Cách trả lễ bà Chúa Xứ

Lễ hội cúng đền bà Chúa Xứ đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta, đặc biệt là người dân miền Nam. Thật ra cũng không phải ngẫu nhiên mà du khách tứ phương lại biết đến lễ hội này nhiều đến thế. Có thể nói nói, đền bà Chúa Xứ Châu Đốc nổi tiếng về sự linh thiêng và cầu nguyện. Tuy nhiên, không phải du khách nào cũng biết về lễ vật, cách cúng và văn khấn tại đền Bà Chúa Xứ sao cho đúng chuẩn tâm linh.

Nếu du khách đang có ý định đi chùa Bà Chúa Xứ thì tuyệt đối không thể bỏ qua bài viết này nhé! Sự chuẩn bị chỉnh chu về lễ vật,  văn khấn và sự thành tâm của mình, du khách sẽ xin được điều mà mình cầu nguyện.

Đồ Cúng Việt – Chuyên dịch vụ mâm cúng theo yêu cầu của quý gia chủ, phục vụ tận tâm và chất lượng tốt nhất.

Cách trả lễ bà Chúa Xứ
Bà Chúa Xứ là ai?

Bà Chúa Xứ là ai?

Cho đến ngày nay vẫn chưa có một tài liệu tín ngưỡng tâm linh nào quy định được là đền miếu Bà Chúa Xứ núi Sam hình thành thế nào. Nó tồn tại ở nhiều dị bản khác nhau, tùy vào từng vùng miền sẽ có những câu chuyện truyền thuyết khác nhau.

Theo như Đồ Cúng Việt tìm hiểu được, cách đây hơn 200 năm về trước, có một cô bé trong làng Vĩnh Tế bỗng dưng lên đồng và tự xưng là Bà Chúa Xứ về núi Sam để cứu dân tình. Bà còn nói thêm là hiện nay tượng bà còn ngự trên núi, yêu cầu dân làng phải lên núi thỉnh về để thờ phụng.

Ngay tức khắc, dân làng điều phái 40 chàng thanh niên khỏe mạnh lên núi để khiêng tượng, nhưng không thể xê dịch được bức tượng. Lúc đó, cô gái lại lên đồng và cho dân làng biết chỉ cần 9 cô gái đồng trinh là có thể khiêng được.

Qủa thật như lời bà nói, khi đến chân núi Sam thì dây khiêng tượng bị đứt, thế là dân làng hiểu được ý Bà và cho lập miếu thờ tại đây.

Ngoài ra cũng có thêm một sự tích về Bà Chúa Xứ Châu Đốc núi Sam đó là:

Thiếu phụ Cao Miên đi tìm chồng, đến chân núi Sam vì quá mệt nên đã ngồi nghỉ, đau đó bà đã hóa đá ở chân núi này. Sau đó, linh hồn người phụ nữ này nhập vào cốt đồng để nói về quá khứ và tương lai để giúp đỡ những người hiền và trừng phạt những người xấu. Dan làng liền lập miếu thờ và gọi đây là bà chúa xứ.

Cách trả lễ bà Chúa Xứ
Đền Bà Chúa Xứ Núi Sam

Đền Bà Chúa Xứ Núi Sam ở đâu?

Đền Bà Chúa Xứ Núi Sam hay còn gọi là Đền Bà Chúa Xứ Châu Đốc núi Sam. Khi nghe đến cái tên gọi đầy đủ thứ 2 thì chắc chắn du khách đã tự biết được ngôi đền này ở đâu rồi đúng không nào.

Đền Bà Chúa Xứ tọa lạc trên vị trí núi Sam, thuộc thị xã Châu Đốc của tỉnh An Giang, thuộc ngã ba sông Hậu và Châu Đốc. Với sự linh thiêng này và chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 250Km, núi Sam trở thành điểm dừng chân lý tưởng của du khách tứ phương.

Thời gian tổ chức lễ hội đền Bà Chúa Xứ Châu Đốc là 24 giờ đêm ngày 23, rạng sáng 24 tháng 4 Âm lịch.

Cách trả lễ bà Chúa Xứ
Văn khấn tại đền Bà Chúa Xứ Châu Đốc núi Sam

Văn khấn tại đền Bà Chúa Xứ Châu Đốc núi Sam

Nội dung của bài cúng bà Chúa Xứ núi Sam tương đối ngắn và dễ thuộc hơn so với các bài văn khấn khác. Cụ thể như sau:

Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Sứ.

Cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là: Ngụ tại:….

Ngày hôm nay là Ngày….. Tháng….. Năm.

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý. ……. (Muốn gì cầu xin) Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Sứ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Cách trả lễ bà Chúa Xứ
Lễ vật trong mâm cúng Đền Bà Chúa Xứ

Lễ vật trong mâm cúng Đền Bà Chúa Xứ gồm những gì?

Cũng tương tự như văn khấn tại Đền Bà Chúa Xứ, lễ vật trong mâm cúng dâng lễ cũng tương đối đơn giản. Theo phong tục, người dân bản xứ tại đây sẽ thường chuẩn bị:

  • Trà, rượu trắng
  • Bánh kẹo, trầu cau tươi
  • Xôi chè, bánh bao
  • Heo quay nguyên con (1 con)
  • Mâm trái cây ngũ quả
  • Hương, hoa tươi
  • Đèn cầy
  • Hũ gạo, hũ muối

Heo quay nguyên con là lễ vật tuyệt đối không thể thiếu. Ngoài ra, quý du khách có thể cắm thêm con dao ở sống lưng của con heo quay nữa.

Cách trả lễ bà Chúa Xứ
Các lễ hội diễn ra trong lễ cúng đền Bà Chúa Xứ núi Sam

Các lễ hội diễn ra trong lễ cúng đền Bà Chúa Xứ núi Sam

Lễ Vía Bà Chúa Xứ được tổ chức trong trọng từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch hằng năm, trong đó vía chính là ngày 25.

Các lễ chính gồm:

  • Lễ “ tắm Bà” được cử hành vào lúc 0 giờ đến 23 giờ rạng sáng 24 tháng 4 âm lịch.
  • Lễ “ thỉnh sắc” tức rước sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cúng hai phu nhân từ Sơn lăng về miếu bà, được của hành lúc 15 giờ chiều ngày 24.
  • Lễ túc yết và Lễ xây chầu: Lễ “ Túc yết” là lễ dâng lễ vật ( lễ vật chính là con heo trắng) và tiền hành nghi thức cúng Bà, lúc o giờ khuya đêm 25 rạng sáng 26. Ngay sau đó, là “ Lễ xây chầu” mở đầu cho việc hát bộ ( còn gọi là hát bội hay hát tuồng).
  • Lễ chánh tế được cử hành vào 4 giờ sáng ngày 27.
  • Lễ hồi sắc được của hành lúc 16 giờ chiều cùng ngày, ngay sau khi Lễ chánh tế kết thúc.

Theo tín ngưỡng của người dân, nơi đây vẫn còn có những tục như xin xăm Bà, vay tiền Bà, thỉnh bùa Bà…

Cách xin lộc, xin xăm “linh nghiệm” ở Đền Bà Chúa Xứ núi Sam

Khi đi dự lễ Bà Chúa Xứ về thì ai ai cũng điều nhận được bao lì xì tài lộc, mang lại nhiều may mắn cho du khách. Theo quan niệm của người dân địa phương cho biết chúng ta phải sử dụng lộc này đúng cách. Cụ thẻ”

  • Khi cầm lộc vào nhà, gia chủ cần phải thực hiện thỉnh lộc của bà chúa xứ vào cái đĩa. Sau đó, để 4 ly nước suối kế bên và lần lượt cầm từng ly lên để cầu khấn. Bốn ly nước này, gia chủ sẽ đổ ở 4 góc nhà khác nhau.
  • Gia chủ đặt lộc lên bàn thờ Quan Âm và tuyệt đối không được đặt ở bàn thờ ông địa. Điều lưu ý là gia chủ phải thực hiện 9 ngày thay nước và 3 ngày thay trầu cau tươi.
  • Ngoài ra, hàng ngày, gia chủ nên thường xuyên khấn vái để xin được phù hộ, che chở cho gia đình.

Đồ Cúng Việt hi vọng qua bài viết đã lần lượt giải đáp được những thắc mắc cơ bản của quý du khách, quý gia chủ về lễ cúng và văn khấn tại Đền Bà Chúa Xứ núi Sam một cách đúng chuẩn tâm linh nhất.

Mọi thông tin chi tiết, quý gia chủ có thể gọi về số Hotline 1900.3010 hoặc Fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

>> Xem thêm chi tiết:

[Chuẩn] Lễ vật & Văn khấn đền ông Hoàng Mười xin nhiều tài lộc

[Văn Khấn Tam Tòa Thánh Mẫu] tại Đền, Miếu cầu xin may mắn

Miếu bà Chúa Xứ tại núi Sam không chỉ được xem là nơi linh thiêng mà còn là di tích có kiến trúc độc đáo. Địa điểm nay cũng là nơi luôn thu hút các khách du lịch tìm đến để hành hương, trẩy hội, nhất là khi đầu năm mới. Để cầu xin lộc từ bà chúa xứ Châu Đốc và trước khi đến miếu bạn nhớ chuẩn bị bài văn khấn cúng bà Chúa Xứ nhé.

Cách trả lễ bà Chúa Xứ
Văn khấn cúng bà Chúa Xứ

Sự tích về bà Chúa Xứ núi Sam

Theo ông cha kể lại thì sự tích về bà Chúa Xứ được truyền với nhiều sự tích khác nhau. Sau đây là một số sự tích mà chúng tôi đã sưu tập được.

Sự tích về bà Chúa Xứ thứ nhất

Trên núi Sam ngày xưa có một bệ tượng hình vuông bằng đá sa thạch. Vào những năm đầu thế kỷ XIX, giặc Xiêm thường sang khu vực này để quấy nhiễu. Trong một lần lên núi và bắt gặp tượng Bà, họ liền có ý định cậy tượng ra khỏi bệ đá để đem xuống núi. Nhưng kỳ lạ thay tượng trở nên nặng vô cùng, họ không cách nào khiêng được mặc dù có bao nhiêu lính tráng khỏe mạnh.

Trong lúc tức giận, một quân lính người Xiêm đã vớ một khúc gỗ phang vào tượng làm sứt một miếng ở cánh tay. Ngay lập tức người lính Xiêm này hộc máu chết tại chỗ. Sau đó, một hôm dân làng lên núi thấy tượng Bà bèn cùng nhau khiêng tượng về lập miếu thờ. Tuy nhiên, cũng như lần trước, tượng nặng vô cùng, bao nhiêu trai tráng trong làng góp sức nhưng cũng không khiến cho bức tượng xê dịch được.

Lúc đó, bỗng một phụ nữ lên đồng, tự xưng là Bà Chúa Xứ và phán rằng, muốn thỉnh Bà xuống thì cần phải có 40 cô gái đồng trinh tắm rửa sạch sẽ mới có thể khiêng Bà xuống. Dân làng tin lời và làm theo. Quả thật linh nghiệm; tuy nhiên, đến chân núi Sam thì tượng Bà lại trở nên nặng trịch, không thể khiêng tiếp được nữa. Hiểu được dụng ý của Bà, dân làng liền cho lập đền thờ ở khu vực này.

Sự tích về bà Chúa Xứ thứ hai

Kể lại rằng cách đây gần 200 năm, có một cô gái trong làng Vĩnh Tế bỗng lên đồng, tự xưng là Bà Chúa Xứ về núi Sam để cứu dân độ thế. Bà còn nói thêm là hiện nay, tượng Bà đang ngự trên núi, yêu cầu dân làng lên núi thỉnh về để thờ phụng. Dân làng liền phái 40 chàng thanh niên lực lưỡng lên núi để khiêng tượng, nhưng cũng không thể xê dịch bức tượng. Lúc đó, cô gái lại lên đồng và cho dân làng biết chỉ cần 9 cô gái đồng trinh là có thể khiêng được. Quả thật linh nghiệm; đến chân núi Sam, dây khiêng tượng bị đứt, thế là dân làng hiểu ý Bà mà cho lập miếu thờ Bà ở đây.

Sự tích về bà Chúa Xứ thứ ba

Thì cho rằng, dưới thời Thoại Ngọc Hầu trấn thủ Châu Đốc, đeo ấn bảo hộ Cao Miên, vợ ông (tức là bà Châu Thị Tế) ở nhà thường cầu nguyện cho ông bình an trở về, nếu được thì sẽ lập chùa thờ Phật để báo ân phù hộ. Sau khi Thoại Ngọc Hầu trở về, ông vì cảm kích trước tấm lòng của vợ mình nên đã cho quân lính sang tây Trấn Thành chở cốt Phật về lập chùa để thờ, đặt tên là chùa Tây An. Chùa xây xong, ông lo ngại tin đồn ác ý rằng xây chùa để thờ Phật của giặc nên đưa pho tượng ra ngoài chùa, lập miếu thờ để tránh phiền phức.

Sự tích về bà Chúa Xứ thứ tư

Thì kể về việc một thiếu phụ Cao Miên đi tìm chồng, đến chân núi vì quá mệt mỏi nên đã ngồi nghỉ, sau đó bà đã hóa đá ở chân núi này. Sau đó, linh hồn người phụ nữ này nhập vào cốt đồng để nói về quá khứ và tương lai để giúp đỡ những người hiền và trừng phạt những người xấu. Dân làng liền lập miếu thờ và gọi bà là Bà Chúa Xứ.

Cách trả lễ bà Chúa Xứ
Sự tích về bà Chúa Xứ

Nội dung bài văn khấn cúng bà Chúa Xứ

“Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Sứ.

Cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là: Ngụ tại:….

Ngày hôm nay là Ngày….. Tháng….. Năm.

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý. ……. (Muốn gì cầu xin) Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Sứ, cúi xin được phù hộ độ trì.”

—Hết—

Những lễ hội bà Chúa Xứ núi Sam tại An Giang

Lễ bà Chúa Xứ có thời gian diễn ra lễ hội là từ đêm ngày 23 đến ngày 27 tháng 4 Âm lịch hằng năm. Có hai giả thuyết giải thích lý do tại sao chọn những ngày này làm lễ vía Bà. Hai giả thuyết này khác nhau phụ thuộc vào vấn đề sự ra đời của miếu Bà.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc là sự kết hợp của văn hóa nông nghiệp và triết lý âm dương của người Việt. Triết lý âm dương của người Việt thể hiện qua huyền thoại về việc di dời tượng bà từ đỉnh núi Sam Châu Đốc bằng 9 cô gái đồng trinh.

Chúng tôi đến Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc nghiên cứu và thông qua một số tài liệu ghi chép, có thể khái quát nghi thức lễ hội vía Bà theo trình tự như sau:

Lễ hội tắm cho bà chúa xứ

Nói là tượng tắm Bà nhưng thực chất là lau bụi bặm bám trên cốt tượng Bà bằng nước thơm được nấu và pha trộn nhiều nước hoa tốt do các tín thí dâng cúng. Lau bụi bặm xong, tượng Bà được thay xiêm y mới, hài mới, mão mới trong một không gian chật hẹp là chánh điện được quây lại và chỉ có những người được Ban quản trị lựa chọn mới được tham gia.

Nước tắm Bà là một loại nước thơm nấu bằng nước mưa hứng ngoài trời với nhiều loại hoa thơm và có thêm nước hoa hàng hiệu thơm ngát. Sau khi đã tiến hành “tắm Bà” xong, một bộ quần áo đẹp nhất dâng cúng trong kỳ lễ hội được khoác lên tượng, thắt dây đai áo và các bộ phận khác, và cuối cùng là đội mão lên đầu tượng Bà.

Toàn bộ “lễ tắm Bà” kéo dài trong khoảng một giờ; sau đó, mọi người được tự do chiêm bái. Cũng cần nói thêm rằng, toàn bộ quá trình mộc dục cho Bà đều được thực hiện sau bức màn che, nhưng có đến hàng nghìn người chen chúc nhau đến để đứng ngoài vòng rào chính điện để xem.

Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà

Lễ này thường được thực hiện vào khoảng 15h00 ngày 24 tháng 4 âm lịch. Các bô lão trong làng được cử ra cùng với Ban quản trị miếu Bà bận trang phục chỉnh tề, nghiêm trang sang thỉnh sắc ở lăng Thoại Ngọc Hầu. Đoàn thỉnh sắc phong có đội múa lân của miếu Bà đi trước, kế đến là ông chánh bái, hai vị bô lão và những chức sắc khác rồi theo sau là học trò lễ với tay cầm cờ phướng. Tới trước điện thờ Thoại Ngọc Hầu, mọi người dâng hoa, niệm hương, tế lễ. Sau đó, họ thỉnh bốn bài vị lên long đình về miếu Bà. Bốn bài vị đó là: bài vị của ông Thoại Ngọc Hầu, bài vị của bà chánh phẩm Châu Thị Tế, bài vị của bà nhị phẩm Trương Thị Miệt và bài vị Hội đồng.

Cách trả lễ bà Chúa Xứ
Các lễ hội bà Chúa Xứ núi Sam

Lễ túc yết

Lễ này được tổ chức vào 0 giờ ngày 25 và rạng ngày 26 tháng 4 âm lịch. Tất cả các bô lão trong làng và Ban quản trị miếu với lễ phục chỉnh tề, đứng xếp thành hai bên, trước chánh điện. Phía sau các vị ấy là bốn học trò lễ và bốn đào thày. Đứng chính diện với tượng Bà là ông Chánh bái. Lễ vật cúng được chuẩn bị từ trước đó không lâu rất kỹ lưỡng gồm: một con heo trắng đã cạo lông, mổ bụng sạch sẽ, chưa nấu chính; một đĩa đựng ít lông và máu của con heo (ế mao huyết); một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa gạo muối.

Khi cúng, ông Chánh bái và các vị bô lão đến niệm hương trước bàn thờ. Sau khi đánh ba hồi trống gõ và ba hồi chiêng trống, nhạc lễ bắt đầu trỗi lên là lễ dâng hương, chúc tửu và hiến trà. Từng diễn biến của buỗi lễ được hai người xướng lễ (một xướng nội, một xướng ngoại) xướng to lên. Ông Chánh bái đi trước, bốn học trò lễ và bốn đào thày đi theo sau, hướng về phía bàn thờ tổ. Tại đây, ông Chánh bái tự tay rót rượu để học trò lễ đem dâng cúng.

Sau khi dâng hoa và dâng ba lần rượu gọi là chúc tửu, ba lần trà gọi là hiến trà, theo lệnh của người xướng lễ, văn bản tế được mang đến trước bàn thờ và một người trong ban quản trị miếu đọc văn tế. Dứt bài văn tế, ông Chánh bái đốt bài văn tế này, heo cúng sống trên bàn được lật ngửa ra trước khi khiêng đi chế biến.

Lễ xây chầu

Sau lễ túc yết là lễ xây chầu. Lễ này, có mặt hầu như ở tất cả các lễ hội cúng đình ở làng Nam Bộ.

Vào lễ, người xướng nội hô to: “Ca công tựu vị”, tức thì ông Chánh bái ca công liền bước tới bàn thờ đặt giữa võ ca, tay cầm hai dùi trống nâng lên ngang trán, miệng khấn vái râm rang. Trên bàn thờ có chuẩn bị sẵn một tô nước và một nhành dương liễu. Sau khi khấn vái, tô nước được xem là nước thiêng, nước thánh của. Ông Chánh bái ca công cầm nhành dương nhúng vào tô nước rồi vảy xung quanh với động tác ma thuật tựa như mưa rơi với ý nghĩa ban phát năng lượng thiêng xuống cõi trần cầu cho vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu. Vừa làm những động tác ấy, ông vừa xướng to:

“Nhất xái thiên thanh (một rảy cho trời xanh).

Nhị xái địa linh (hai rảy cho đất tốt lành).

Tam xái nhân trường (ba rảy cho con người trường thọ).

Tứ xái quỷ diệt hình (bốn rảy cho ma quỷ tiêu tan)”.

Đọc xong, ông Chánh ca công đặt tô nước và cành dương liễu trở lại bàn thờ, ông đánh ba hồi trống và xướng “ca công tiếp giá”, lập tức đoàn hát bội nổi chiêng trống rộ lên và chương trình hát bội bắt đầu. Các tuồng hát chuẩn bị sẵn bắt đầu nhảy vào cuộc, trước là phục vụ, mua vui cho Bà, sau là phục vụ cho bà con tham dự lễ hội thưởng thức. Phần hội thực sự bắt đầu.

Lễ chánh tế

Bắt đầu lúc 4 giờ sáng ngày 26 tháng 4 âm lịch. Nghi thức cũng tương tự như lễ cúng túc yết, chỉ khác là thêm một phần nội dung văn tế và có thêm phần “ẩm phước” với ý nghĩa là phần thưởng của Bà ban cho nhân dân mà vị Chánh tế đứng ra nhận lãnh thay.

Theo nhà văn Sơn Nam, nghi lễ “thụ tộ” hoặc “ẩm tộ” hưởng tượng trưng lộc của thần, dùng chén rượu đã cúng mà uống, thay cho dân làng: “ ‘ẩm phước’, uống phần rượu trên bàn thờ, cúng nãy giờ, đem xuống cho Chánh tế, Bồi tế uống tượng trưng, rồi “thụ tộ” ăn phần thịt đã cúng, tượng trưng, thường là ăn trái cây (nho, nhãn), ăn và uống thay mặt cho dân làng, như là lộc của thần thánh”.

Đến 14 giờ chiều ngày 27 tháng 4 lâm lịch, Ban quản trị làm lễ hồi sắc, tức đưa bốn bài vị của ông Thoại Ngọc Hầu, bà Châu Thị Tế, bà Trương Thị Miệt và bài vị Ban hội đồng về lại lăng ông Thoại Ngọc Hầu, chính thức kết thúc lễ hội.

Cách trả lễ bà Chúa Xứ
Bài văn khấn cúng bà Chúa Xứ

Xin lộc bà Chúa Xứ và cách sử dụng lộc bà Chúa Xứ

Ai đi cũng nên xin một BAO LÌ XÌ LỘC BÀ về cho may mắn nha…nói thẳng trong bao có khi là tiền, có khi là tấm áo Bà Mặc cắt ra làm lộc

Cách sử dụng lộc bà Chúa Xứ

– Khi rước lộc về nhà, thỉnh lộc bà lên một cái dĩa, sau đó để 4 ly nước suối kế bên, cầm từng ly lên khấn cung nghinh bà về cư gia, cứ mỗi ly nước ta khấn xong ta chế 4 góc nhà.

– Sau đó trân trọng đặt lên bàn thờ ở Mẹ Quan Âm chứ không nên để chỗ thờ Ông Địa như các nhà thường làm. Sẽ khinh thường bà, mà ông địa ông thần tài năm đó cũng không về được khánh.

– Khi đặt lên thì trong 9 ngày phải thay nước và 3 ngày thay trầu cau 1 lần.

– Sau đó ta có thể bỏ bóp hay để bàn thờ nhưng ta nhớ thường xuyên khấn Bà xin độ cho chúng con. Nếu để bàn thờ thì nên đặt thêm quanh bao lộc đó 5 thứ ngũ cốc.

– Cuối năm ngày 23 âm lịch hóa bao lộc này

Cách trả lễ bà Chúa Xứ
Xin lộc bà Chúa Xứ

Chia sẻ kinh nghiệm khi đi Chùa Bà Chúa Xứ

– Lễ vật: Lễ vật cúng bà được đông đảo người đi hành hương là heo quay, từ đó xảy ra dịch vụ cho thuê heo quay mướn. Du khách đến đây, có thể thuê heo quay được tính bằng Kg, sau khi cúng vái xong thì chú heo quay ấy sẽ trở về vòng quay cho thuê người tiếp theo…liệu như thế bạn chứng tỏ lòng thành của mình hay chỉ là góp phần cho nạn cò heo quay lộng hành??. Do vậy, nếu bạn không thể mang heo quay từ nhà thì tốt nhất là không mua hoặc thuê heo quay tại chùa.

Nếu không mua trên đường đi thì nên vào các cửa hàng lớn xung quanh chùa và hỏi kỹ giá cả trước khi mua. Không nên mua nhang đèn từ những người bán lẻ đi theo mời mọc vì ngoài giá đắt hơn. Sau khi mua bạn còn phải tiếp tục “chịu đựng” những người đi theo chèo kéo mua vé số, xin tiền, gửi lộc…

– Lộc “trời cho”: Bạn đang thẩn thần thành tâm viếng chùa, bỗng một người lạ đến đưa bạn một túi nhỏ trong đó đủ thứ những vật cúng hoặc một tờ giấy 500 đồng được xếp theo đủ kiểu dúi vào tay, túi áo…cho bạn, ngay lập tức hãy trả lại hoặc bỏ mà đi vào chùa nếu như bạn không muốn bị dính vào cảnh người dúi túi lộc đó cho bạn đi theo xin tiền “trả lễ”. Tuy là nói tùy hỷ, nhưng nếu bạn trả lộc ít thì bạn sẽ nhận lại ngay những lời lẽ thô tục.

– Giữ chặt ví tiền: Tháng giêng, miếu Bà Chúa Xứ lúc nào cũng đông khách hành hương. Khi vào khu vực chính điện của miếu, bạn phải hết sức cẩn thận với ví tiền của mình. Khi đi chùa, không nên mang theo nhiều tiền mặt, nếu để trong túi xách thì phải cài chặt và quay túi xách ra phía trước để tránh bị mất cắp.

– Chen lấn: Không thể tránh khỏi khi mà hàng trăm ngàn người đổ về chùa bà cùng lúc. Đây là cơ hội của bọn móc túi rinh tiền, điện thoại, nữ trang của bạn, do đó khi đã viếng bà những ngày này tuyệt đối không nên mang nữ trang trên người, điện thoại và ví tiền nên bỏ vào tùi quần có dây kéo cẩn thận và khó luồng tay vào được.

Tham khảo thêm: Bài văn khấn ông Hoàng Bảy