Cách nào sau đây tạo ra điện từ trường

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 9 bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?

  • A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.
  • B. Nối hai cực của nam châm vào vào hai đầu cuộn dây dẫn.
  • C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong lòng một cuộn dây dẫn kín.

Câu 2: Dùng một thanh nam châm và một vòng dây dẫn như hình vẽ 85. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong những thời gian nào?

Cách nào sau đây tạo ra điện từ trường

  • A. Trong thời gian đưa nam châm lại gần vòng dây.
  • B. Trong thời gian đưa nam châm ra xa vòng dây.
  • C. Trong thời gian giữ cố định nam châm trong lòng vòng dây.

Câu 3: Cho một cuộn dây dẫn mà hai đầu nối với bóng đèn LED và một thanh nam châm vĩnh cửu. Bố trí thí nghiệm như hình 87. Khi đưa nam châm vào trong lòng cuộn dây thì thấy đèn LED sáng. Thông tin nào sau đây là đúng?

Cách nào sau đây tạo ra điện từ trường

  • A. Trong cuộn dây có dòng điện cảm ứng.
  • B. Khi đã đưa nam châm vào trong lòng cuộn dây và để nam châm cố định trong đó thì đèn LED tắt.
  • C. Trong khi rút nam châm ra ngoài, đèn  LED lại sáng.

Sử dụng các quy ước sau trả lời các câu hỏi 4, 5, 6, 7, 8

Trong mỗi câu hỏi có hai hình vẽ về sự xuất hiện dòng điện cảm ứng trong vòng dây hoặc ống dây. Mũi tên cho biết chiều dịch chuyển của nam châm hay ống dây. Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 4:

Cách nào sau đây tạo ra điện từ trường

  • B. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b sai.
  • C. Hình vẽ a sai. Hình vẽ b đúng.
  • D. Cả hai hình vẽ đều sai.

Câu 5:

Cách nào sau đây tạo ra điện từ trường

  • A. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b đúng. 
  • C. Hình vẽ a sai. Hình vẽ b đúng.
  • D. Cả hai hình vẽ đều sai.

Câu 6:

Cách nào sau đây tạo ra điện từ trường

  • A. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b đúng. 
  • B. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b sai.
  • D. Cả hai hình vẽ đều sai.

Câu 7:

Cách nào sau đây tạo ra điện từ trường

  • A. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b đúng. 
  • C. Hình vẽ a sai. Hình vẽ b đúng.
  • D. Cả hai hình vẽ đều sai.

Câu 8:

Cách nào sau đây tạo ra điện từ trường

  • A. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b đúng. 
  • B. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b sai.
  • C. Hình vẽ a sai. Hình vẽ b đúng.

Câu 9: Đặt nam châm nằm yên trước cuộn dây dẫn sao cho lõi sắt lồng vào trong lòng cuộn dây như hình 93. Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây có xuất hiện dòng điện?

Cách nào sau đây tạo ra điện từ trường

  • B. Khi dòng điện đã ổn định.
  • C. Trước khi ngắt mạch điện.
  • D. Sau khi ngắt mạch điện.

Câu 10: Trên hình 94 là cấu tạo của một đinamô xe đạp đã tháo bỏ một phần vỏ ngoài. Hãy cho biết thông tin nào sau đây là đúng?

Cách nào sau đây tạo ra điện từ trường

  • A. Đinamô xe đạp hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
  • B. Bóng đèn chỉ phát sáng khi núm quay của đinamô quay.
  • C. Trong đinamô có nam châm vĩnh cửu tạo ra từ trường và cuộn dây tạo ra dòng điện.

Câu 11: Đinamô ở xe đạp có cấu tạo gồm:

  • B. Điện tích và cuộn dây dẫn.
  • C. Nam châm và điện tích.
  • D. Nam châm điện và điện tích.

Câu 12: Ta có thể dùng nam châm nào để tạo ra dòng điện?

  • A. Nam châm vĩnh cửu.
  • B. Nam châm điện.
  • D. Không có loại nam châm nào cả.

Câu 13: Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?

  • A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.
  • B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn.
  • C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

Câu 14: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ?

  • A. Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín khi cuộn dây chuyển động trong từ trường.
  • B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi nối hai đầu cuộn dây với đinamô xe đạp đang quay.
  • C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu bên cạnh đó có một dòng điện khác đang thay đổi.

Câu 15: Cách nào dưới đây không thể tạo ra dòng điện?

  • A. Quay nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín.
  • C. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
  • D. Rút cuộn dây ra xa nam châm vĩnh cửu.

Câu 16: Quan sát hình vẽ và cho biết khi nào kim của ampe kế sẽ bị lệch (Tức là xuất hiện dòng điện cảm ứng)?

Cách nào sau đây tạo ra điện từ trường

Chọn trường hợp đúng trong các trường hợp sau:

  • A. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến xuống dưới.
  • C. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến lên trên.
  • D. Cả 3 trường hợp, kim của ampe kế đều bị lệch.

Câu 17: Cách để tạo ra được dòng điện cảm ứng trong đinamô xe đạp?

  • A. Nối hai đầu của đinamô với hai cực của acquy.
  • B. Cho bánh xe cọ xát mạnh vào núm đinamô.
  • D. Cho xe đạp chạy nhanh trên đường.

Câu 18: Cách nào dưới đây không tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?

  • B. Cho cuộn dây dẫn quay cắt các đường sức từ của nam châm chữ U.
  • C. Cho một đầu của nam châm điện chuyển động lại gần một đầu cuộn dây dẫn.
  • D. Đặt nam châm điện ở trước đầu cuộn dây rồi ngắt mạch điện của nam châm.

Câu 19: Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?

  • A. Mắc xen vào cuộn dây dẫn một chiếc pin.
  • B. Dùng một nam châm mạnh đặt gần đầu cuộn dây.
  • C. Cho một cực của nam châm chạm vào cuộn dây dẫn.

Câu 20: Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta nhận biết được điều gì?

  • A. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm.
  • B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm.
  • D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm.

trắc nghiệm theo bài vật lí 9, trắc nghiệm vật lí bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ, trắc nghiệm lớp 9

Đáp án chính xác nhất của Top lời giảicho câu hỏi trắc nghiệm: “Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về dòng điện cảm ứng là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo bộ môn Vật lí 11.

Trắc nghiệm:Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?

A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.

B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn.

C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

Để tạo ra dòng điện cảm ứng, ta đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về dòng điện cảm ứng nhé!

Kiến thức mở rộng về dòng điện cảm ứng

1. Dòng điện cảm ứng là gì? Chiều của dòng điện cảm ứng

a. Dòng điện cảm ứng là gì?

- Dòng điện cảm ứng là một hiện tượng thuộc loại cảm ứng điện từ. Hiện tượng này xảy ra khi một dòng điện được sinh ra trong mạch dẫn kín được đặt trong môi trường từ trường.

- Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín khi có từ thông đi qua. Trong một dây dẫn kín đặt trong từ trường khi từ thông gửi qua khung dây bị biến thiên và có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông đã sinh ra nó. Điều này đã được nhà Vật lý, Hóa học người Anh – Michael Faraday khám phá qua một nghiên cứu năm 1831, cụ thể như sau:

b. Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi nào?

- Ông sử dụng một cuộn dây, sau đó mắc nối tiếp nó với một điện kế (được ký hiệu là G) và tạo thành một mạch kín. Bên trong cuộn dây ông đặt một nam châm với hai cực âm (-), dương (+). Sau đó, ông nhận thấy có một dòng điện được sản sinh ra trong mạch kín và dòng điện này chính là dòng điện cảm ứng điện từ. Tiếp tục nghiên cứu và thực hiện các tương tác lên nam châm thì ông nhận thấy:

- Dòng điện cảm ứng sẽ có chiều ngược lại khi ông rút nam châm ra khỏi cuộn dây.

+ Khi ông di chuyển cục nam châm càng nhanh thì cường độ của dòng điện cảm ứng càng lớn.

+ Dòng điện cảm ứng sẽ bằng 0 khi ông giữ cho thanh nam châm đứng yên.

+ Tiếp tục, khi ông đưa ống dây có dòng điện chạy qua để thay thế cho cục nam châm và tiến hành các thí nghiệm tương tự thì ông cũng thu lại được những kết quả tương tự.

- Từ những thí nghiệm trên thì ông đã đưa ra những kết luận như sau:

+ Dòng điện cảm ứng điện từ được sinh ra trong mạch điện là do có từ thông đi qua mạch kín và nó thay đổi theo thời gian.

+ Dòng điện cảm ứng chỉ được sinh ra và tồn tại trong khoảng thời gian mà có từ thông đi qua mạch kín biến đổi.

+ Tốc độ biến đổi của từ thông sẽ tỉ lệ thuận với cường độ của dòng điện cảm ứng.

+ Từ thông đi qua mạch tăng hay giảm sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp đến chiều của dòng điện.

c. Xác định chiều của dòng điện cảm ứng

- Đồng thời với những nghiên cứu và kết luận của nhà Vật Lý Michael Faraday thì nhà Vật Lý học Heinrich Lenz cũng nghiên cứu về hiện tượng cảm ứng điện từ. Sau đó, ông đã phát minh ra định luật Lenz (lấy từ trên của Ông) một cách tổng quát giúp con người xác định được chiều của dòng điện cảm ứng.

- Cụ thể, định luật Lenz được phát biểu như sau:

+ Chiều của dòng điện cảm ứng trong dây dẫn được sinh ra bởi sự biến thiên của từ trường tuân theo định luật cảm ứng Faraday thì sẽ tạo ra một từ trường chống lại sự biến thiên từ thông đã sinh ra nó.

+ Dòng điện cảm ứng phải có chiều sao cho từ trường mà nó đã sinh ra có tác dụng chống lại các nguyên nhân đã sinh ra nó.

2. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng

- Dòng điện cảm ứng là một hiện tượngcảm ứng điện từ, khi từ trường sinh ra dòng điện. Hiện tượng này được Michael Faraday khám phá qua thực nghiệm năm 1831. Định nghĩa dòng điện cảm ứng là dòng điện xuất hiện khi từ thông qua mạch biến thiên

- Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng: Khi đưa nam châm lại gần hoặc xa cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.

+ TH1: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên đặt trong từ trường của một nam châm.

+ TH2: Khi đóng hay ngắt mạch điện, từ trường của nam châm đột ngột xuất hiện hay biến mất. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn biến thiên (tăng hoặc giảm). Trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.

3. Ứng dụng của dòng điện cảm ứng điện từ

Nó tạo nên một sự thay đổi lớn trong đời sống và nhiều lĩnh vực, khi nó được áp dụng thành công trong các lĩnh vực đó.

a. Bếp Từ

- Bếp từ, một cụm từ đã nói lên nó sử dụng công nghệ gì. Đó là dòng điện cảm ứng điện từ. Nó làm nóng dụng cụ nấu bếp (xoang, chảo…) bằng dòng điện cảm ứng. Một cuộn dây đồng sẽ được đặt dưới một vật liệu cách nhiệt, một dòng điện xoay chiều được truyền qua cuộn dây đồng này.

- Từ trường dao động tạo ra một từ thông liên tục từ hóa nồi, ngay lúc này nồi đóng vai trò như lõi từ của máy biến áp. Điều này đã tạo ra dòng điện xoáy (chúng ta còn gọi là dòng điện Fu-cô) lớn ở trong nồi. Vì có tác dụng của dòng Fu-cô, nồi nấu chịu tác dụng của lực hãm điện từ gây ra hiệu ứng tỏa nhiệt Jun – Lenxơ và làm nóng đáy nồi dẫn đến làm nóng thức ăn bên trong.

b. Máy phát điện

- Máy phát điện sử dụng năng lượng cơ học để tạo ra nguồn điện. Cốt lõi của các bộ phận bên trong máy phát điện là một cuộn dây trong từ trường. Nguyên lý hoạt động của máy phát điện này chính là cuộn dây điện sẽ được quay trong từ trường với tốc độ không đổi và nó tạo ra điện xoay chiều.

c. Quạt điện

- Quạt điện và các hệ thống làm mát khác thì sử dụng động cơ điện. Những động cơ này hoạt động cũng dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Trong bất kỳ thiết bị điện nào thì động cơ điện hoạt động bởi từ trường được tạo ra bởi dòng điện theo định lý Lo-ren-xơ (Lorentz). Những động cơ này chỉ khác nhau về chi phí dựa trên ứng dụng và kích thước.

- Ngoài ra, còn rất nhiều ứng dụng của định luật cảm ứng điện từ trong thiết bị gia dụng như: lò nướng, chuông cửa, lò vi sóng, máy xay, loa, …

d. Trong y học

- Trong y học ngày nay thì trường điện từ có một vai trò cực kỳ quan trọng trong tất cả các thiết bị y tế tiên tiến. Ví dụ như: các phương pháp điều trị tăng thân nhiệt cho bệnh nhân ung thư, cấy ghép và chụp cộng hưởng từ (MRI).

- Bên cạnh các lĩnh vực được kể ra trên đây thì định luật dòng điện cảm ứng điện từ còn có vai trò quan trọng cũng như ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong đời sống như: công nghiệp, không gian,…

e. Tàu điện từ

- Đây là một trong những công nghệ hiện đại của các hệ thống giao thông sử dụng định luật cảm ứng điện từ. Tàu đệm từ sử dụng nam châm điện mạnh giúp tăng tốc độ của tàu lên một mức đáng kể

f. Đèn huỳnh quang

- Các hệ thống chiếu sáng được sử dụng phổ biến nhất trong các tòa nhà thương mại và gia đình chính là hệ thống chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang.

- Chấn lưu được sử dụng trong đèn huỳnh quang hoạt động dựa trên nguyên lý điện từ, tại thời điểm bật đèn, nó tạo ra một điện áp cao trên 2 đầu đèn rồi sau đó phóng điện qua đèn.

- Dòng điện qua đèn tạo thành ion tác động lên bột huỳnh quang làm bột huỳnh quang phát sáng (sau khi đèn sáng, điện áp trên 2 đầu đèn giảm đi, dòng điện qua đèn bị hạn chế bởi điện cảm của tăng phô).