Cách sống khoa học mỗi ngày

Sức khỏe được ví như vàng bởi tầm quan trọng và giá trị của nó với cuộc sống con người. Để có một thân thể khỏe mạnh thực chất không hề khó nếu bạn tuân thủ một lối sống lành mạnh với chỉ 6 mẹo nhỏ dưới đây, kiên trì giữ gìn 6 thói quen này có thể nâng cao chất lượng sức khỏe của bạn rất nhiều đấy:

1. Những con số nhỏ

Mỗi ngày hãy cố gắng dành ra 10-30 phút cho hoạt động đi bộ, hoặc ít nhất hãy đi đủ 8000 bước chân mỗi ngày. Ngồi thiền khoảng 10 phút, ngủ đủ 8 tiếng vào ban đêm và uống khoảng 1,5-2 lít nước. Đây không phải những điều khó để thực hiện nhưng cần tạo được thói quen dể duy trì, sớm thôi bạn sẽ thấy được sự thay đổi từ những con số tưởng như nhỏ bé này.

Cách sống khoa học mỗi ngày

Ảnh: Internet

2. Chườm mặt và ngâm chân

Chườm mặt bằng nước nóng vào buổi tối khi rửa mặt bằng cách nhúng khăn mặt qua nước nóng (nếu có thể hãy nhỏ thêm vài giọt tinh dầu vào nước nhúng khăn), vắt khô khăn thật nhanh và đắp lên cả mặt, hít sâu để tận hưởng sự sảng khoái mà hương thơm từ tinh dầu mang lại.

Khăn nóng giúp lỗ chân lông được giãn nở, kích thích sự tuần hoàn của các mao mạch bên dưới da, để bạn luôn có làn da hồng hào, khỏe mạnh. Khăn nóng cũng giúp đánh tan quầng thâm mắt, giúp đôi mắt được thư giãn. Sau đó, nhớ rửa lại với nước mát để se khít lỗ chân lông nhé.

Cách sống khoa học mỗi ngày

Ảnh: Internet

Ngâm chân cũng là một hoạt động được khuyến khích kể cả với những người trẻ tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Mỗi ngày, đun nước nóng với vài loại nguyên liệu đông y như gừng, xả, ngải cứu... hoặc dùng gói thuốc đông y có bán sẵn hay chỉ đơn giản là chút muối, giấm hòa cùng nước nóng khoảng 50 độ.

Ngâm chân trong khoảng 10-20 phút. Sau khi nước nguội bớt, hãy lau khô chân và xoa bóp nhẹ nhàng hai bàn chân để kích thích các huyệt, giúp máu lưu thông tốt hơn, các cơ quan nội tạng và bộ phận trên cơ thể người hoạt động khỏe mạnh hơn, đào thải độc tố và làm ấm người, cho chúng ta có giấc ngủ ngon hơn, đặc biệt là với những người hay bị lạnh chân tay vào mùa đông.

Cách sống khoa học mỗi ngày

Ảnh: Internet

3. Một ly nước trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy

Một cốc nước vào trước khi đi ngủ khoảng 1-2h giúp chúng ta có giấc ngủ ngon hơn, thận, gan, mật cũng có đủ nước để thực hiện quá trình đào thải độc tố khỏi cơ thể. Thêm một cốc nước ấm vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy không chỉ giúp đánh thức các hoạt động của cơ thể mà còn giúp bù nước sau một đêm các cơ quan nội tạng hoạt động miệt mài để bài độc, lọc máu. Hơn thế, với người lớn tuổi, nó còn giúp phòng ngừa phần nào chứng tai biến mạch máu não.

Cách sống khoa học mỗi ngày

Ảnh: Internet

Tuy nhiên, nên lưu ý uống nước 1-2h trước khi đi ngủ, đừng uống ngay trước khi đi ngủ kẻo bạn sẽ phá hoại giấc ngủ vì phải đi tiểu vào ban đêm đấy.

4. Nằm trên giường thêm 5 phút

Khi vừa tỉnh dậy, đừng vội vã ngồi dậy hay rời giường, hãy nán lại giường khoàng 3-5 phút, vươn vai, thẳng người, xoa nhẹ vùng trán, mắt, mũi để thúc đẩy tuần hoàn và đánh thức cơ thể. Nếu bạn vội vã rời giường, không chỉ cơ thể vẫn còn mệt mỏi vì đang trong trạng thái chưa tỉnh ngủ mà còn có nguy cơ bị choáng, ngất do máu không kịp lưu thông tới não khiến não bị thiếu oxy.

5. Tập thể dục 

Đi bộ là một hoạt động thể dục được khuyến khích nhiều nhất với những người bận rộn, hoặc nếu không thể dành ra thời gian để đi bộ hay không có không gian để đi bộ thì ít nhất cũng hãy dành ra 5-10 phút cho việc thể dục với các động tác đơn giản như vươn vai, vặn mình, hít thở sâu... 

Cách sống khoa học mỗi ngày

Ảnh: Internet

6. Ăn sáng

Đây là điều mà mọi bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng đề khuyên chúng ta cần thực hiện mỗi ngày. Bởi bữa sáng là bữa quan trọng nhất, cung cấp năng lượng cho cả ngày hoạt động, dù bạn có đang trong một chế độ ăn kiêng, cũng hãy ăn sáng với đầy đủ chất dinh dưỡng và ăn ít vào bữa trưa và bữa tối. Việc này giúp bạn có đủ năng lượng cho ngày dài và cũng giúp hệ tiêu hóa của bạn được khỏe mạnh hơn.

Cách sống khoa học mỗi ngày

Ảnh: Internet

Nguồn: Tổng hợp

Công việc, lối sống không khoa học là nguyên nhân khiến cơ thể luôn rơi vào trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng. Do đó, làm thế nào để có một ngày khỏe mạnh từ sáng đến tối là thắc mắc của nhiều người. Dưới đây là lịch trình khoa học cho cả một ngày dài giúp bạn minh mẫn, tỉnh táo, tăng cường năng lượng tích cực hơn để thực hiện những kế hoạch đặt ra.

Chúng ta thường có thói quen bật báo thức lại nhằm có thêm nhiều thời gian ngủ hơn. Bạn có thể ngủ thêm 5 phút, 10 phút, 15 phút. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc báo thức lại nhiều lần khiến cơ thể ít được nghỉ ngơi hơn, làm mất đi nguồn năng lượng tích cực.

Chu kỳ giấc ngủ ngắn lại bị gián đoạn có thể khiến bạn và các thành viên trong gia đình cảm thấy mệt mỏi hơn. Thay vào đó, hãy chọn thời gian thức dậy và đảm bảo bạn cũng như các thành viên khác trong gia đình sẽ tuân theo thời gian đó - kể cả vào cuối tuần. Một lịch trình ngủ nhất quán sẽ giúp bạn thức dậy vào buổi sáng dễ chịu và sảng khoái hơn.

Bắt đầu mỗi buổi sáng bằng một bài tập thể dục sẽ giúp toàn bộ cơ thể được tỉnh táo và minh mẫn hơn. Dưới đây là hướng dẫn về một bài tập vào buổi sáng được các chuyên gia khuyến khích thực hiện:

  • Bắt đầu động tác bằng cách nằm sấp người xuống
  • Sau đó, đẩy người lên bằng khuỷu tay và ngón chân
  • Giữ tư thế thẳng lưng, gồng cơ bụng và cẳng tay đặt trên mặt đất, giữ cổ thẳng.
  • Duy trì tư thế này trong vòng 1 phút
  • Bạn có thể tập động tác này ở mọi nơi trong nhà. Các chuyên gia nên khuyến khích bạn thực hiện vào buổi sáng để tăng hiệu quả.

Cách sống khoa học mỗi ngày

Tập thể dục đem lại tinh thần sảng khoái

Nhịn ăn sáng vì bất cứ lý do gì cũng khiến cơ thể không đảm bảo được sức khỏe. Do đó, một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng tinh thần sảng khoái. Thêm vào đó, nó có thể giúp bạn hạn chế tối thiểu việc ăn đồ ăn vặt không lành mạnh.

Bữa sáng tốt nhất nên có sự kết hợp protein-carb. Bạn có thể có một bữa sáng dinh dưỡng, nhanh chóng và tiện lợi như:

  • Một quả trứng ốp la
  • 2 lát bánh mì nguyên cám
  • Bơ hạnh nhân phết lên bánh mì
  • Một quả táo hoặc sữa chua ít béo

XEM THÊM: Ăn khoa học, sống khỏe mạnh

Công việc, thời gian học hành bận rộn khiến bạn khó khăn trong viện tìm kiếm thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, bạn có thể tận dụng được quãng thời gian đi làm để thư giãn bằng cách ngồi trên buýt, tàu điện để nghe nhạc, đọc sách....

Tình trạng căng thẳng thường diễn ra với hầu hết mọi người. Do đó, quản lý và giảm thiểu tình trạng này bằng cách tạo ra những khoảnh khắc thư giãn ở mọi nơi sẽ rất tốt.

Cách sống khoa học mỗi ngày

Cơ thể nhiều năng lượng từ việc thư giãn trên đường đi làm

Buổi trưa, bạn hãy dành thời gian ăn bữa và nghỉ ngơi để có thể tràn đầy năng lượng và tỉnh táo cho buổi chiều. Bạn có thể đi dạo quanh khu mình sinh sống hoặc làm việc. Hay đơn giản là tìm một nơi riêng tư nghỉ ngơi và hít thở sâu trong vài phút.

Khi ở nhà, các phụ huynh nên dạy con mình những cách làm giảm căng thẳng cũng như giúp các con hiểu được tầm quan trọng của việc thư giãn, tái tạo năng lượng.

Đây là khoảng thời gian, bạn dễ cảm thấy đói và có cảm giác thèm ăn nhất. Do đó, bạn dễ bị hấp dẫn bởi các đồ ăn vặt không lành mạnh như: bánh kẹo, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn... Điều này khiến bạn có nguy cơ tăng lượng đường trong máu. Thay vào đó, bạn nên chuẩn bị các đồ ăn vặt lành mạnh ở nơi làm việc hoặc trong túi xách.

Ba mẹ cũng nên chuẩn bị những đồ ăn vặt dinh dưỡng cho các con mang theo khi ở trường học. Một số món ăn vặt có sự kết hợp giữa protein và carbs sẽ giúp trẻ no lâu hơn như: táo và bơ đậu phộng; bánh quy giòn làm từ ngũ cốc nguyên hạt; phô mai ít béo, salad,..

Việc có một lịch trình chi tiết hàng ngày sẽ giúp bạn quản lý được thời gian, công việc. Bạn nên sắp xếp thời gian cho các cuộc họp, các chuyến công tác, thăm khám bác sĩ và họp phụ huynh. Đồng thời, có thời gian tập thể dục cùng những thành viên trong gia đình.

Theo các chuyên gia, bữa tối có đầy đủ các thành viên sẽ giúp tình cảm gia đình thêm gắn kết. Hơn nữa, đây là thời gian, mọi người chia sẻ với nhau nhiều hơn về những hoạt động trong ngày. Theo một vài nghiên cứu, những đứa trẻ được trau dồi nhiều về mặt tình cảm sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì.

Chia sẻ công việc nhà với các thành viên trong gia đình sẽ giúp mọi người thêm hiểu nhau hơn. Các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn các con rửa bát, dọn dẹp đồ chơi... Đồng thời, tắt TV và các thiết bị điện tử khác để tránh gây xao nhãng.

Cách sống khoa học mỗi ngày

Tạo năng lượng tích cực từ con cái

Dù công việc bận rộn nhưng ba mẹ hãy dành 15 phút mỗi tối để ngồi xuống sàn nhà và chơi với các con. Tránh sử dụng các thiết bị thông minh như: điện thoại, TV...

Nếu như ba mẹ và con cái chỉ giao tiếp với nhau về thời gian sử dụng thiết bị thông minh, bài tập về nhà, việc nhà... sẽ khiến mối quan hệ trở nên rạn nứt và căng thẳng nối tiếp nhau. Ngoài ra, việc tắt màn hình ít nhất một giờ trước khi ngủ có thể giúp mọi người đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Ánh sáng xanh từ màn hình tác động tiêu cực đến bộ não sẽ khiến bạn khó ngủ hơn.

Khi ba mẹ có thói quen ngủ lành mạnh sẽ trở thành tấm gương sáng cho các con noi theo. Mặt khác, tình trạng thiếu ngủ khiến cơ thể bạn mệt mỏi, thiếu tỉnh táo. Do đó, bạn nên duy trì một lịch trình ngủ nghỉ khoa học, tránh thức khuya, dậy muộn ngay cả vào cuối tuần.

Có nhiều cách để có một ngày khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng tích cực. Bạn hãy áp dụng lịch trình, lối sống, chế độ ăn uống theo các phương pháp trên để đảm bảo cho cơ thể hoạt động tốt nhất, sức khỏe ổn định lâu dài.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM: