy nhiên nếu sử dụng hỗn hợp trên sai cách sẽ dễ gây cháy lá cây. Vì vậy chúng tôi khuyên mọi người nên sử dụng dầu Neem để diệt cuốn chiếu trong đất. Dầu Neem được sản xuất từ hạt Neem, sầu đâu và có tác dụng diệt côn trùng như sùng đất, cuốn chiếu… Đây là sản phẩm thuốc trừ sâu làm từ thiên nhiên nên rất an toàn và hiệu quả lâu dài. Mọi người nên sử dụng vào thời điểm cuốn chiếu bắt đầu xuất hiện để có tác dụng tốt nhất. Cách sử dụng là pha 5ml dầu Neem với 2 lít nước ấm. Phun ướt đều 2 mặt lá 3 ngày/lần để trị bệnh, phòng bệnh phun 7 ngày/lần.

Cách diệt sâu cuốn chiếu cho lan

Xem thêm: Bánh dầu Neem nguyên chất

Kết luận

Trên đây là các cách diệt cuốn chiếu nhanh và an toàn, không sử dụng hóa chất cho nhà vườn. Cuốn chiếu sinh sản nhiều sẽ gây hại cho cây nên mọi người cần xử lý càng sớm càng tốt. Nên thực hiện công tác phòng bệnh bằng cách dọn dẹp sân vườn, phun thuốc trừ sâu sinh học… để ngừa cuốn chiếu nhé!

Xem thêm:

So với nhiều loại côn trùng, cuốn chiếu được xem là gây hại ít nhất và không tấn công con người. Tuy nhiên, nếu xuất hiện nhiều cuốn chiếu cùng một lúc sẽ xuất hiện mùi khó chịu, những vết bẩn ố và những phiền toái không mong muốn. Song thực tế vẫn có cách diệt cuốn chiếu để chấm dứt các cuộc xâm lấn của cuốn chiếu vào các khu vực như nhà ở, sân vườn…

Để biết cách diệt cuốn chiếu hiệu quả, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Nhà Đất Mới.

I. Tìm hiểu đặc điểm của con cuốn chiếu

1. Cuốn chiếu là con gì?

Cuốn chiếu thuộc động vật chân đốt, chân khớp, nhóm chân kép (Diplopoda). Chúng có đặc điểm là có hai cặp chân khớp trên hầu hết các đoạn cơ thể. Mỗi đoạn chân kép là kết quả của hai đoạn đơn hợp nhất với nhau.

Cuốn chiếu có bao nhiêu chân?

Cái tên Millipede trong tiếng Anh thể hiện đặc điểm chính của cuốn chiếu. Tiền tố Milli nghĩa là 1000. Hay trong dân gian vẫn hay gọi là “con trăm chân”.

Nhưng thực tế, tùy theo từng loài, số lượng chân cuốn chiếu khoảng từ 24 – 750 chân. Chúng có nhiều chân như vậy để thích nghi với môi trường ẩm ướt, mục ruỗng. Những cái chân hoạt động như máy ủi đẩy cơ thể chúng vùi sâu trong đất.

Cuốn chiếu ăn gì?

Thức ăn chủ yếu của phần lớn các loài cuốn chiếu là lá cây, lá mục hoặc trộn lẫn trong đất. Một số loài cuốn chiếu khác là động vật ăn tạp hay ăn thịt. Con mồi của chúng là các loài chân khớp nhỏ như côn trùng, rết hay giun đất.

Cuốn chiếu có cắn người không?

Hầu hết các loài cuốn chiếu hiện nay đều không cắn. Có thể nói, chúng là loài động vật khá lành tính, không bao giờ tấn công loài vật lớn hơn.

Chỉ có một số ít như cuốn chiếu khổng lồ, cuốn chiếu sống chủ yếu trong hang tối là ăn côn trùng, thân đốt… Nhưng rất ít khi chúng ta thấy chúng.

Cuốn chiếu có độc không?

Độc của cuốn chiếu không quá nguy hiểm với con người. Chủ yếu là tác động ngoài da, một số loài có thể gây đau nhức, rộp da, sưng phù nhẹ…

Cuốn chiếu sợ gì?

Cuốn chiếu rất sợ những loài cây, nguyên liệu có yếu tố khử độ ẩm, hút nước mạnh và diệt khuẩn cao. Có thể kể đến như: vôi, tỏi ớt, chanh bưởi…

2. Cách phân biệt con cuốn chiếu và con rết

Nhiều người hay nhầm lẫn giữa cuốn chiếu và rết nhưng sự thực chúng có các đặc điểm sinh học để dễ dàng phân biệt.

Đặc điểmCuốn chiếuRết
Tên gọi khoa họcMillipedes (có ngàn cái chân)Centipedes (có trăm cái chân)
Đặc điểm chân– 2 Cặp chân cho mỗi phần cơ thể– Chân không lộ ra bên ngoài cơ thể– 1 cặp chân cho mỗi phần cơ thể
– Chân lộ ra bên ngoài cơ thể
Số lượng chânRất nhiều, 40 – 400 chân tùy từng họ cuốn chiếu.Thường ít hơn, phổ biến là dưới 30 chân, luôn là số cặp chân lẻ. Ví dụ 17 hay 19, 21 cặp chân (34, 38, 42 chiếc chân).

Không có số cặp chân chẵn

Di chuyểnChậmNhanh
Thức ăn chủ yếuLá cây mục hoặc lẫn trong đấtĂn thịt động vật khác (xác động vật, côn trùng…)
Tự vệ– Cuộn mình tận dụng lớp vỏ để bảo vệ cơ thể.
– Phát mùi hôi rất khó chịu.
– Chạy trốn kẻ thù bằng khả năng di chuyển nhanh
– Tiêm nọc độc chống trả
Độc tố– Gần như không bao giờ cắn
– Độc không nguy hiểm, chủ yếu là ngoài da.
– Có thể cắn
– Độc tố khá nguy hiểm, đau buốt, sưng tấy, hôn mê, hoại tử… có thể dẫn đến tử vong.

II. 7 cách phòng và diệt cuốn chiếu không dùng hóa chất

Cuốn chiếu là loài thường gây hại cho cây trồng, chậu cảnh trong nhà. Đặc biệt là các loại lan, hoa hồng… Hơn thế, chúng có mùi hôi rất khó chịu nên cần loại bỏ hoặc tiêu diệt khỏi nhà càng sớm càng tốt.

Dưới đây là một vài biện pháp hữu hiệu có thể làm ngay tại nhà:

1. Vệ sinh sân vườn thường xuyên

Những bãi cỏ, chậu hoa trong sân vườn hay ban công là nơi ẩn nấp lý tưởng của cuốn chiếu. Do đó nếu muốn phòng và trị loại côn trùng này, cần phải vệ sinh sân vườn thường xuyên. Cụ thể:

  • Loại bỏ những đám cỏ cao gây ẩm ướt vì cuốn chiếu không thể sống lâu ở những nơi khô thoáng
  • Nên tưới nước vào buổi sáng thay vì buổi tối cho sân vườn do cuốn chiếu hoạt động mạnh về đêm

Cách diệt sâu cuốn chiếu cho lan
Vệ sinh sân vườn thường xuyên là cách phòng chống cuốn chiếu hiệu quả

2. Loại bỏ hoặc di dời vị trí cuốn chiếu ẩn nấp

Cách phòng và cách diệt cuốn chiếu hiệu quả nhưng đảm bảo sức khỏe và an toàn cho gia chủ là dọn dẹp sạch các nơi có lá cây hoặc tương tự. Khi không có chỗ trú, cuốn chiếu sẽ tự động rời đi và không tấn công vào các khu vực lân cận như không gian sinh hoạt của gia đình.

  • Nên dọn dẹp và loại bỏ vật liệu vụn không cần thiết. Trường hợp thực sự cần, nên để những vật liệu đó cách xa ngôi nhà hay sân vườn của gia đình bạn.
  • Loại bỏ các chất hữu cơ thối rữa cũng là loại bỏ thức ăn của cuốn chiếu. Từ đó tiêu diệt được loại côn trùng này.
  • Các lớp phủ vườn chỉ nên dày tối đa từ 7,5 đến 10cm và cách xa móng nhà tối thiểu từ 60 đến 90cm.
  • Cắt tỉa các bụi cây vào mùa xuân để giúp không khí lưu thông, qua đó môi trường cũng trở nên khô thoáng hơn.

3. Không để nước mưa chảy xuống nhà

Nhiều gia đình có thiết kế cách thoát nước ngay gần nhà. Điều này vô tình thu hút cuốn chiếu bởi đây là côn trùng ưa thích môi trường ẩm ướt. Cho nên, cần dẫn nước mưa ra xa nhà.

  • Nối thêm các máng xối để nước mưa chảy càng xa nhà càng tốt
  • Kiểm tra quanh nhà để tìm những điều kiện khiến cho ngôi nhà ẩm ướt và tìm cách xử lý
  • Khóa các đầu vòi phun nước ở gần móng nhà

Cách diệt sâu cuốn chiếu cho lan
Không để nước mưa chảy trực tiếp vào nhà tạo điều kiện cho cuốn chiếu ẩn nấp

4. Bịt kín các khe hở và vết nứt dẫn vào nhà

Các vết nứt ở móng hoặc tường nhà cần phải sửa chữa lại ngay. Cách làm này là để tránh cho cuốn chiếu vào nhà qua những vết nứt này. Theo đó:

  • Cửa sổ và cửa ra vào phải khít. Nếu phát hiện cánh cửa nào không khít, hãy tìm cách khắc phục
  • Kiểm tra các vết nứt và hở quanh nhà, lấp đầy các kẽ hở bằng keo trám để chặn đường vào nhà của cuốn chiếu
  • Kiểm tra các nẹp cửa xung quanh nhà bằng cách soi đèn pin dọc các cạnh cửa ra vào và cửa sổ đang đóng. Nếu thấy tia sáng lọt qua bạn sẽ phải sửa lại các nẹp chắn
  • Nắp lưới cho các lỗ thông gió

5. Quét sạch, đuổi cuốn chiếu ra khỏi nhà

Cách trị cuốn chiếu cực kỳ đơn giản là sử dụng máy hút bụi hoặc dùng chổi quét sạch cuốn chiếu ra khỏi nhà.

Cách diệt sâu cuốn chiếu cho lan
Nếu phát hiện cuốn chiếu trong nhà có thể sử dụng máy hút bụi hoặc chổi để quét chúng ra khỏi nhà

Do cuốn chiếu không xuất hiện ở những nơi sạch sẽ mà chỉ ẩn nấp tại những khu vực không đảm bảo vệ sinh cho nên khi mua nhà đất, hãy cố gắng chọn những ngôi nhà có vị trí tốt, cao ráo, sạch sẽ.

6. Loại bỏ độ ẩm trong nhà

Như đã chia sẻ, cuốn chiếu ưa độ ẩm cao, bởi vậy muốn tìm cách diệt cuốn chiếu bạn phải loại bỏ độ ẩm trong nhà. Có thể dùng máy hút ẩm để hút độ ẩm thừa. Ngoài ra:

  • Nếu nhà bạn có tầng hầm cần chú ý khu vực này
  • Cuốn chiếu không sống lâu được trong nhà khô ráo, chỉ sau 24 giờ sau khi bị nhốt chúng sẽ không sinh sản và chết

Nếu có nhu cầu tư vấn bất động sản, kiến thức nhà ở, các bạn có thể tham khảo ngay tính năng đăng ký nhận tin của Nhà Đất Mới.

7. Trộn tro vào đất

Để tìm cách loại bỏ cuốn chiếu ngoài trời bạn hãy trộn một nắm tro bếp khô vào đất xung quanh nhà, nhất là với đất ẩm. Tro sẽ làm khô đất khiến cuốn chiếu không còn nơi sinh sản.

Cách diệt sâu cuốn chiếu cho lan
Có thể trộn tro vào đất để khiến cuốn chiếu không thể sinh sản được

II. 2 cách trị cuốn chiếu bằng hóa chất

Nếu như đã áp dụng các biện pháp tự nhiên ở trên mà không mang lại kết quả như mong đợi, bạn nên cân nhắc sử dụng hóa chất, thuốc diệt côn trùng để “đánh bay” sâu cuốn chiếu ra khỏi nhà.

1. Sử dụng thuốc xịt côn trùng

Với cách diệt cuốn chiếu này, bạn chỉ nên áp dụng sau khi đã thử các cách trên mà không thấy hiệu quả. Nhưng nhiều loại thuốc xịt côn trùng không phát huy tác dụng khi môi trường ẩm ướt. Do đó bạn cần loại bỏ độ ẩm trong không khí trước khi tiến hành phun thuốc.

Cách diệt sâu cuốn chiếu cho lan
Sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng hoặc trừ sâu để diệt cuốn chiếu

2. Sử dụng thuốc trừ sâu

Khi bắt buộc phải dùng tới hóa chất để diệt cuốn chiếu, bạn phải trang bị đầy đủ các sản phẩm phòng hộ như găng tay, khẩu trang,… để tránh cho các hóa chất này ảnh hưởng tới sức khỏe. Phải ra khỏi nơi xịt trong khoảng 60 cho tới 120 phút để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Câu hỏi thường gặp về con cuốn chiếu

Con cuốn chiếu là con gì?

Con cuốn chiếu hay con quấn chiếu, con sâu chiếu, bọ chiếu thuộc động vật chân đốt, chân khớp, nhóm chân kép (Diplopoda). Chúng có đặc điểm là có hai cặp chân khớp trên hầu hết các đoạn cơ thể. Chúng bò rất chậm, khá giống sâu, có mùi hôi khó chịu khi chạm phải.

Tại sao gọi là cuốn chiếu?

Điều này từ tập tính cuộn tròn cơ thể của sinh vật này khi gặp nguy hiểm, tác động ngoại lực, giống như khi người ta cuốn một chiếc chiếu.

Cuốn chiếu có lợi hay hại? Cuốn chiếu có tác dụng gì? Con cuốn chiếu có hại không?

Cuốn chiếu vừa có lợi vừa có hại. Tác dụng của quấn chiếu là phân hủy rác hữu cơ, mềm đất. Chúng ít gây hại cho con người, nhưng chuyên ăn rễ non của cây trồng nên cần loại bỏ, đuổi cuốn chiếu ở chậu cây, cây con. Mặc dù cuốn chiếu không gây hại cho cây trồng hơn thế nó giúp làm mềm chất hữu cơ giúp cây sinh trưởng tốt.

Cuốn chiếu có độc không?

Cuốn chiếu ít và hầu như không gây hại cho người nhưng chúng tiết ra chất có mùi hắc, gây đau nhức, phù nề, bỏng da, nguy hiểm khi tiếp xúc với mắt người, gây viêm mạc, tổn thương mắt.

Cuốn chiếu ăn được không? Ăn nhầm cuốn chiếu có sao không?

Nhiều người từng cho rằng ăn con cuốn chiếu giúp cai rượu nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho điều này. Tốt nhất là không ăn cuốn chiếu vì chúng cũng chứa chút độc tính. Nếu ăn nhầm phải cuốn chiếu cũng không mấy nguy hiểm, hãy theo dõi nếu có triệu chứng không tốt.

Cuốn chiếu bò lên người có sao không? Người bị cuốn chiếu cắn có sao không?

Nọc độc của cuốn chiếu là các chất ăn da không nguy hiểm, khi cắn người chỉ gây ra hiện tượng da mẩn đỏ, sưng tấy, gây ngứa, rát tại chỗ, nặng có thể gây viêm da khi cọ xát mạnh. Cuốn chiếu là loài hiền lành nên khi chúng bò lên người, bạn nên nhẹ nhàng rũ hay gạt chúng ra khỏi cơ thể.

Phương pháp cuốn chiếu là gì? Làm cuốn chiếu là gì?

Phương pháp hay làm cuốn chiếu là làm công đoạn nào, việc gì thì hoàn thiện, dứt điểm công việc đó rồi chuyển sang công đoạn, việc khác.

Trên đây là các cách diệt cuốn chiếu Nhà Đất Mới đã tổng hợp. Hi vọng những kiến thức trong bài viết sẽ giúp bạn áp dụng một cách hữu ích vào thực tế, để không gian sống trở nên sạch sẽ, dễ chịu hơn. Đồng thời bảo đảm an toàn sức khỏe cho toàn thể gia đình.