Cách mạng công nghiệp 4.0: cơ hội và thách thức của việt nam

Cách mạnh Công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp

Thứ tư - 14/07/2021 05:45
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thì việc tiếp cận thành tựu cách mạng sản xuất mới, sẽ tạo ra công cụ đắc lực giúp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp (DN) trong Khu kinh tế, các khu công nghiệp Bình Định (KKT, KCN) nói riêng tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những cải cách công nghệ mang tính đột phá có thể tạo ra những bước chuyển biến quan trọng trong sản xuất và năng suất. Các DN trong KKT, các KCN tỉnh phần lớn vẫn đang duy trì mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào khai thác lợi thế về tài nguyên, gia công lắp ráp và phát triển sản xuất, xuất khẩu những ngành sử dụng nhiều lao động và có kỹ năng thấp và những lợi thế này lại đang mất dần.
Cách mạng công nghiệp 4.0: cơ hội và thách thức của việt nam
Trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CCMCN), các DN sẽ có nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển. Những ứng dụng của CCMCN 4.0 là các công cụ giúp cho việc mở rộng và đa dạng hóa các hình thức sản xuất, quản lý. Con người có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và đầy đủ nhờ sự hỗ trợ của internet, dữ liệu lớn, sự phát triển của hệ thống thông tin trực tuyến, mạng xã hội... Dữ liệu lớn giúp cho việc thu thập và phân tách dữ liệu dễ dàng hơn, thông qua đó có thể hỗ trợ việc ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn. CCMCN 4.0 cũng sẽ dẫn tới xu hướng các nước có lợi thế về công nghệ và vốn sẽ quay trở lại đầu tư vào quốc gia của mình trên cơ sở áp dụng công nghệ “nhà máy thông minh”, chứ không đầu tư sang các nước có lợi thế về nguồn lao động. Đây là thách thức lớn, đặc biệt là với các quốc gia có lực lượng lớn lao động tay nghề thấp, đòi hỏi quốc gia đó phải có tầm nhìn chiến lược để thực hiện việc chuyển đổi tư duy về nghề nghiệp, quan hệ hợp đồng, quan hệ lao động cho người lao động.
Về cơ hội:
CCMCN 4.0 sẽ tạo ra động lực để các DN phải ý thức và thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới tư duy về sản xuất và tư duy thị trường phù hợp; những động lực đó sẽ tác động làm giảm chi phí và tăng năng suất, chất lượng lao động trong SXCN;
CCMCN 4.0 sẽ buộc DN phải cơ cấu lại và thay đổi từ phương thức tổ chức sản xuất đến quy trình và các công đoạn trong toàn bộ quá trình sản xuất của ngành công nghiệp; thúc đẩy năng lực sáng tạo trong sản xuất công nghiệp nhờ việc thử nghiệm sản phẩm mới ít rủi ro, bớt tốn kém hơn nhờ sự hỗ trợ của các công nghệ mới;
Chi phí cho giao thông và thông tin sẽ giảm xuống, dịch vụ hậu cần và chuỗi cung ứng sẽ trở nên hiệu quả hơn và các chi phí thương mại sẽ giảm bớt, tất cả sẽ làm mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;
Về phía cung ứng, nhiều ngành công nghiệp đang chứng kiến sự tiếp cận của các công nghệ mới. Do đó, các DN sẽ tiếp cận được với các công nghệ hiện đại, cải thiện phẩm chất, tốc độ, giá cả mà khi được chuyển giao nó có giá trị hơn.
Về thách thức:
Thách thức trong việc phải có nhận thức đầy đủ về bản chất, tác động của CCMCN 4.0 và khả năng tư duy, quản lý điều phối tích hợp các yếu tố công nghệ, phi công nghệ, giữa thực và ảo, giữa con người và máy móc;
Hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin trong các DN mặc dù đã được chú trọng nhưng chưa đáp ứng đảm bảo đáp ứng được sự sẵn sàng của CCMCN 4.0 này. Theo đó là những thách thức từ những yếu kém nội tại của các DN.
Để gia nhập vào xu thế CCMCN 4.0, đòi hỏi phải có sự phát triển dựa trên tích lũy nền tảng lâu dài của nhiều lĩnh vực nghiên cứu cơ bản định hướng trong lĩnh vực Khoa học và công nghệ, đặc biệt là vật lý, sinh học, khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo, các lĩnh vực công nghệ mới, nghiên cứu các công nghệ mang tính đột phá;
Đặt ra những vấn đề lớn về giải quyết việc làm, ô nhiễm môi trường, đạo đức xã hội, rủi ro công nghệ.
Để tận dụng cơ hội từ CCMCN 4.0 thì không chỉ mỗi ngành, mỗi lĩnh vực mà cả hệ thống chính trị đều phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho sự sẵn sàng tận dụng tối đa cơ hội và hạn chế tối thiểu thách thức trước CCMCN 4.0 này; một số giải pháp đề xuất như sau:
- Thứ nhất, cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến mạnh mẽ trong hệ thống chính trị, đến DN, hiệp hội DN trên địa bàn tỉnh về bản chất, xu thế vận động, những cơ hội, thách thức, tác động của CCMCN 4.0.
- Thứ hai, hoàn thiện hệ thống thể chế thuận lợi cho nền kinh tế số phát triển và tham gia CCMCN 4.0, tự do hóa đầu tư tham gia, ứng dụng CCMCN 4.0.
- Thứ ba, cần hoàn thiện hạ tầng pháp lý, tạo môi trường pháp triển và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán điện tử trong giao dịch thương mại và hỗ trợ pháp lý phát triển các hình thức kinh doanh mới. Bên cạnh đó, là các giải pháp tối ưu hóa mô hình sản xuất kinh doanh trong bối cảnh ra đời của tư liệu sản xuất và sự thay đổi về phương thức sản xuất mới dưới tác động bởi CCMCN 4.0.
- Thứ tư, cần tập trung cho giáo dục và đào tạo tốt, đặc biệt là trong khoa học và công nghệ; đảm bảo môi trường đầu tư ổn định và quản lý tài chính công tốt.

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 – Những cơ hội và thách thức trong ngành kinh tế số Việt Nam

Khang aptech2021-02-24T14:46:39+00:00
Bởi Khang aptech Chưa được phân loại 0 bình luận

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 (CMCN 4.0) đem đến cho ngành kinh tế số Việt Nam nhiều cơ hội lớn. Tuy nhiên, song song với đó cũng là những thử thách khó khăn. Điều này đòi hỏi các bên liên quan đều phải nỗ lực cố gắng để đưa kinh tế VN phát triển vượt bậc. Trong đó, nhà đào tạo nguồn nhân lực Công nghệ thông tin (CNTT) đóng vai trò hết sức quan trọng.

Cơ hội và thách thức trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Thứ Ba, 10-11-2020, 03:29
Facebook Email Bản in +

Nghiên cứu dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, chúng tôi nhận thức sâu sắc về chủ trương tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Việc điều chỉnh, bổ sung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nền kinh tế, các ngành, lĩnh vực phù hợp thực tiễn đất nước và trình độ phát triển khoa học, công nghệ hiện đại trên thế giới, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sẽ tác động tích cực tới các doanh nghiệp hoạt động ở nhiều lĩnh vực.

Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức, phương thức sản xuất hiện nay, đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc đổi mới và cập nhật xu thế công nghệ đối với các doanh nghiệp. Cách mạng 4.0 mang lại nhiều cơ hội, cho phép doanh nghiệp tiếp cận thông tin, tri thức, các công nghệ tiên tiến, với những đột phá giúp giảm mạnh chi phí sản xuất, vận hành, giảm áp lực về trình độ của lực lượng lao động. Bên cạnh cơ hội, điều đó cũng đặt ra áp lực, thách thức không nhỏ. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa đủ năng lực cạnh tranh, chưa sẵn sàng tiếp cận công nghệ mới, còn bị động với các xu thế phát triển mới, chưa sẵn sàng chuyển hướng mô hình tổ chức kinh doanh, trong đó, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt và đứng trước áp lực về nguồn lực đầu tư để chuyển đổi, đổi mới sáng tạo, đột phá...

Đây là một thực tế đối với ngành đường sắt Việt Nam. Tại dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, Trung ương đã chỉ rõ, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại chưa đạt yêu cầu. Vận tải hàng hóa trong nước chủ yếu là đường bộ. Đầu tư mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực đường bộ, chưa quan tâm đúng mức tới đường sắt, đường thủy... Làm việc lâu năm tại ngành đường sắt, chúng tôi rất chờ đợi sự định hướng của Đảng cụ thể hóa, sát thực tiễn hơn, làm đòn bẩy thay đổi căn bản ngành công nghiệp đường sắt. Trong môi trường cạnh tranh quyết liệt với các phương thức vận tải khác mà vận tải đường sắt luôn ở thế bất lợi bởi hệ thống kết cấu hạ tầng và công nghệ vận tải cũ kỹ, lạc hậu, nhiều năm không được quan tâm đầu tư đúng mức. Hệ thống văn bản quy phạm, pháp luật cho hoạt động kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với xu thế chung của các nước trên thế giới và thực trạng đường sắt Việt Nam...

Trong điều kiện đó, làm sao để sự phát triển tận dụng được những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải và chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam theo từng thời kỳ là câu hỏi mà chỉ một mình ngành đường sắt sẽ không thể trả lời. Cần có giải pháp tổng thể ở tầm vĩ mô để việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ đường sắt bảo đảm tiên tiến, hiện đại và làm chủ được công nghệ thời kỳ cách mạng 4.0. Về phương tiện, trước mắt cần nghiên cứu giải pháp sản xuất để thay thế các phương tiện giao thông đường sắt cũ nát, quá niên hạn sử dụng. Giải pháp lâu dài là lựa chọn công nghệ, tiến tới đóng mới toàn bộ các đoàn tàu nội đô và trên mạng lưới đường sắt quốc gia. Về hạ tầng đường sắt, cần liên doanh liên kết các cơ sở trong và ngoài nước hướng tới sản xuất toàn bộ phụ kiện vào năm 2030.
Để định hướng có tính khả thi cao, cần những giải pháp cơ bản về cơ chế chính sách, quy hoạch, nguồn vốn; về khoa học công nghệ... đồng bộ, liên thông nhằm phát triển công nghiệp đường sắt phù hợp trình độ phát triển chung của ngành giao thông vận tải, tiếp tục thực hiện hiệu quả một trong ba đột phá chiến lược trong giai đoạn tiếp theo.

TẠ MẠNH THẮNG (Công ty cổ phần Xe lửa Gia Lâm)
Facebook Twitter Link EmailQuay lại

Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức