Cách nhận biết tằm chín

21

Tiếp tục cho tằm ăn dâu thêm 1 – 2 bữa cho đến khi tằm chín hoàn toàn, có khả

năng nhả tơ kết kén thì bắt đƣa lên né.

H07-11: Bắt tằm lên né sớm

Bắt tằm lên né muộn:

 Tằm lên né muộn là những con tằm đã chín, nhả tơ trên nong rồi mới cho

lên né.

 Tằm quá chín đã nhả một số sợi tơ để cuốn lá dâu, cạp nong, khi lên né

sẽ mất lƣợng tơ đó, kén mỏng và bị nhỏ, gây lãng phí tơ.

 Kén của tằm chín quá không đủ tiêu chuẩn để làm kén giống.

Do đó, để xác định đƣợc chính xác thời điểm chín của tằm, cần quan sát

hình thái cơ thể tằm, động thái của tằm và cách ăn dâu của tằm...

H07-12: Bắt tằm lên né trễ

22

1.1. Quan sát hình thái cơ thể tằm

Qua quan sát màu sắc biểu hiện bên ngoài cơ thể tằm ta có thể biết đƣợc

tằm đã chín hay chƣa.

H07-13: Cơ thể tằm khi chín

Dấu hiệu tằm chín khi quan sát màu sắc cơ thể tằm:

 Tằm xanh có màu trắng, da bóng và trơn. Khi chín, da tằm dần dần

chuyển sang màu trắng trong, đầu và mình trở nên trong suốt.

 Quan sát kỹ cơ thể tằm ta có thể thấy đƣợc tuyến tơ qua màng vỏ bọc

ngoài thân.

 Các đốt ngực và thân của tằm xanh thể hiện rất rõ. Tuy nhiên, khi tằm

chín thì các đốt ngực và thân của tằm trông không rõ.

 Cơ thể tằm chín co ngắn lại hơn so với tằm chƣa chín.

1.2. Quan sát động thái

Để nhận biết tằm chín, ta có thể quan sát hoạt động của tằm và các biểu

hiện của cơ thể tằm.

Khi chín tằm có một số biểu hiện nhƣ sau:

 Tằm bò đi bò lại trên nong và hay dạt về phía ngoài cạp nong, vì lúc này

tằm có xu hƣớng tìm điểm tựa để nhả tơ.

 Lúc này, cơ thể tằm tiến hành bài tiết qua nƣớc tiểu. Sau khi bài tiết tằm

bắt đầu làm kén. Khi gặp thời tiết ẩm, nhiều mƣa, lƣợng nƣớc trong cơ thể tằm

tăng cao, dễ làm cho ẩm độ phòng né tăng cao.

 Tằm hoạt động linh hoạt.

 Đầu và ngực tằm ngẩng cao, đƣa qua đƣa lại để nhả tơ.

23

 Miệng tằm bắt đầu tiết ra các sợi tơ đầu tiên.

 Tằm thải phân nhỏ và ƣớt hơn so với lúc tằm chƣa chín.

H07-14: Biểu hiện tằm chín

Nhận biết tằm chín qua việc quan sát số viên phân còn lại ở cuối bụng tằm:

Khi tằm mới chín, tằm vẫn thải phân. Sau khi tằm thải hết phân thì tằm mới nhả

tơ kết kén. Vì vậy, có thể dựa vào việc quan sát số viên phân còn lại ở cuối bụng

tằm để quyết định thời điểm thích hợp cho tằm lên né. Không nên cho tằm lên

né quá sớm hoặc quá trễ.

Đối với tằm sản xuất: thời điểm thích hợp nhất cho tằm lên né là khi cuối

bụng tằm còn lại 2 – 3 viên phân.

Đối với tằm giống: thời điểm cho tằm lên né thích hợp nhất là lúc cuối

bụng tằm còn lại 1 – 2 viên phân.

Tằm chín có xu hƣớng bò về nơi có ánh sáng tối hơn so với lúc tằm chƣa

chín.

1.3. Quan sát cách ăn

Quan sát biểu hiện và cách thức của tằm khi ăn dâu ta cũng có thể nhận

biết đƣợc tằm chín.

Khi chín, tằm có biểu hiện ăn dâu kém, dần dần tằm mất sự thèm ăn và

ngừng ăn dâu.

2. Cắt dâu

Trƣớc khi chín cho tằm ăn nhiều dâu để tằm có sức khỏe tốt, sức đề kháng

cao, tằm nhả tơ kết kén đạt chất lƣợng và đạt năng suất, thì trƣớc khi chín ta nên

cho tằm ăn nhiều dâu.

24

Sau đó, đến giai đoạn tằm chín hoàn toàn, chín rộ, tiến hành cắt dâu,

không cho tằm ăn. Vì ở giai đoạn này tằm ngừng ăn dâu hoàn toàn.

Không nên cắt dâu quá sớm và quá trễ.

 Cắt dâu quá sớm, tằm chƣa chín hoàn toàn, vẫn còn nhu cầu ăn dâu. Nếu

cắt dâu sớm tằm không đƣợc ăn đủ dâu sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe tằm, tằm

yếu, nhả tơ kết kén không đạt chất lƣợng. Tằm đói gây nên hiện tƣợng chết trên

né, không nhả tơ kết kén đƣợc.

 Cắt dâu quá trễ, tằm đã chín hoàn toàn, tằm nhả tơ kết kén trên lá dâu,

làm giảm số lƣợng tơ trên một kén. Đồng thời, khi tằm chín mà có nhiều lá dâu

trong nong tằm sẽ ảnh hƣởng đến ẩm độ nong tằm, từ đó ảnh hƣởng đến quá

trình nhả tơ kết kén của tằm. Mặt khác gây lãng phí dâu.

3. Chuẩn bị các dụng cụ để bắt tằm cho lên né

Trƣớc khi cho tằm lên né cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để bắt tằm chín,

nhằm tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh mật độ tằm lên né.

3.1. Thau, chậu, rổ, giá

Thau, chậu, rổ, giá dùng để bắt tằm chín trƣớc khi cho lên né.

Trƣớc khi sử dụng thau, chậu, rổ, giá phải vệ sinh sát trùng sạch sẽ và rắc

vôi bột bên trong dụng cụ.

3.3. Các vật liệu hút ẩm

Các vật liệu hút ẩm có tác dụng giảm ẩm độ nhà tằm lên né. Trong quá

trình tằm nhả tơ kết kén, tằm yêu cầu ẩm độ thấp. Do đó, để tạo điều kiện thuận

lợi và môi trƣờng lý tƣởng cho tằm nhả tơ kết kén tốt, ta nên sử dụng các vật

liệu hút ẩm.

Sử dụng vật liệu hút ẩm là vôi bột, Clorua vôi: sử dụng vôi bột và Clorua

vôi rắc lên mình tằm trƣớc khi cho tằm lên né vừa có tác dụng vệ sinh sát trùng

mình tằm, vừa có tác dụng hút ẩm, giảm ẩm độ nhà tằm.

4. Cho tằm lên né

Bao gồm các bƣớc nhƣ sau:

 Nhặt từng con tằm chín: Quan sát cả nong tằm phát hiện những con tằm

đã chín nhặt từng con bỏ vào thau (hoặc chậu, rổ ...). Khi bắt chú ý bắt từ ngoài

nong vào trong, tránh bỏ sót.

 Tập trung vào trong dụng cụ đựng tằm chín: Khi số lƣợng tằm chín trong

rổ khoảng 1/3 rổ thì thả tằm lên né ngay, tránh để lâu tằm nhả tơ cuốn vào nhau.

 Rải đều tằm lên né, số lƣợng tằm tùy theo loại né: Tránh bỏ tằm dồn một

góc né hoặc chồng đống, nhƣ vậy khó khăn cho tằm tìm kiếm nơi làm tổ.

 Xếp né vào trong nhà né: Yêu cầu phải đảm bảo độ thông thoáng và

thuận tiện cho việc đi lại chăm sóc.

25

 Rải các chất hút ẩm xuống nền nhà né để hút nƣớc tiểu và các chất thải

của tằm trƣớc khi làm tổ, để tránh tăng ẩm độ của phòng né.

5. Chăm sóc tằm khi lên né

Điều tiết nhiệt độ theo các thời điểm tằm lên né: Thƣờng xuyên theo dõi

nhiệt độ phòng né để điều chỉnh nhiệt độ cho thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi

cho tằm nhả tơ kết kén.

Điều tiết ẩm độ theo các thời điểm: Tằm lên né thƣờng xuyên theo dõi ẩm

độ phòng né để điều chỉnh ẩm độ cho thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho tằm

nhả tơ kết kén.

Điều chỉnh ánh sáng theo các thời điểm tằm lên né: Tằm ƣa làm tổ trong

điều kiện ánh sáng ít. Vì vậy, giai đoạn đầu cần hạn chế ánh sáng để tạo điều

kiện thuận lợi cho tằm làm tổ. Vào các giai đoạn sau, điều chỉnh ánh sáng tăng

dần, có thể phơi né kén dƣới nắng nhẹ.

Nhặt bỏ tằm đứng né, tằm chết, tằm bệnh và kén thối, kén mòng: để tránh ô

nhiễm và tăng ẩm độ phòng né; mặt khác tránh lây lan các nguồn bệnh...

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài thực hành 1: Thực hành chăm sóc tằm trƣớc khi lên né.

Bài thực hành 2: Thực hành cho tằm lên né.

Bài thực hành 3: Thực hành chăm sóc tằm khi lên né.

C. Ghi nhớ

Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:

 Kỹ thuật chăm sóc tằm trƣớc khi lên né.

 Kỹ thuật cho tằm lên né.

 Kỹ thuật chăm sóc tằm khi lên né.